EUDR dẫn dắt sự thay đổi quy định nông lâm sản toàn cầu

Tiến sỹ Tô Xuân Phúc* Thứ bảy, 31/08/2024 - 10:31

Giai đoạn khó khăn của Việt Nam mới chỉ bắt đầu khi các thị trường nhập khẩu nông lâm sản lớn siết chặt rủi ro về tính hợp pháp và nguy cơ mất rừng.

Biến đổi khí hậu đã và đang tạo ra những thay đổi mang tính chất căn bản trong việc quản lý và sử dụng tài nguyên, đặc biệt tài nguyên rừng. Bảo vệ các diện tích rừng nhiệt đới còn lại hiện nay được các chính phủ coi là một trong những phương thức tiết kiệm nguồn lực và hiệu quả nhất để giảm thiểu tác động của biến đổi khí hậu.

Bảo vệ rừng không chỉ là trọng tâm trong các chính sách khí hậu của nhiều quốc gia mà đã trở thành những hợp phần quan trọng trong các chính sách thương mại, đặc biệt là chính sách về các sản phẩm nông lâm sản bởi quá trình sản xuất các sản phẩm này có mối liên quan trực tiếp tới nạn phá rừng.

Chuỗi cung mới dựa trên xác định rủi ro

Tại các thị trường tiêu thụ số lượng lớn các mặt hàng nông lâm sản, các chính sách nhập khẩu đang được siết chặt để giảm thiểu rủi ro giữa sản xuất các mặt hàng này và nguy cơ mất rừng.

EU đi tiên phong trong việc lồng ghép trách nhiệm môi trường và xã hội vào trong các hiệp định thương mại với các nước. Gần đây nhất là Quy định chống mất rừng (EUDR) được ban hành bởi Ủy ban châu Âu ngày 16/5/2023.

EUDR cấm nhập khẩu bảy nhóm mặt hàng nông lâm sản bao gồm dầu cọ, thịt bò, đậu nành, gỗ, cao su, cà phê, và cacao nếu các hoạt động trong chuỗi cung tại quốc gia sản xuất vi phạm các quy định của các quốc gia này hoặc quá trình sản xuất các sản phẩm này gây mất rừng với thời điểm mất rừng tính từ sau ngày 31/12/2020.

Doanh nghiệp không được phép nhập khẩu các mặt hàng này vào EU nếu không thực hiện trách nhiệm này và nếu rủi ro về tính hợp pháp và nguy cơ liên quan tới mất rừng là lớn. EUDR có hiệu lực vào đầu tháng 1/2025. Riêng đối với các doanh nghiệp nhỏ thời điểm áp dụng từ đầu tháng 6/2025.

Yêu cầu cốt lõi nhất của EUDR là việc truy xuất nguồn gốc trên toàn bộ chuỗi cung ứng, từ khâu sản xuất tới khâu xuất khẩu, và các bằng chứng xác thực minh chứng được các hoạt động này là hợp pháp và không gây tổn hại đến nguồn tài nguyên rừng.

Ảnh hưởng tới xuất khẩu của Việt Nam

EUDR tác động trực tiếp tới ngành cà phê, cao su, gỗ của Việt Nam, ba ngành hiện đang có các sản phẩm xuất khẩu trực tiếp vào EU. Hiện mỗi năm Việt Nam xuất khẩu khoảng gần 2 tỷ USD về giá trị mặt hàng cà phê, 800 triệu USD các mặt hàng gỗ và gần 500 triệu USD các mặt hàng cao su vào EU.

Cà phê là một trong những mặt hàng xuất khẩu chủ lực vào EU. Ảnh minh hoạ: Hoàng Anh 

Thời hạn EUDR bắt đầu có hiệu lực còn rất ngắn. Chuẩn bị cho các ngành hàng này để đáp ứng được với các yêu cầu của EUDR là công việc cấp bách và cần thiết.

Đáp ứng được các yêu cầu của EUDR đóng vai trò quan trọng đối với ba ngành hàng nêu trên, đặc biệt đối với ngành cà phê bởi EU là thị trường tiêu thụ 40% tổng lượng cà phê xuất khẩu của Việt Nam.

