Leader talk
'Đừng hy vọng có thể thay thế Trung Quốc'
Các doanh nghiệp Hoa Kỳ có nhu cầu đa dạng hoá thị trường sản xuất sau dịch Covid-19 cho biết, không một quốc gia đơn lẻ nào trong ASEAN có đủ khả năng thay thế Trung Quốc.

Chuỗi cung ứng toàn cầu đang được tái định hình do những ảnh hưởng của đại dịch Covid-19. Tuy nhiên ông Vũ Tú Thành, Phó giám đốc điều hành khu vực của Hội đồng Kinh doanh Hoa Kỳ - ASEAN (USABC) cho biết, trên thực tế, xu hướng các doanh nghiệp của Mỹ đa dạng hoá thị trường sản xuất đã manh nha cách đây 6 năm trước và Covid-19 là chất xúc tác để xu hướng này trở nên rõ nét hơn.
Theo ông Thành, chi phí là yếu tố mà doanh nghiệp quan tâm nhất khi xem xét một thị trường mới cho đầu tư. Sau khi thương chiến Mỹ - Trung nổ ra, yếu tố rủi ro được đưa vào để xem xét bên cạnh chi phí.
Khi Covid-19 diễn ra và mang đến những tác động tiêu cực, các doanh nghiệp Hoa Kỳ nhận ra rằng hai yếu tố gồm chi phí và rủi ro vẫn chưa đủ để đảm bảo tính an toàn cho mô hình kinh doanh.
Lúc này, họ bổ sung thêm một yếu tố về "khả năng chống chịu với các cú sốc" bên cạnh hai yếu tố còn lại để cân nhắc lựa chọn một thị trường mới.
“Nếu đặt tất cả các yếu tố gồm chi phí, rủi ro và khả năng chống chịu vào Trung Quốc thì không đáp ứng được. Do đó, những thị trường như Việt Nam sẽ có cơ hội”, ông Thành nhấn mạnh.
Thống kê được ông Thành trích dẫn cho thấy, trong năm ngoái, kim ngạch hàng hoá Mỹ nhập khẩu từ các nước châu Á đạt giá trị 31 tỷ USD, trong đó, Việt Nam chiếm 46%. Điều này cho thấy Việt Nam đang hưởng lợi từ dòng dịch chuyển, mở rộng đầu tư, đa dạng hoá ngoài Trung Quốc.
Tuy nhiên, vị đại diện USABC lưu ý, nói các doanh nghiệp dịch chuyển nhà máy khỏi Trung Quốc là không chính xác. Khi mở rộng sản xuất, các doanh nghiệp Hoa Kỳ lựa chọn các thị trường mới cho phần mở rộng của mình chứ không phải là dịch chuyển hoàn toàn sang thị trường ngoài Trung Quốc.
“Khi chúng tôi tư vấn cho các doanh nghiệp Hoa Kỳ, họ nói rằng thị trường nội địa Trung Quốc vẫn đang hấp dẫn. Ngoài sản xuất để nhập về Mỹ thì còn nhằm phục vụ thị trường 1,4 tỷ dân nên các doanh nghiệp Hoa Kỳ sẽ không bỏ thị trường này đâu”, ông Thành chia sẻ tại sự kiện Diễn đàn Doanh nghiệp: Lựa chọn nào thời hậu COVID-19?
Đáng chú ý, vị đại diện USABC cho biết, tin buồn đối với Việt Nam là các doanh nghiệp Hoa Kỳ khẳng định rằng không một quốc gia đơn lẻ nào trong ASEAN có đủ khả năng thay thế Trung Quốc.
“Đừng hy vọng có thể thay thế Trung Quốc, muốn làm gì thì làm, vẫn phải hợp tác với Trung Quốc”, ông Thành nói.

Về phần mở rộng mà các doanh nghiệp Hoa Kỳ dự định sẽ đầu tư vào các thị trường bên ngoài Trung Quốc, các ngành hàng chuyển dịch chuỗi cung sẽ là đồ nội thất, lốp xe, xe đạp, tủ lạnh, các sản phẩm bê tông, đèn bàn, lò nướng, sợi tổng hợp, bóng đè, van, vòi nước, máy hút bụi…
Ông Thành cho rằng rất nhiều thứ Việt Nam hoàn toàn có thể làm được và trên thực tế đang cung cấp một phần cho chuỗi cung ứng của Mỹ.
