Đừng để đất do Nhà nước quản lý thì thừa, người dân lại thiếu

Hạ Vũ Thứ hai, 18/11/2019 - 20:10

Thủ tướng yêu cầu Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp chỉ đạo rà soát, đánh giá kỹ lại và thực hiện tốt nhiệm vụ cơ cấu và sắp xếp lại tại các Tổng công ty cà phê, cao su, lâm nghiệp, vì đây là những doanh nghiệp rất lớn, quản lý nhiều đất đai.

Việc sắp xếp các nông, lâm trường luôn là vấn đề nóng, phức tạp do liên quan đến đất đai.

Theo báo cáo của Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn, cả nước hiện có gần 260 công ty nông, lâm nghiệp, quản lý gần 1,86 triệu ha, chiếm 10% đất nông nghiệp cả nước.

Tuy nhiên, “1,8 triệu ha đất này đóng góp gì cho quốc kế dân sinh, cho phát triển nông nghiệp Việt Nam. Và làm sao để nông lâm trường dẫn dắt nông nghiệp Việt Nam phát triển".

Đây là vấn đề được Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đặt ra tại Hội nghị sơ kết 5 năm thực hiện Nghị quyết 30 của Bộ Chính trị và Nghị định 118 của Chính phủ về sắp xếp, đổi mới và phát triển, nâng cao hiệu quả hoạt động của công ty nông, lâm nghiệp.

Tính hết tháng 6/2019, đã có 160/256 công ty nông, lâm nghiệp đã sắp xếp chuyển sang hoạt động theo mô hình mới.

Còn 69/256 công ty (chủ yếu là cổ phần hóa và chuyển thành công ty TNHH hai thành viên trở lên), gồm: 44 công ty nông nghiệp, 25 công ty lâm nghiệp đang thực hiện sắp xếp chuyển sang hoạt động theo mô hình mới trong năm 2019, chiếm 26,95% tổng số công ty phải sắp xếp theo phê duyệt của Thủ tướng Chính phủ.

Hiện còn 27/256 công ty chưa thực hiện sắp xếp, chiếm 10,54% tổng số công ty phải sắp xếp.

Sau khi thực hiện, vốn chủ sở hữu tại các công ty nông, lâm nghiệp đạt 28 nghìn tỷ đồng, tăng 12% (bình quân 127 tỷ đồng/công ty), tuy nhiên tổng doanh thu giảm 32%, còn 15 nghìn tỷ đồng (bình quân 68 tỷ đồng/công ty), lợi nhuận sau thuế 2,27 nghìn tỷ đồng, giảm 36% so với trước khi sắp xếp, đổi mới.

Tuy nhiên, Thủ tướng cho rằng sự chỉ đạo của các địa phương vẫn chưa đồng bộ, chặt chẽ, quyết liệt. Dư luận đã nêu lên một số trường hợp cố tình làm chậm, làm trái, còn tình trạng lợi ích nhóm, gây thất thoát lãng phí lớn nguồn lực, tài nguyên đất đai, xâm phạm lợi ích của doanh nghiệp, tổ chức và người dân.

Phương án sử dụng đất các nông lâm trường theo Nghị quyết 30 là đến năm 2015 phải hoàn thành nhưng đến nay vẫn còn 13 địa phương làm chưa xong, Thủ tướng cho rằng đây là khuyết điểm cần khắc phục.

Sau khi thực hiện sắp xếp (thời điểm 2012), các công ty nông, lâm nghiệp giữ lại quản lý, sử dụng hơn 2,85 triệu ha. Diện tích đất các nông, lâm trường trả về địa phương 529.510 ha; diện tích các lâm trường chuyển sang Ban Quản lý rừng là hơn 1,45 triệu ha.

Thủ tướng: Đừng để đất do Nhà nước quản lý thì thừa, người dân lại thiếu
Thủ tướng phát biểu tại Hội nghị. Ảnh: VGP/Quang Hiếu.

Nghiêm cấm tình trạng phát canh thu tô, hưởng lợi trung gian

Để phát triển các công ty nông lâm trường một cách thực sự bền vững, hiệu quả, theo Thủ tướng, phải có cơ chế chính sách khơi thông, có giải pháp quản lý thật sự chặt chẽ, hiệu quả các nguồn lực đất đai, tài nguyên rừng, nguồn nhân lực tại chỗ, trong đó có 3 nguyên tắc rất quan trọng.

