Doanh nghiệp
Doanh thu và lợi nhuận FPT tăng trưởng hai con số
Động lực tăng trưởng của FPT tới từ nhu cầu gia tăng mảng công nghệ, nhất là dịch vụ chuyển đổi số và tăng trưởng biên lợi nhuận mảng viễn thông.
Trong 6 tháng đầu năm 2022, Tập đoàn FPT ghi nhận doanh thu 19.826 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế 3.637 tỷ đồng, lần lượt tăng 22,2% và 23,9% so với cùng kỳ năm ngoái.
Kết quả kinh doanh duy trì tăng trưởng hai con số với động lực chính tới từ nhu cầu gia tăng mảng công nghệ, nhất là dịch vụ chuyển đổi số và tăng trưởng biên lợi nhuận mảng viễn thông.
Khối công nghệ (bao gồm dịch vụ CNTT trong nước và dịch vụ CNTT nước ngoài) tiếp tục giữ vai trò chủ chốt, đóng góp 57% doanh thu và 45% lợi nhuận trước thuế của toàn Tập đoàn, tương đương 11.252 tỷ đồng và 1.625 tỷ đồng.
Doanh thu dịch vụ CNTT tại nước ngoài đạt 8.622 tỷ đồng, tăng 29%, lợi nhuận trước thuế đạt 1.362 tỷ đồng, tăng 28,4% so với cùng kỳ năm 2021.
Đáng chú ý, doanh thu tăng trưởng tại mọi thị trường, đặc biệt tại Mỹ (tăng 48,4%) và châu Á - Thái Bình Dương (tăng 55,5%). Thị trường Nhật cũng chứng kiến sự hồi phục tốt với mức tăng trưởng theo đồng yên Nhật đạt 18%.
Doanh thu chuyển đổi số đạt 3.484 tỷ đồng, tăng trưởng 64,6% so với cùng kỳ, phản ánh nhu cầu không ngừng gia tăng trên thị trường, khẳng định năng lực cung cấp dịch vụ chuyển đổi số hiệu quả, toàn diện của Tập đoàn.
Mảng dịch vụ CNTT tại thị trường nước ngoài ghi nhận doanh thu ký mới đạt 11.681 tỷ đồng, tăng trưởng 40% so với cùng kỳ, tạo động lực tăng trưởng vững chắc cho nửa cuối năm 2022, trong đó, FPT ghi nhận nhiều đơn hàng lớn: 13 dự án có quy mô trên 5 triệu USD.
Mảng dịch vụ CNTT tại thị trường trong nước đạt doanh thu và lợi nhuận trước thuế lần lượt 2.630 tỷ đồng và 263 tỷ đồng. Trong đó, các sản phẩm thuộc hệ sinh thái Made-by-FPT mang lại 406 tỷ đồng doanh thu, tăng trưởng 51,6% so với cùng kỳ.
Hệ sinh thái công nghệ Made by FPT được phát triển dựa trên các nền tảng công nghệ lõi gồm AI, Blockchain, Cloud, IoT và Lowcode; có khả năng ứng dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực trọng yếu như chính phủ điện tử, giao thông, y tế, tài chính ngân hàng, viễn thông, giáo dục, sản xuất…
Doanh thu khối viễn thông tăng trưởng 15,5% so với cùng kỳ năm ngoái, đạt 7.077 tỷ đồng; lợi nhuận trước thuế tăng trưởng 40%, đạt 1.445 tỷ đồng. Trong đó, doanh thu dịch vụ viễn thông tăng trưởng 15%, đạt 6.727 tỷ đồng. Biên lợi nhuận dịch vụ viễn thông được mở rộng từ 18,3% lên 19,2% nhờ tăng trưởng lợi nhuận từ mảng PayTV.
Nhu cầu giáo dục ngành công nghệ thông tin tăng mạnh đã góp phần thúc đẩy doanh thu của mảng Giáo dục của FPT tăng 42% trong nửa đầu năm 2022 so với cùng kỳ năm ngoái, đạt 1.935 tỷ đồng.
FPT kỳ vọng vào sức tăng của thị trường Mỹ
Ngành chăm sóc sức khỏe 'miễn nhiễm' với lạm phát
Bất chấp rủi ro về lạm phát và suy thoái kinh tế, ngành chăm sóc sức khỏe tại Việt Nam được dự báo tiếp tục tăng trưởng ổn định trong giai đoạn tới, khi nhu cầu khám chữa bệnh, giá thuốc, viện phí đều tăng trong khi chi phí đầu vào tăng với tốc độ chậm hơn nhiều.