“Với các doanh nghiệp đang tính toán mở rộng sản xuất ra khỏi Trung Quốc, khi nhìn vào 13 nước còn lại ở châu Á thì Việt Nam luôn đứng đầu. Cộng với thành tích chống Covid-19 của mình, Việt Nam càng nổi lên”, ông Thành nói.
Ông Thành cho biết, hiện nay, các chuyên gia tại USABC cũng đang tìm kiếm thông tin về Việt Nam cho các doanh nghiệp thành viên trong ngành, bao gồm: Các ông lớn về công nghệ; các hãng sản xuất, chuỗi bán lẻ hàng tiêu dùng; thiết bị, vật tư ngành điện; thiết bị, vật tư y tế; dược phẩm; công nghiệp phụ trợ; nguyên liệu, linh kiện đầu vào cho sản xuất.
“Chúng ta đang gặp phải vấn đề đau đầu vì giàu. Có quá nhiều người quan tâm, nhưng có vô vàn thách thức để thu hút các dòng đầu tư mới này”, ông Thành đặt vấn đề.
Bởi lẽ, hiện nay, các doanh nghiệp Hoa Kỳ lo lắng về môi trường kinh doanh của Việt Nam, trong đó là vấn đề ổn định chính sách và nhất quán trong thực thi, chính sách về kinh tế số như quản lý dữ liệu, an ninh mạng, các mô hình kinh doanh mới, thương mại điện tử, thiế đối với giao dịch xuyên biên giới trên không gian mạng.
Các doanh nghiệp nước ngoài cho rằng các chính sách và việc thực thi ở Việt Nam còn khá sơ khai và chưa nhất quán.
Bên cạnh đó, doanh nghiệp Hoa Kỳ cũng lo ngại vấn đề hạ tầng bao gồm cả hạ tầng cứng như điện, vận tải, môi trường; và hạ tầng mềm như nguồn nhân lực, văn hoá kinh doanh và sự minh bạch.
Ông Thành cho rằng, Việt Nam cần khắc phục những điểm nghẽn này để thực sự thu hút được dòng đầu tư chất lượng.
Dù dịch bệnh Covid-19 đang có những tác động tiêu cực tới nền kinh tế của Việt Nam nói riêng và kinh tế toàn cầu nói chung, nhưng tin vui với Việt Nam là trong giai đoạn ngắn hạn khi tổng cầu thế giới giảm thì năng lực của các doanh nghiệp Việt Nam còn có hạn thì có thể có khả năng đáp ứng các đơn hàng với quy mô vừa phải.
Còn nếu kinh tế toàn cầu phục hồi toàn bộ lại như trước Covid-19 thì không đủ năng lực đáp ứng các đơn hàng lớn. Vấn đề không phải do thiếu lao động mà là không có nguồn nguyên liệu.
'Thật giả lẫn lộn' trong thu hút FDI
'Việt Nam đang có cơ hội vàng thu hút FDI từ các công ty châu Âu'
Hiệp định thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên minh châu Âu sắp có hiệu lực cùng khả năng phục hồi kinh tế nhanh hơn nhờ phòng chống đại dịch Covid-19 tốt là những yếu tố giúp Việt Nam hấp dẫn hơn trong mắt các nhà đầu tư châu Âu.
'Việt Nam cần ưu đãi mới có tính cạnh tranh để đón sóng FDI hậu Covid-19'
Việt Nam cần có ưu đãi mới trong lĩnh vực đầu tư, mang tính cạnh tranh so với các quốc gia khác để thu hút những tập đoàn hàng đầu thế giới.
Dọn tổ đón các ông lớn FDI rút khỏi Trung Quốc
Theo GS. Nguyễn Mại, Việt Nam cần nhanh hơn nữa trong thu hút đầu tư nước ngoài, đây là cơ hội ngàn năm có một. Thế giới đang thay đổi, chúng ta không thể ngồi im.
