Các ngân hàng trung ương tại Đông Nam Á hiện đang giữ một lập trường thận trọng đối với sự gia tăng của các đồng tiền ảo nhưng dường như không tránh khỏi việc áp dụng các công nghệ cơ bản hay công nghệ blockchain.
Các ngân hàng này cũng cho rằng việc đầu tư mang tính đầu cơ trong thế giới tiền ảo không gây ra rủi ro đối với hệ thống nhưng cần phải có sự giám sát mang tính pháp lý lớn hơn.
Cụ thể, trong khi các ngân hàng trung ương có vẻ dễ dàng chấp nhận các hệ thống thanh toán mới từ các công ty về công nghệ tài chính mới được thành lập (startups) thì đối với sự gia tăng của các đồng tiền ảo như Bitcoin hay Ether, họ có vẻ như thận trọng hơn rất nhiều.
Đối với các ngân hàng trung ương, một vấn đề lớn là họ không thể tác động tới việc hình thành cũng như lưu thông của các loại tiền kỹ thuật số. Ngoài ra, việc giao dịch tiền ảo trên toàn cầu không hề tuân theo những đạo luật điều chỉnh giao dịch tài chính trong nước, đặc biệt là những quy định về việc khai báo và rửa tiền.
Mặc dù vậy, các ngân hàng trung ương Đông Nam Á lại rất quan tâm đến việc sử dụng blockchain - một công nghệ đứng đằng sau thế giới tiền ảo và cũng được biết đến là công nghệ sổ cái phân tán (Distributed Ledger Technology - DLT).
Đây là hình thức sổ cái kỹ thuật số hoạt động mà không cần một trung tâm lưu trữ lại. Công nghệ này sử dụng nguồn của các mạng ngang hàng lớn trong việc xác nhận và phê duyệt những lưu trữ hợp lệ hoặc các "khối". Các khối này được đánh dấu theo thời gian, nối liền với nhau và được bảo mật bằng mật mã giúp ngăn cản việc sửa đổi. Công nghệ này phù hợp trong việc lưu trữ lại bất cứ thứ gì có giá trị.
Đối với ngành tài chính, công nghệ blockchain hứa hẹn các giao dịch nhanh hơn, tiết kiệm chi phí và an toàn hơn. Việc chuyển tiền giữa các tài khoản của các quốc gia có thể được thực hiện trong vài giây so với thời gian vài ngày nếu như sử dụng hệ thống hiện tại.
Không có mối đe dọa hệ thống
Các ngân hàng trung ương và các tổ chức tài chính lo lắng rằng nếu công nghệ này được phát triển bởi tư nhân sẽ làm đảo lộn quyền lực và phá vỡ vai trò trung gian của họ.
Do vậy, các ngân hàng trung ương tại Đông Nam Á không công nhận các khoản tiền ảo tư nhân là một công cụ thanh toán hợp pháp và điều này không quá ngạc nhiên bởi ngoại tệ được xem là thanh toán bất hợp pháp tại hầu hết thị trường trong khu vực. Người dân tại đây vẫn tự do buôn bán các đồng tiền ảo giống như việc buôn bán ngoại tệ. Hiện Philippines là nước duy nhất tại khu vực Đông Nam Á yêu cầu giấy phép đặc biệt trong việc trao đổi tiền ảo.
Bitcoin và các loại tiền kỹ thuật số khác ít khi được sử dụng làm công cụ thanh toán mà thay vào đó, chúng được xem như là một loại tài sản vốn. Giá của Bitcoin gần đây đã chạm mức hơn 17.000 USD và chủ yếu được dẫn dắt bởi các nhà đầu tư đầu cơ.
Nhiều người tin rằng các bong bóng Bitcoin sẽ sớm vỡ ra nhưng điều này dường như lại không đặt ra mối đe dọa mang tính hệ thống đối với tài chính toàn cầu do giá trị Bitcoin tương đối nhỏ với các đồng tiền hiện tại và số lượng người tham gia vào tiền ảo. Mối đe dọa này thậm chí còn nhỏ hơn tại hệ thống tài chính Đông Nam Á.
