Đồng hồ Thụy Sĩ đạo nhái tranh của họa sĩ Việt Nam?
Thứ hai, 12/06/2023 - 12:01
Mới đây, một mẫu đồng hồ của hãng Christophe Claret (Thụy Sĩ) với hình ảnh Hai Bà Trưng vẽ trên mặt đồng hồ đã gây chú ý khi hình ảnh này trông khá giống so với những hình ảnh trên các bức tranh của họa sĩ Xuân Lam.
Hình vẽ trên mặt đồng hồ Thụy Sỹ Christophe Claret được cho là giống với bức tranh của họa sĩ Xuân Lam (Ảnh:
Được giới thiệu vào cuối tháng 5 qua Facebook, mẫu đồng hồ Hai Bà Trưng của hãng đồng hồ Christophe Claret đã nhanh chóng thu hút sự quan tâm của nhiều người Việt.
Giới thiệu về chiếc đồng hồ này, hãng cho biết: "Christophe Claret muốn bày tỏ lòng kính trọng với Hai Bà Trưng, hai anh hùng nữ của Việt Nam trong thế kỷ thứ nhất, chống lại cuộc xâm lược nhà Hán trong suốt ba năm. Họa sỹ André Martinez là tác giả của bức tranh thu nhỏ vẽ trên mặt đồng hồ. Chiếc đồng hồ này nằm trong bộ sưu tập mang tên "Huyền thoại" của hãng”.
Họa sĩ André Martinez là một nghệ sĩ người Barcelona (Tây Ban Nha), hiện đang sinh sống tại Thụy Sĩ. Ông là người có khả năng vẽ tỉ mỉ trên bề mặt kim loại của đồng hồ và thường hợp tác với Christophe Claret. Bên cạnh mẫu đồng hồ tôn vinh Hai Bà Trưng, hãng cũng đã giới thiệu một mẫu khác tôn vinh vua Naresuan của Thái Lan vào ngày 1/6, nằm trong bộ sưu tập cùng series.
Ngày 5/6, bài đăng giới thiệu về chiếc đồng hồ này đã nhận được 28.000 lượt thích và 1.400 lượt bình luận trên một fanpage.
Đa số người hâm mộ rất thích thú khi một hãng đồng hồ Thụy Sĩ đã tôn vinh hình ảnh của các nhân vật lịch sử Việt Nam. Tuy nhiên, nhiều người nhận xét rằng thiết kế của họa sĩ André Martinez trông giống với hai bức tranh được họa sĩ Xuân Lam trưng bày tại triển lãm cá nhân vào năm 2019. Trong triển lãm đó, Xuân Lam đã tái hiện lại các tranh dân gian Đông Hồ và Hàng Trống theo phong cách đương đại, với chủ đề "Vẽ lại tranh dân gian: Cuộc gặp gỡ xưa và nay".
Trong bức tranh của Xuân Lam, hình ảnh Hai Bà Trưng cưỡi voi đi song song với nhau. Trong khi đó, trên đồng hồ Christophe Claret, hình ảnh hai bà được tách riêng ra, một người đi trước và một người đi sau. Các cử chỉ, màu sắc và đường nét của các họa tiết trên đồng hồ cũng có nét tương đồng với tranh của Xuân Lam. Ngoài ra, hình ảnh con chim trên đồng hồ cũng tương đồng với con chim trong bức tranh "Thiên hạ thái bình" của họa sĩ này.
Họa sĩ Xuân Lam bên bức tranh "Thiên hạ thái bình" (bên trái) của anh
Họa sĩ Nguyễn Thế Sơn, người đã giám tuyển nhiều dự án mỹ thuật cộng đồng ở Hà Nội, nhận định: "Bản vẽ này rõ ràng là của Xuân Lam. Đây là phong cách mà họa sĩ này đã theo đuổi trong chục năm nay, tái hiện lại các tranh truyền thống bằng kỹ thuật đổ màu và tạo hình hiện đại".
Ông Sơn cho rằng, có thể hãng đồng hồ không có ý định "sao chép", nhưng không loại trừ khả năng có sự cố trong quá trình tham khảo hình ảnh.
