Tiêu điểm
Du lịch Việt Nam tụt hậu khá xa so với nhiều nước ASEAN
Theo báo cáo từ Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam (VBF) 2018, công suất hoạt động của 21 sân bay tại Việt Nam vẫn không bằng một sân bay hàng đầu của Singapore hay Thái Lan.
Phát biểu tại VBF, Trưởng nhóm công tác du lịch Colin Pine nhận định Việt Nam đã có nhiều bước đi đúng đắn trong việc phát triển ngành du lịch. Tuy vậy, “điều quan trọng cần phải nhớ rằng Việt Nam đang phải cạnh tranh với các nước khác và đặc biệt với các nước láng giềng trong khu vực Đông Nam Á trong việc thu hút khách quốc tế đến Việt Nam”.
Rõ ràng, việc tiếp tục phát triển ngành du lịch Việt Nam phụ thuộc phần lớn vào việc tăng lượng khách quốc tế khi tính đến hết tháng 10/2018, 12,81 triệu lượt khách quốc tế đã đến Việt Nam, tăng 22,4% so với cùng kỳ năm trước.
Theo Hội đồng Du lịch và Lữ hành Thế giới, ngành công nghiệp này dự kiến đóng góp gần 10% vào GDP của Việt Nam khi xét đến tất cả các yếu tố đóng góp trực tiếp, gián tiếp và đóng góp phát sinh.
Sự tăng trưởng của ngành du lịch sẽ tùy thuộc vào việc làm sao để du khách có thể đến Việt Nam một cách dễ dàng nhất có thể (chính sách thị thực) và phải đảm bảo cung cấp đủ dịch vụ vận chuyển một cách dễ dàng, thuận tiện và giá cả phải chăng đến các điểm đến du lịch của Việt Nam (chính sách hàng không).
Tuy nhiên trên thực tế, cả hai yếu tố này đều đang cho thấy sự tụt hậu rất xa so với các quốc gia ASEAN khác.
Báo cáo của Nhóm công tác du lịch VBF chỉ rõ Việt Nam đã liên tục có những bước đi đúng đắn bằng việc tăng số lượng quốc gia được miễn thị thực lên thành 24 nước (tăng 2) và áp dụng hình thức thị thực điện tử.
Mặc dù vậy, bước đi này có vẻ như không thấm vào đâu so với những nước cùng khu vực khác.
Trong khối ASEAN, số lượng các quốc gia được miễn thị thực của Việt Nam chỉ đứng trên Lào, Campuchia, Myanmar và bị bỏ rất xa bởi những cái tên khác. Trong khi các du khách đến từ 24 quốc gia được miễn thị thực khi vào Việt Nam, con số này của Brunei là 54, Thái Lan là 55 và có thành viên ASEAN thậm chí đạt trên 150.
Xét về yếu tố sân bay, Việt Nam là quốc gia có số hãng hàng không ít nhất (cùng với Singapore nhưng quốc gia này không có hàng không nội địa) với 4 giấy phép hoạt động hàng không thương mại đã được cấp. Trong số bốn hãng này, Vietnam Airlines có số cổ phần đáng kể trong Jetstar Pacific và Bamboo Airways chỉ vừa mới được phê duyệt gần đây.
Thái Lan mặc dù chỉ sở hữu dân số bằng khoảng 70% của Việt Nam lại có tới gấp 3 số lượng hãng hàng không được phê duyệt.
Sự thiếu cạnh tranh này có thể làm tăng chi phí đi lại, phản ánh thực tế là chi phí một số tour du lịch nội địa thậm chí cao hơn chi phí của các tour du lịch quốc tế có cùng một khoảng cách di chuyển và thời gian lưu trú.
“Ngoài sự thiếu cạnh tranh tương đối trong vận tải hàng không, vấn đề cơ sở hạ tầng của sân bay cũng là một vấn đề then chốt có thể là yếu tố quyết định chính đến khả năng tiếp tục phát triển ngành du lịch của Việt Nam”, báo cáo của Nhóm công tác du lịch VBF nhấn mạnh.
Việt Nam hiện có 21 sân bay với tổng công suất phục vụ 75 triệu hành khách/năm, thấp hơn công suất của Sân bay Changi (Singapore), Sân bay Quốc tế Kuala Lumpur (Malaysia) lẫn Sân bay Suvarnabumhi (Thái Lan).