Kiểm soát chặt chẽ hơn
Mặc dù các mối đe dọa về tài chính hầu như không tồn tại, sự kiểm tra chặt chẽ đối với các trao đổi vẫn sẽ được đưa ra.
Hiện Philippines là quốc gia đạt được những tiến bộ nhất định trong việc kiểm tra này. Kể từ tháng Hai, ngân hàng trung ương tại đây đã yêu cầu tất cả các trao đổi phải có được giấy phép kinh doanh tiền ảo và phải đăng ký với Hội đồng chống rửa tiền của nước này.
Vào tháng Một, Trung tâm Phân tích và Báo cáo Giao dịch Tài chính Indonesia cho biết họ có bằng chứng về việc các chiến binh Hồi giáo tài trợ cho các chiến dịch trong nước thông qua đồng Bitcoin.
Sàn giao dịch Bitcoin lớn nhất Indonesia cũng đã đưa ra các yêu cầu về việc cung cấp danh tính cũng như thông tin cá nhân từ những người tham gia.
Thúc đẩy đổi mới
Mặc dù kiểm soát nhưng các ngân hàng trung ương cùng các cơ quan quản lý khác đang cố gắng không gây ra tình trạng phản ứng lại đối với các quy định và những công nghệ mới không thể kiểm soát. Một vài quốc gia đã cung cấp khung pháp lý nhằm thúc đẩy nghiên cứu và phát triển công nghệ blockchain trong khu vực tài chính.
Vào cuối năm 2016, ngân hàng OCBC của Singapore trở thành ngân hàng đầu tiên tại Đông Nam Á thực hiện chuyển tiền qua biên giới giữa các chi nhánh ở Malaysia và Singapore bằng cách sử dụng một nền tảng blockchain tùy chỉnh.
Vào tháng 10 vừa qua, ngân hàng Krungsri trở thành doanh nghiệp đầu tiên tại Thái Lan công bố chuyển tiền quốc tế thành công cho công ty hóa dầu IRPC thông qua sử dụng một nền tảng blockchain được phát triển nội bộ.
Những nỗ lực cá nhân như vậy thúc đẩy ngân hàng trung ương phải là người đi đầu trong việc tạo ra một blockchain nhằm đảm bảo khả năng tương tác và kiểm soát. Ý tưởng phát hành tiền tệ quốc gia dưới hình thức kỹ thuật số cũng là một ý tưởng không tồi.
Sự tăng giá mạnh mẽ của Bitcoin thời gian gần đây đã giúp đẩy mức vốn hóa thị trường của đồng tiền này lên một tầm cao mới, vượt qua sản lượng hàng năm của một nền kinh tế và giá trị ước tính của một số tỷ phú hàng đầu thế giới.
Cuộc hành trình đi tới 10.000 USD của Bitcoin không chỉ là một điều đáng kinh ngạc mà nó còn là một phần trong câu chuyện lớn hơn rất nhiều về gọi vốn thông qua tiền ảo (ICOs).
Bên cạnh việc kiến tạo không gian sống văn minh, chủ đầu tư Taseco Land còn đặc biệt chú trọng tính thẩm mỹ tinh tế cho các shophouse tại Nghi Sơn Central Park.
PV Gas vừa có cuộc làm việc với lãnh đạo TP. Hải Phòng về các dự án khí, đánh dấu một bước tiến quan trọng trong chiến lược mở rộng hoạt động kinh doanh sản phẩm khí tại khu vực Bắc Bộ.
Phố đi bộ bên cạnh quảng trường Vạn Xuân sẽ sớm trở thành biểu tượng giao thương và điểm đến sôi động bậc nhất, giúp gia tăng giá trị bất động sản cho khu vực
LPBank nhận giải "Chất lượng thanh toán quốc tế xuất sắc" từ JPMorgan Chase, khẳng định vị thế dẫn đầu thanh toán quốc tế với giao dịch USD 3 năm liền (2022-2024).
Nhà máy ô tô Thành Công Việt Hưng đặt tại Quảng Ninh có công suất 120.000 xe/năm, sẽ đi vào chạy thử từ cuối năm 2024 và vận hành thương mại từ đầu năm 2025.