Sở hữu trí tuệ

EU đề xuất quy tắc bản quyền mới đối với AI tạo sinh

Hoàng An Thứ tư, 10/05/2023 - 09:33

Theo một dự thảo mà EU đề xuất, những công ty triển khai các công cụ AI tạo sinh như ChatGPT sẽ phải tiết lộ tất cả những tài liệu có bản quyền được sử dụng để phát triển hệ thống. Thỏa thuận này là hoạt động điều chỉnh luật pháp bản quyền về trí tuệ nhân tạo đầu tiên trên thế giới.

EU vừa đề xuất thỏa thuận mới về luật bản quyền nhằm điều chỉnh AI tạo sinh (Ảnh: economictimes.indiatimes.com)

Trong hai năm qua, Ủy ban Châu Âu đã thực hiện xây dựng một dự thảo nhằm mục đích quản lý các rủi ro tiềm ẩn liên quan đến AI. Điều này còn được thúc đẩy hơn nữa khi những công cụ trí tuệ nhân tạo tạo sinh như ChatGPT bùng nổ vào cuối năm qua.

Vừa qua, các thành viên của Nghị viện châu Âu đã đồng ý đẩy dự thảo sang giai đoạn thứ ba, trong đó các nhà lập pháp EU và các quốc gia thành viên sẽ đề xuất các chi tiết cuối cùng của dự luật.

Theo đề xuất, các công cụ AI sẽ được phân loại theo mức độ rủi ro: từ tối thiểu đến hạn chế, cao và không thể chấp nhận được. Những AI liên quan đến các lĩnh vực như an toàn sinh trắc học, truyền bá thông tin sai lệch và sử dụng ngôn ngữ để phân biệt đối xử được coi là những công cụ đáng quan tâm, chú ý.

Mặc dù những công cụ có tính rủi ro cao sẽ không bị cấm sử dụng, tuy nhiên thỏa thuận đề xuất quy định yêu cầu người dùng những công cụ này phải minh bạch cao trong quá trình hoạt động.

Theo dự luật, những công ty triển khai các công cụ AI tạo sinh như ChatGPT hoặc trình tạo hình ảnh Midjourney, sẽ phải tiết lộ bất kỳ tài liệu có bản quyền nào được sử dụng trong quá trình phát triển hệ thống.

Theo một nguồn tin của Reuters, điều khoản này mới được bổ sung trong vòng hai tuần qua. Ban đầu, một số thành viên ủy ban đề xuất cấm hoàn toàn việc sử dụng các tài liệu có bản quyền để đào tạo các mô hình AI tạo sinh, nhưng đề xuất này đã bị bãi bỏ.

Bà Svenja Hahn, một đại biểu của Nghị viện Châu Âu, cho rằng thỏa thuận mà quốc hội đạt được sẽ điều chỉnh AI một cách cân bằng, vừa có thể bảo vệ quyền công dân, vừa thúc đẩy đổi mới và thúc đẩy nền kinh tế. Đề xuất đang được thảo luận trong giai đoạn thử nghiệm.

Khi công nghệ AI tạo sinh ngày càng trở nên phổ biến, luật pháp cần phải có những quy định điều chỉnh công nghệ này để có thể bảo vệ quyền riêng tư của công dân một cách hiệu quả. Theo giới chuyên môn, đạo luật AI do EU đề xuất là một bước đi đúng đắn để đảm bảo rằng các công ty sử dụng công nghệ AI một cách có đạo đức và minh bạch.

Ông Fred Havemeyer, nhà phân tích của tập đoàn dịch vụ tài chính toàn cầu Macquarie, nhận định rằng thỏa thuận đề xuất của EU "tế nhị" và khéo léo, khác với phương pháp "cấm trước, hỏi sau" rất cực đoan mà nhiều người đã đề xuất.

Trong thời gian qua, AI tạo sinh đã gây ra không ít lo lắng cho giới làm luật và các nhà sáng tạo trên toàn thế giới về khả năng của chúng trong việc tạo ra những tác phẩm vi phạm sở hữu trí tuệ. Đồng thời, AI tạo sinh cũng gợi ra những câu hỏi về chủ sở hữu của những tác phẩm tạo ra bởi AI.

Dự luật của EU là một trong những bước tiến đầu tiên trong quá trình điều chỉnh luật pháp về trí tuệ nhân tạo trên toàn thế giới. 