FDI, Trung Quốc và kinh tế Việt Nam
Việt Nam phải khẩn trương đặt lại chiến lược FDI, đưa ra các chính sách đối ngoại và ban hành các đạo luật có thể ngăn chặn được các dự án FDI có vấn đề.
Thời cơ vàng để du lịch Việt Nam bứt phá
Du lịch Việt Nam đang đứng trước thời cơ vàng để bứt phá, tăng tốc, tận dụng mọi lợi thế để khẳng định vị thế mới trên bản đồ du lịch thế giới.
Khơi thông nguồn lực đất đai từ những dự án sai phạm, vướng mắc
Hàng loạt động thái của Chính phủ, Quốc hội trong thời gian gần đây đang thể hiện quyết tâm của các cơ quan quản lý trong nỗ lực tháo gỡ các vướng mắc, củng cố niềm tin của nhân dân và khơi thông nguồn lực cho phát triển.
Trungnam Group mở thế trận táo bạo trong cuộc đua năng lượng
Trungnam Group cho biết đã và đang chuẩn bị sẵn sàng về nguồn lực để phục vụ các kế hoạch tham vọng gắn với quy hoạch điện lực quốc gia thời kỳ mới.
CEO Amanaki Bùi Trung Đức vén màn sự thật về phát triển bền vững ngành khách sạn
Ông Bùi Trung Đức, nhà sáng lập kiêm Tổng giám đốc Khách sạn Amanaki, chia sẻ đầy tâm huyết về bản báo cáo phát triển bền vững đặc biệt.
Chọn lối đi nào để kinh tế bứt phá tăng trưởng 2 con số?
TS. Huỳnh Thế Du, giảng viên Trường Chính sách công và quản lý, Đại học Fulbright Việt Nam cho rằng, đổi mới sáng tạo chính là chìa khoá đưa Việt Nam bước vào nhóm các quốc gia thu nhập cao trong bối cảnh các động lực tăng trưởng cũ đã dần suy yếu.
MB thu xếp 12.500 tỷ đồng cho dự án điện phân nhôm Đắk Nông
Điện phân nhôm Đắk Nông, dự án sản xuất nhôm kim loại đầu tiên của Việt Nam với hàng loạt ưu đãi đang nhen hy vọng về đích trong năm tới, sau 10 năm chờ đợi tháo gỡ.
Taseco Land mở rộng đầu tư bất động sản công nghiệp
Taseco Land mở rộng đầu tư bất động sản công nghiệp trong bối cảnh lĩnh vực này tiếp tục được dự báo có nhiều tiềm năng tăng trưởng.
TP.HCM đưa triển lãm số vào xúc tiến thương mại
TP.HCM lần đầu tiên đưa triển lãm số vào hội chợ xuất khẩu, mở rộng cơ hội kết nối giao thương cho doanh nghiệp trên nền tảng số Arobid.
Doanh nghiệp đua nhau ứng dụng AI, rào cản không dễ hoá giải
AI không còn là lựa chọn mà đã trở thành xu thế tất yếu, những doanh nghiệp và người lao động không bắt kịp công nghệ sẽ bị bỏ lại phía sau.
Chiến lược mới của ASUS ở Việt Nam
ASUS lên kế hoạch hợp tác với nhiều đại lý phân phối để mở rộng mô hình cửa hàng trải nghiệm trên toàn quốc nhằm gia tăng trải nghiệm mua sắm cho khách hàng.
Vinhomes Đan Phượng hút khách
Chỉ sau hơn 10 ngày, kể từ 10/03 khi Vinhomes chính thức ra mắt đại đô thị Vinhomes Wonder City Đan Phượng, 90% bảng hàng tại phân khu Hừng Đông đã có thanh khoản.
Sân chơi mới của 'đại bàng': Hưng Yên, Thái Bình, Hà Nam trỗi dậy
Thúc đẩy công nghiệp hỗ trợ chính là chìa khoá giúp bất động sản công nghiệp Đồng bằng sông Hồng phát triển mạnh mẽ.