Đó là đất đai và tài nguyên rừng phải được giao cho những chủ thể trực tiếp để quản lý sử dụng hiệu quả. Nghiêm cấm tình trạng phát canh thu tô, hưởng lợi trung gian.

Thứ hai là quan tâm đặc biệt đến tạo việc làm, đảm bảo sinh kế cho người dân địa phương, nhất là đồng bào thiểu số, góp phần giải quyết tốt vấn đề tái định cư gắn với quản lý, sử dụng đất đai, bảo vệ phát triển rừng.

Thứ ba là thu hút mạnh đầu tư, thúc đẩy sớm hình thành các vùng sản xuất nông lâm, sản xuất hàng hóa tập trung quy mô lớn, thâm canh, ứng dụng công nghệ gắn với công nghiệp chế biến.

Về định hướng thời gian tới, Thủ tướng cho rằng cần tập trung chỉ đạo việc cơ cấu sắp xếp lại và phát triển nâng cao hiệu quả hoạt động các công ty nông lâm nghiệp theo Nghị quyết 30. 

Hoàn thành việc sắp xếp lại các công ty nông lâm nghiệp trong năm 2020. “Mục tiêu này không thể chậm hơn”, Thủ tướng nhấn mạnh.

Đối với các công ty nông lâm nghiệp đã hoàn thành việc sắp xếp thì hoạt động theo pháp luật về doanh nghiệp, đặc biệt chú trọng hiệu quả các doanh nghiệp.

Tiếp tục nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước. Tăng cường thanh tra, kiểm tra, hướng dẫn tổ chức thực hiện, nhất là vấn đề sử dụng đất, lập bản đồ địa chính, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, xử lý các trường hợp cho thuê, mượn, lấn chiếm, tranh chấp, liên doanh liên kết trái pháp luật.

Về các nhiệm vụ, giải pháp thời gian tới, Thủ tướng nêu rõ làm tốt hơn nữa công tác tư tưởng nhận thức và thông tin tuyên truyền, nhất là cấp cơ sở. Không còn tư tưởng bao cấp, tư tưởng dựa vào đất đai của Nhà nước để làm lợi cá nhân mà Nhà nước không quản lý được.

“Phải có giải pháp cụ thể, thiết thực, tạo việc làm, sinh kế cho đồng bào, nhất là người dân địa phương”, Thủ tướng nhấn mạnh “đừng để tình trạng đất do Nhà nước quản lý thì thừa nhưng người dân bị thiếu đất nghiêm trọng, phải đi làm thuê, làm mướn”.

Rà soát, hoàn thiện hệ thống các quy định pháp luật liên quan đến sắp xếp, đổi mới công ty nông lâm nghiệp; ban hành một số cơ chế, chính sách đặc thù để thúc đẩy sớm hoàn thiện việc sắp xếp lại, nhất là giải quyết được những vướng mắc, bức xúc hiện nay.

Làm tốt công tác cán bộ, kiên quyết xử lý nghiêm các trường hợp cố tình làm chậm, làm sai, lợi ích nhóm, tham nhũng lãng phí, đặc biệt là đừng để tình trạng làm chậm chạp như thời gian vừa qua.

Thủ tướng yêu cầu Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp chỉ đạo rà soát, đánh giá kỹ lại và thực hiện tốt nhiệm vụ sắp xếp, đổi mới tại các Tổng công ty cà phê, cao su, lâm nghiệp vì đây là những doanh nghiệp rất lớn, quản lý nhiều đất đai.

Về trách nhiệm của địa phương, Thủ tướng yêu cầu, “phải làm mạnh hơn, giải quyết các tồn tại, nhất là tồn tại về đất đai, chủ động bố trí kinh phí từ ngân sách địa phương để thực hiện nhiệm vụ đo đạc, lập bản đồ địa chính, đưa ra các phương án với từng lâm trường cụ thể”.

Nhiều công ty nông, lâm nghiệp sau sắp xếp, đổi mới theo mô hình cổ phần hóa và hai thành viên trở lên đã thu hút được nhiều nhà đầu tư có tiềm lực góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động như Tổng công ty Lâm nghiệp Việt Nam sau 4 năm cổ phần hóa, vốn chủ sở hữu đạt 4.387 tỷ đồng (tăng đến 190%), lợi nhuận đạt 854 tỷ đồng (tăng 5 lần).

Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam sau cổ phần phần hóa, vốn chủ sở hữu tăng 115%, đạt 21.800 tỷ đồng, doanh thu năm 2018 đạt 22.900 tỷ đồng (tăng 1,5 lần), lợi nhuận tăng 1,1 lần, đạt 3.470 tỷ đồng.