Cuộc đua trên thị trường trí tuệ nhân tạo

Khi công bố ChatGPT vào cuối năm ngoái, startup OpenAI do Microsoft hậu thuẫn đã gây ra sự lo lắng cho nhiều doanh nghiệp trên khắp thế giới. ChatGPT đã trở thành ứng dụng phát triển nhanh nhất trong lịch sử - đạt 100 triệu người dùng hoạt động hàng tháng chỉ trong vài tuần.  

Cuộc chạy đua sau đó giữa các công ty công nghệ nhằm đưa các sản phẩm AI sáng tạo ra thị trường đã khiến cho nhiều người lo ngại. Elon Musk, chủ sở hữu mạng xã hội Twitter, ủng hộ đề xuất ngừng phát triển các hệ thống như vậy trong sáu tháng. Tuy vậy, ngay sau đó, theo Financial Times, Elon Musk đã lên kế hoạch thành lập công ty khởi nghiệp của riêng mình để cạnh tranh với OpenAI. 

Amazon: Doanh nghiệp Việt đẩy mạnh bảo vệ sở hữu trí tuệ trực tuyến

Amazon: Doanh nghiệp Việt đẩy mạnh bảo vệ sở hữu trí tuệ trực tuyến

Sở hữu trí tuệ -  2 năm

Trong thời đại toàn cầu hóa, bảo vệ sở hữu trí tuệ ngày càng đóng vai trò quan trọng đối với các doanh nghiệp xuất khẩu. Các doanh nghiệp Việt Nam cũng không nằm ngoài xu hướng đó. Trong năm qua, 18,6% đối tác bán hàng Việt Nam của Amazon đã được bảo hộ nhãn hiệu tại Hoa Kỳ, châu Âu, Nhật Bản cũng như các khu vực khác.

Thu hẹp khoảng cách giới trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ

Thu hẹp khoảng cách giới trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ

Sở hữu trí tuệ -  2 năm

Tại Việt Nam, trong 20 năm qua, số lượng phụ nữ được phong học hàm giáo sư đã tăng từ 4,3% lên 15,3%, số lượng phụ nữ tham gia các tổ chức nghiên cứu của cả nước đã tăng lên gần 50%. Sự tăng trưởng nhanh chóng đó cho thấy phụ nữ Việt Nam đang ngày càng tham gia tích cực vào hoạt động đổi mới sáng tạo.

Nhiều đương sự chọn giải quyết tranh chấp sở hữu trí tuệ ở Trung Quốc

Nhiều đương sự chọn giải quyết tranh chấp sở hữu trí tuệ ở Trung Quốc

Sở hữu trí tuệ -  2 năm

Một báo cáo gần đây cho thấy ngày càng có nhiều đương sự nước ngoài chọn giải quyết các tranh chấp sở hữu trí tuệ quốc tế tại Trung Quốc. Các chuyên gia cho biết, điều này cho thấy các nhà sáng tạo nước ngoài đang ngày càng công nhận và tin tưởng vào hệ thống pháp luật sở hữu trí tuệ Trung Quốc.

Tiếp nhận hơn 140.000 đơn đăng ký sở hữu trí tuệ năm 2022

Tiếp nhận hơn 140.000 đơn đăng ký sở hữu trí tuệ năm 2022

Sở hữu trí tuệ -  2 năm

Vừa qua, tại Thành phố Huế đã diễn ra Hội nghị Sở hữu trí tuệ (SHTT) toàn quốc năm 2023 nhằm tổng kết, đánh giá công tác quản lý nhà nước (QLNN) về SHTT năm 2022, đồng thời bàn thảo những định hướng lớn cho hoạt động SHTT trong năm 2023, phục vụ đổi mới sáng tạo và phát triển kinh tế - xã hội.

Xây dựng nhãn hiệu chứng nhận 'Cà rốt Lương Tài'

Xây dựng nhãn hiệu chứng nhận 'Cà rốt Lương Tài'

Sở hữu trí tuệ -  1 năm

Vừa qua, huyện Lương Tài (Bắc Ninh) đã phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ để xây dựng nhãn hiệu chứng nhận “Cà rốt Lương Tài”.

Nhiều thành tựu trong quản lý nhà nước về sở hữu trí tuệ

Nhiều thành tựu trong quản lý nhà nước về sở hữu trí tuệ

Sở hữu trí tuệ -  1 năm

Trong năm 2023 vừa qua, hoạt động quản lý nhà nước về sở hữu trí tuệ tại Việt Nam đã đạt được nhiều kết quả đáng ghi nhận.