Theo thông tin từ hoạ sĩ Nguyễn Thế Sơn, hoạ sĩ Xuân Lam và luật sư đang liên hệ, làm việc với bên hãng đồng hồ Thuỵ Sỹ Christophe Claret để có phản hồi.
Xuân Lam sinh năm 1993 tại Hà Nội. Năm 2016, anh tốt nghiệp từ Đại học Mỹ thuật Việt Nam và chương trình Thiết kế đồ hoạ tại FPT Arena. Sau đó, anh đã bắt đầu thực hiện các dự án vẽ lại các bức tranh dân gian Việt Nam như Đàn cá chép, Vinh hoa Ngũ hổ, Ước vọng hồi sinh... theo phong cách riêng của mình, mang đến một tạo hình gần gũi hơn với giới trẻ hiện nay.
Ngoài ra, Xuân Lam cũng có ý tưởng vẽ tranh trên các vật dụng khác như váy, túi xách, phong bao lì xì, lịch bàn, sổ tay và nhiều sản phẩm khác. Anh vừa nhận được học bổng toàn phần Fulbright từ chính phủ Mỹ để tiếp tục học thạc sĩ mỹ thuật tại Mỹ trong mùa thu năm nay.
Hãng Christophe Claret được đặt theo tên của nhà sáng tạo, là một chuyên gia trong lĩnh vực thiết kế đồng hồ đeo tay có cấu trúc phức tạp và nhiều chức năng như hẹn giờ, báo thức và lịch vạn niên. Với hơn 34 năm lịch sử, hãng đã theo đuổi tiêu chí chế tạo các loại đồng hồ tinh xảo sử dụng các kỹ thuật truyền thống.
Ở nhiều quốc gia trên thế giới, nguồn thu từ việc bán bản quyền truyền hình cho các giải đấu thể thao thường chiếm tỷ lệ 50-70% trong tổng doanh thu. Tuy nhiên, ở Việt Nam, số lượng chương trình và cuộc thi thể thao được các đài truyền hình mua bản quyền lại rất ít.
Mặc dù 155 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới, bao gồm cả Việt Nam, đã sở hữu bản quyền phát sóng chương trình World Cup nữ 2023, 5 quốc gia châu Âu lại đối diện với nguy cơ bị cắt sóng. Đáng ngạc nhiên, động thái này có thể liên quan đến sự phân biệt đối xử giữa bóng đá nam và bóng đá nữ.
Khi không nhận thức được tầm quan trọng của việc lập chiến lược và quản trị bản quyền, các doanh nghiệp vừa và nhỏ (SME) rất có thể sẽ phải chịu những tác động tiềm ẩn của việc không ưu tiên bảo vệ bản quyền trên những góc độ pháp lý và kinh doanh.
Trong bối cảnh kinh doanh phát triển nhanh chóng ngày nay, các doanh nghiệp vừa và nhỏ (SME) là xương sống của tăng trưởng kinh tế và đổi mới. Tuy nhiên, vì nhiều lí do, nhiều doanh nhân có thể đã bỏ qua vai trò quan trọng của sở hữu trí tuệ (IP) trong việc bảo vệ ý tưởng, sản phẩm và dịch vụ của họ.
Thương vụ hợp tác giữa KBC với The Trump Organization chỉ đơn thuần là bước đi trong ngành bất động sản hay còn những toan tính khác của doanh nghiệp ông Đặng Thành Tâm?
Người được coi là cầu nối trong các dự án liên doanh, hợp tác quốc tế là ông Tan Bo Quan vừa được bầu làm chủ tịch hội đồng quản trị Tập đoàn Bamboo Capital.
Logistics xanh không còn là lựa chọn mà đã trở thành yêu cầu bắt buộc, nếu không chuyển đổi doanh nghiệp ngành này sẽ bị loại khỏi “sân chơi” toàn cầu.
Các doanh nghiệp Hoa Kỳ đang tăng mức độ quan tâm và mở rộng đầu tư tại Việt Nam, tập trung vào công nghệ cao, năng lượng và chuỗi cung ứng, đánh dấu một bước tiến mới.
Các chuyên gia tài chính đều chung góc nhìn tích cực về sự cải thiện chất lượng tài sản ngân hàng cùng sự hồi phục chung của nền kinh tế, đặc biệt với những tháo gỡ ở nhóm ngành bất động sản.