Thêm nữa, Công ty TNHH Đầu tư sản xuất phát triển nông nghiệp VinEco là thành viên tham gia góp vốn tại Công ty TNHH MTV nông công nghiệp Tam Đảo, Vĩnh Phúc và Tổng công ty Công nghiệp thực phẩm Đồng Nai.

Riêng tại Đồng Nai, công ty VinEco đã góp đủ 310 tỷ đồng, chiếm 77,5% vốn điều lệ, đã giúp 2 đơn vị thuộc Tổng Công ty Công nghiệp thực phẩm Đồng Nai đẩy lợi nhuận trước thuế lên hơn 42 lần, đạt 17 tỷ đồng vào năm 2018, doanh thu đạt 26,6 tỷ đồng.

Việc tái cơ cấu Nông trường Sông Hậu (Cần Thơ) cũng đang thu hút một số nhà đầu tư trong nước có tiềm lực lớn như Công ty cổ phần Sữa Việt Nam (Vinamilk).

Nữ tướng Lương Gia và khát vọng nâng tầm nông sản Việt

Nữ tướng Lương Gia và khát vọng nâng tầm nông sản Việt

Tiêu điểm -  5 năm

Gần 20 năm bám trụ trên thương trường, trải qua nhiều lĩnh vực kinh doanh, điều nữ doanh nhân Lương Thanh Thúy trăn trở nhất là làm thế nào để góp phần nâng tầm nông sản Việt.

Chưa cải thiện khâu chế biến thì nông sản Việt vẫn ‘được mùa, mất giá’

Chưa cải thiện khâu chế biến thì nông sản Việt vẫn ‘được mùa, mất giá’

Tiêu điểm -  5 năm

Để tránh tình trạng "được mùa, mất giá", Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường cho rằng ngành nông nghiệp cần cải thiện được khâu chế biến và đẩy mạnh thương mại hóa.

Lý do khiến nông sản Việt chưa thoát 'đáy' trong chuỗi giá trị toàn cầu

Lý do khiến nông sản Việt chưa thoát 'đáy' trong chuỗi giá trị toàn cầu

Tiêu điểm -  5 năm

Các chuyên gia nước ngoài cho rằng, chuỗi sản xuất nông sản Việt Nam đang thiếu tính liên kết, công nghệ sản xuất và chế biến còn hạn chế, hơn nữa sự liên kết giữa các doanh nghiệp để nâng cao giá trị nông sản còn thấp.

Trung Quốc mất vị thế thị trường nhập khẩu nông sản Việt lớn nhất

Trung Quốc mất vị thế thị trường nhập khẩu nông sản Việt lớn nhất

Tiêu điểm -  5 năm

Trung Quốc nhiều năm liền là thị trường nhập khẩu nông sản Việt Nam lớn nhất. Tuy nhiên việc kiểm soát chặt tiểu ngạch và hàng rào kỹ thuật tại nước này trong năm nay khiến nông sản Việt xuất khẩu sang thị trường này giảm mạnh.

Doanh nghiệp tư nhân và cuộc đối thoại đặc biệt của Thủ tướng

Doanh nghiệp tư nhân và cuộc đối thoại đặc biệt của Thủ tướng

Tiêu điểm -  6 giờ

Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh, cần tạo động lực, truyền cảm hứng cho các "chiến sĩ trên mặt trận kinh tế" và toàn dân thi đua làm giàu, phục vụ sự nghiệp xây dựng, bảo vệ Tổ quốc.

Sửa luật thuế thu nhập doanh nghiệp: Thêm ưu đãi cho công nghệ cao, R&D

Sửa luật thuế thu nhập doanh nghiệp: Thêm ưu đãi cho công nghệ cao, R&D

Tiêu điểm -  1 ngày

Nhiều thay đổi được kỳ vọng sẽ giảm gánh nặng tài chính cho doanh nghiệp, tạo dư địa để họ tiếp tục đầu tư vào nghiên cứu và phát triển.

Nghị quyết 198 siết kỷ luật thanh tra, kiểm tra doanh nghiệp tư nhân

Nghị quyết 198 siết kỷ luật thanh tra, kiểm tra doanh nghiệp tư nhân

Tiêu điểm -  1 ngày

Trong phiên họp ngày hôm nay, Quốc hội chính thức thông qua Nghị quyết số 198/2005/QH15 về một số cơ chế chính sách đặc biệt phát triển kinh tế tư nhân.