Masan huy động 600 triệu USD vốn nước ngoài
Nhiều tập đoàn lớn của Việt Nam gồm Masan, VinGroup, NovaLand...liên tục công bố các đợt huy động vốn hàng trăm triệu USD từ nước ngoài, trong bối cảnh thị trường vốn trong nước gặp nhiều khó khăn.
Chuỗi nhà thuốc An Khang dự kiến có lãi vào cuối năm nay
Để dồn lực cho chuỗi nhà thuốc An Khang, phía Thế Giới Di Động đã dừng thử nghiệm mảng bán lẻ thời trang và ngành hàng trang sức.
Đường đua mới của TTC
Bên cạnh đẩy mạnh hoạt động trong các lĩnh vực nông nghiệp, năng lượng, bất động sản, du lịch và giáo dục, Tập đoàn TTC sẽ tiếp tục mở rộng sang mảng y tế từ năm 2025 với sứ mệnh vì cộng đồng.
Ông Nguyễn Đức Tài thôi điều hành, Thế Giới Di Động sẽ ra sao?
Chủ tịch Thế Giới Di Động tin tưởng ban lãnh đạo mới, cùng chiến lược kinh doanh tập trung vào chất sẽ giúp doanh nghiệp tăng trưởng không giới hạn.
Vinhomes lãi lớn quý I nhờ đâu?
Vinhomes đặt mục tiêu doanh thu năm nay đạt 180.000 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế 42.000 tỷ đồng.
Trước bão thuế quan, Viconship vẫn tăng vốn 'khủng', đẩy mạnh thâu tóm doanh nghiệp cảng biển
Cùng với việc thoái vốn khỏi các khoản đầu tư ngoài ngành và tiến hành thâu tóm cổ phần các doanh nghiệp logistics, Viconship đang dần hoàn thiện hệ sinh thái vận tải biển.
Chủ tịch Cen Land: 'Từ chỗ rất rụt rè, chúng tôi sẽ làm rất mạnh'
Sau một năm không đạt kỳ vọng, Cen Land đang chuyển mình từ môi giới thuần túy thành nhà phát triển bất động sản với tham vọng doanh thu, lợi nhuận tăng gấp nhiều lần trong năm 2025.
Novaland thắng kiện ở dự án 10.000 tỷ đồng
VIAC tuyên chấp nhận yêu cầu khởi kiện của công ty con thuộc Novaland, buộc Taekwang Vina tiếp tục thực hiện hợp đồng chuyển nhượng dự án Khu dân cư 7/5.
Khoảnh khắc hai Đoàn tàu Thống Nhất gặp nhau tại Đà Nẵng
Người dân và du khách vỡ òa hạnh phúc khi hai chuyến tàu từ miền Bắc thân thương và miền Nam ruột thịt gặp nhau tại khúc ruột miền Trung trong ngày vui lớn của toàn dân tộc.
Không khí lễ hội sôi động từ đỉnh Fansipan đến đảo Phú Quốc
Các thiên đường du lịch trên khắp dải đất hình chữ S đều rợp cờ đỏ sao vàng, rộng ràng không khí lễ hội sôi động, đưa du khách hòa mình vào ngày hội lớn của dân tộc.
Đoàn tàu Thống Nhất đặc biệt kỷ niệm 50 năm thống nhất đất nước
Hai đoàn tàu xuất phát từ ga Hà Nội và ga Sài Gòn sẽ gặp nhau tại ga Đà Nẵng vào trưa 30/4 trong thời khắc kỷ niệm 50 năm thống nhất đất nước.
Từ thống nhất đến thịnh vượng: Hành trình 50 năm và khát vọng tương lai
Để hiện thực hoá khát vọng xây dựng nước Việt Nam “hơn mười ngày nay”, Tổng Bí thư Tô Lâm nhấn mạnh phải giải phóng toàn bộ sức sản xuất, khơi thông mọi nguồn lực và phát huy mọi tiềm năng.
Ông Nguyễn Đức Tài thôi điều hành, Thế Giới Di Động sẽ ra sao?
Chủ tịch Thế Giới Di Động tin tưởng ban lãnh đạo mới, cùng chiến lược kinh doanh tập trung vào chất sẽ giúp doanh nghiệp tăng trưởng không giới hạn.
Tái hiện 2 Đoàn tàu Thống Nhất kết nối Nam - Bắc
Hai đoàn tàu xuất phát từ ga Hà Nội và ga Sài Gòn sẽ gặp nhau tại ga Đà Nẵng vào đúng ngày kỷ niệm 50 năm Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.
Vốn đầu tư công giải ngân chậm chạp
Mặc dù đã hết bốn tháng đầu năm nhưng 24 bộ, cơ quan trung ương và địa phương giải ngân vốn đầu tư công ở mức dưới 5%, thậm chí còn chưa bắt đầu giải ngân vốn.