Sân bay Tân Sơn Nhất là sân bay quốc tế và nội địa nhộn nhịp nhất nhưng vẫn bị quá tải liên tục. Sân bay Quốc tế Long Thành đã được Quốc hội thông qua nhưng các báo cáo đầu tư vẫn chưa được hoàn thành.
Báo cáo nhận định “đây là một ví dụ điển hình về nguy cơ tắc nghẽn nghiêm trọng mà hoạt động phát triển và đầu tư sân bay gây ra trong quá trình tiếp tục phát triển ngành du lịch Việt Nam”.
Thái Lan, Malaysia xếp vị trí thứ 9 và 10 trên thế giới về thu hút khách du lịch. Cùng lúc đó, Singapore, Campuchia và Indonesia vẫn đang tiếp tục chú trọng phát triển du lịch quốc tế của họ, cho thấy cuộc cạnh tranh du lịch ngày càng trở nên khốc liệt.
Chủ tịch Vietravel: Chính sách cho phát triển du lịch đã lạc hậu?
Du lịch xứ sở 'hoa vàng trên cỏ xanh' chìm trong giấc ngủ dài
Thu hút những người thích xê dịch bằng cảnh đẹp mê hồn trong bộ phim "Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh" của đạo diễn Victor Vũ nhưng du lịch Phú Yên vẫn như nàng công chúa ngủ quên và chờ những chàng hoàng tử đến đánh thức.
Việt Nam trở thành cường quốc du lịch của thế giới, tại sao không?
Nhân Hội nghị Bất động sản quốc tế IREC 2018 với chủ đề "Việt Nam: Thế giới của cơ hội", khi được TheLEADER hỏi về cơ hội phát triển cho Việt Nam, ông Đoàn Văn Bình, Phó Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản Việt Nam, Chủ tịch HĐQT Tập đoàn CEO bày tỏ khát vọng Việt Nam trở thành cường quốc du lịch của thế giới với doanh thu 100 tỷ USD đóng góp vào GDP.
Vé máy bay Tết Nguyên đán 2025 hết sớm
Dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, nhu cầu đi lại bằng đường hàng không tăng đột biến đã khiến nhiều chặng bay hết chỗ, giá vé tăng cao.
Cú hích gia tăng giá trị nhà phố biển Sông Town – CaraWorld Cam Ranh
Không chỉ là bất động sản biển cực hiếm sở hữu lâu dài bên Bãi Dài, Sông Town – CaraWorld Cam Ranh còn liên tục tạo sức hút nhờ tiềm năng tăng giá.
Kinh tế Việt Nam vẫn sáng cửa tăng trưởng thời Trump 2.0
VinaCapital cho rằng việc đánh thuế cao đối Việt Nam vừa không phải mục tiêu chính trị, cũng không thể giải quyết được bài toán kinh tế mà ông Donald Trump đặt ra.
Giám đốc VCBF: Cơ hội lớn đang mở ra cho những doanh nghiệp tăng trưởng
Ông Nguyễn Duy Anh, Giám đốc quản lý danh mục đầu tư, Công ty Quản lý quỹ Vietcombank (VCBF) nhìn nhận, câu chuyện doanh nghiệp tăng trưởng sẽ là động lực chính của chứng khoán Việt Nam trong năm 2025.
Để bảng giá đất thực sự trở thành chìa khoá cho phát triển
Bảng giá đất cần có nguyên tắc xây dựng khoa học, đảm bảo hài hòa lợi ích giữa nhà nước, doanh nghiệp và người dân, để trở thành chìa khoá cho phát triển bền vững.
Cách thương hiệu mạnh đứng vững giữa dòng xu hướng
Vừa không bị bỏ lại phía sau nhưng cũng đồng thời đứng vững trước xu hướng mới luôn là thử thách không nhỏ đối với những người làm nghề truyền thông tiếp thị.
Vẻ đẹp của nhiệt điện Mông Dương 2 trong mắt nhà đầu tư Séc
Thông qua việc mua lại cổ phần nhiệt điện Mông Dương 2, phía Sev.en GI khẳng định muốn đầu tư lâu dài tại Việt Nam, nhất là trong lĩnh vực năng lượng.