FPT mở rộng hợp tác chiến lược tại Thái Lan

FPT mở rộng hợp tác chiến lược tại Thái Lan

Tiêu điểm -  1 ngày

Hợp tác của FPT được ký kết trong thời gian Thủ tướng Thái Lan Paetongtarn Shinawatra có chuyến thăm Việt Nam đầu tiên kể từ khi nhậm chức hồi tháng 8/2024.

Quốc hội thông qua chính sách đặc biệt phát triển kinh tế tư nhân

Quốc hội thông qua chính sách đặc biệt phát triển kinh tế tư nhân

Tiêu điểm -  2 ngày

Quốc hội vừa thông qua nghị quyết với hàng loạt chính sách ưu đãi thuế, tín dụng và pháp lý nhằm tạo đà cho kinh tế tư nhân phát triển trong giai đoạn mới.

SHB chốt danh sách cổ đông ngày 10/6 để trả cổ tức bằng tiền

SHB chốt danh sách cổ đông ngày 10/6 để trả cổ tức bằng tiền

Nhịp cầu kinh doanh -  1 giờ

Ngân hàng Sài Gòn – Hà Nội (SHB) vừa thông báo về ngày chốt danh sách cổ đông để chi trả cổ tức năm 2024 bằng tiền mặt với tỷ lệ 5%.

VNG được vinh danh là doanh nghiệp trí tuệ nhân tạo của năm

VNG được vinh danh là doanh nghiệp trí tuệ nhân tạo của năm

Nhịp cầu kinh doanh -  1 giờ

VNG được vinh danh dựa trên các sáng kiến đột phá trong triển khai hạ tầng và hiệu quả ứng dụng công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI) vào thực tiễn.

GSM ra mắt nền tảng xanh SM Platform tại Lào

GSM ra mắt nền tảng xanh SM Platform tại Lào

Nhịp cầu kinh doanh -  2 giờ

Công ty cổ phần Di chuyển xanh và thông minh (GSM), đơn vị vận hành Xanh SM, công bố triển khai nền tảng công nghệ Xanh SM Platform cùng việc phân phối chính thức hai mẫu ô tô điện VinFast VF 3 và VF 5 tại Lào.

Quần thể du lịch Bà Nà - Suối Mơ tăng đầu tư lên 2 tỷ USD

Quần thể du lịch Bà Nà - Suối Mơ tăng đầu tư lên 2 tỷ USD

Bất động sản -  2 giờ

Phó thủ tướng Trần Hồng Hà đã thay mặt Thủ tướng Chính phủ ký ban hành Quyết định số 946/QĐ-TTg về việc chấp thuận chủ trương đầu tư để điều chỉnh dự án quần thể khu du lịch Bà Nà - Suối Mơ. Quyết định phê duyệt trên cơ sở đề nghị của Bộ Tài chính, ý kiến thẩm định của các bộ và UBND thành phố Đà Nẵng.

Tập đoàn An Gia thận trọng mở rộng quỹ đất

Tập đoàn An Gia thận trọng mở rộng quỹ đất

Doanh nghiệp -  3 giờ

Trong khi các doanh nghiệp bất động sản đua nhau săn quỹ đất làm “của để dành” trước khi bảng giá đất mới được áp dụng, Tập đoàn An Gia lại chọn chiến lược thận trọng.

Vinhomes Golden Avenue mở cửa vào phân khúc thấp tầng cho nhà đầu tư vốn mỏng

Vinhomes Golden Avenue mở cửa vào phân khúc thấp tầng cho nhà đầu tư vốn mỏng

Nhịp cầu kinh doanh -  3 giờ

Sở hữu nhà phố trung tâm TP. Móng Cái (Quảng Ninh) với số vốn chỉ từ 1,2 tỷ đồng đang trở thành lựa chọn sáng giá cho nhà đầu tư muốn “đánh bắt lớn” bằng nguồn lực nhỏ. Vinhomes Golden Avenue mở ra cơ hội hiếm có trên thị trường, với những sản phẩm thấp tầng giá hợp lý, giàu tiềm năng sinh lời.

ESG: ‘Điều kiện cần’ để đón dòng vốn ngoại

ESG: ‘Điều kiện cần’ để đón dòng vốn ngoại

Phát triển bền vững -  4 giờ

Nhà đầu tư quốc tế quan tâm đến các doanh nghiệp có lộ trình thực hành ESG bài bản, hiệu quả, từng bước biến cam kết thành hành động cụ thể.