Động lực tăng trưởng mới từ tài sản trí tuệ

Động lực tăng trưởng mới từ tài sản trí tuệ

Sở hữu trí tuệ -  1 năm

Doanh nghiệp Việt cần đầu tư vào đổi mới sáng tạo để tăng sức đề kháng và thoát khỏi bẫy tăng trưởng âm.

Tích hợp quản trị tài sản trí tuệ vào thực hành ESG

Tích hợp quản trị tài sản trí tuệ vào thực hành ESG

Sở hữu trí tuệ -  1 năm

Việt Nam xếp thứ 46 về đổi mới sáng tạo toàn cầu

Việt Nam xếp thứ 46 về đổi mới sáng tạo toàn cầu

Sở hữu trí tuệ -  1 năm

Xếp hạng thứ 46, Việt Nam tiếp tục là một trong 3 quốc gia giữ kỷ lục về tốc độ đổi mới sáng tạo trong 13 năm liên tiếp.

KSB công bố nhận diện thương hiệu mới

KSB công bố nhận diện thương hiệu mới

Nhịp cầu kinh doanh -  9 phút

Việc công bố nhận diện thương hiệu mới nằm trong chiến lược mở rộng hoạt động theo mô hình tập đoàn đa ngành của KSB, để đồng hành cùng kỷ nguyên mới của đất nước.

Rủi ro thuế quan đẩy ngành sản xuất Việt Nam vào đà suy giảm

Rủi ro thuế quan đẩy ngành sản xuất Việt Nam vào đà suy giảm

Tiêu điểm -  1 giờ

Không chỉ số lượng đơn đặt hàng mới sụt giảm đáng kể, ngành sản xuất Việt Nam còn chứng kiến niềm tin kinh doanh rơi về một trong những mức thấp nhất lịch sử.

Đừng bao giờ chia đôi lợi ích trong mọi cuộc đàm phán

Đừng bao giờ chia đôi lợi ích trong mọi cuộc đàm phán

Tủ sách quản trị -  2 giờ

Đàm phán không chỉ là chia đôi lợi ích, mà là nghệ thuật tạo giá trị chung và giải pháp “win-win” thay cho sự thỏa hiệp thiếu hiệu quả.

Doanh nghiệp Việt tìm đường vượt bão thuế quan

Doanh nghiệp Việt tìm đường vượt bão thuế quan

Doanh nghiệp -  3 giờ

Giữa cơn bão thương chiến, những chiến lược ứng phó kịp thời với tinh thần đối mặt của các lãnh đạo là thông điệp đầy hy vọng cho các cổ đông.

Ngân hàng số SeAMobile được xếp hạng 5 sao tại Giải thưởng Sao Khuê 2025

Ngân hàng số SeAMobile được xếp hạng 5 sao tại Giải thưởng Sao Khuê 2025

Nhịp cầu kinh doanh -  3 giờ

Ngân hàng số SeAMobile của Ngân hàng TMCP Đông Nam Á (SeABank, mã chứng khoán SSB) đã vinh dự được xếp hạng 5 sao ở hạng mục tiện ích số trong khuôn khổ giải thưởng Sao Khuê 2025 do Hiệp hội Phần mềm và dịch vụ công nghệ thông tin Việt Nam (VINASA) tổ chức.

Bí mật thành công của những nhà môi giới bất động sản hàng đầu thế giới

Bí mật thành công của những nhà môi giới bất động sản hàng đầu thế giới

Nhịp cầu kinh doanh -  3 giờ

Sự khan hiếm luôn là chất xúc tác mạnh mẽ cho khát khao sở hữu, đặc biệt trong thế giới của tầng lớp thượng lưu. Với họ, một bất động sản không thể sao chép không chỉ thoả mãn cảm xúc cá nhân mà còn là tuyên ngôn đẳng cấp và quyền lực. Hiểu rõ tâm lý này, những “dealmaker” (nhà môi giới) bất động sản hàng đầu thế giới đã liên tục tạo ra những thương vụ triệu đô gây chấn động.

BAF báo lãi kỷ lục nhờ giá heo hơi tăng vọt

BAF báo lãi kỷ lục nhờ giá heo hơi tăng vọt

Doanh nghiệp -  3 giờ

Gần như toàn bộ lợi nhuận của BAF đến từ hoạt động chăn nuôi với sản lượng heo bán ra khoảng 160.000 con, đúng với định hướng chiến lược của ban lãnh đạo đề ra.