Thời gian qua, Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn đã rất nỗ lực chuẩn bị cho các ngành hàng nhằm đáp ứng EUDR. Bộ đã ban hành Khung Kế hoạch hành động thích ứng với EUDR, thiết kết kênh đối thoại trực tiếp với EU để đảm bảo hiệu quả khi thực hiện Kế hoạch này.

Nhưng quan trọng hơn là sự điều chỉnh của các cơ chế chính sách liên quan, các hoạt động của các bên tham gia chuỗi cung, chuẩn bị đầy đủ thông tin nền về bản đồ rừng, về hiện trạng sử dụng đất, thay đổi phương thức vận hành và quản lý chuỗi…

Các doanh nghiệp nhập khẩu các mặt hàng này vào EU cần thu thập thông tin chi tiết về chuỗi cung ứng dựa trên đó xác định rủi ro về các hoạt động trong chuỗi và thực hiện các biện pháp giảm rủi ro.

Trong hoạt động xác định rủi ro, doanh nghiệp cần cung cấp bằng chứng tới từng lô đất nơi hàng hóa được sản xuất. Thực hiện các hoạt động này là trách nhiệm giải trình của doanh nghiệp.

Yêu cầu hàng hóa hợp pháp, không gây mất rừng gia tăng

Các thách thức này bao gồm thiếu dữ liệu đồng nhất và cập nhật về bản đồ rừng, sử dụng đất, dữ liệu về cây hàng hóa, chứng nhận sử dụng đất, đặc biệt là các diện tích của các nông hộ. Đất sản xuất manh mún, phân tán.

Chuỗi cung, đặc biệt đối với các nguồn cung chưa có chứng chỉ bền vững dài và phức tạp, gây khó khăn cho việc truy xuất nguồn gốc. Tuân thủ EUDR đòi hỏi các thách thức này cần được giải quyết thỏa đáng trong tương lai.

Ngành hàng cà phê, gỗ và cao su của Việt Nam đã và đang hội nhập rất lớn với các thị trường xuất khẩu. Tuân thủ với các yêu cầu của các thị trường này là yêu cầu bắt buộc để duy trì thị trường.

Xu hướng hiện nay tại các thị trường lớn cho thấy các yêu cầu đối với các hàng hóa hợp pháp và không gây mất rừng ngày càng gia tăng.

Hiện, Chính phủ Vương quốc Anh chịu sức ép rất lớn từ liên minh các nhà bán lẻ trong nước trong việc triển khai quy định tương tự như EUDR, còn gọi là Quy định chống mất rừng của Anh. Quy định này bao gồm bốn loại hàng hóa là gia súc, ca cao, dầu cọ và đậu nành.

Chính phủ Mỹ cũng đang thảo luận về dự luật Forest Act, trong đó cấm nhập khẩu năm nhóm mặt hàng nếu các mặt hàng này gây mất rừng, bao gồm bốn mặt hàng nêu trên và cao su.

Dự thảo Forest Act có thể sẽ được thông qua trong 1-2 năm tới.

Trong tương lai, các thị trường quan trọng khác, như Canada, Nhật Bản, Hàn Quốc, Úc cũng sẽ cân nhắc các chính sách tương tự. Ngoài ra, số lượng các mặt hàng nằm trong diện kiểm soát chắc chắn cũng sẽ được mở rộng hơn.

Trong bối cảnh các quy định tại các thị trường xuất khẩu đang có những thay đổi nhanh chóng, theo hướng thắt chặt kiểm soát rủi ro về tính hợp pháp và nguy cơ mất rừng, các ngành hàng nông lâm sản xuất khẩu của Việt Nam tiềm ẩn rủi ro về tác động đối với nguồn tài nguyên rừng nên chuẩn bị kỹ lưỡng để đáp ứng với các quy định này.

Thực tế này đòi hỏi nỗ lực của tất cả các bên liên quan, bao gồm các cơ quan Chính phủ như Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn phụ trách về vấn đề cây trồng, Bộ Tài nguyên và Môi trường phụ trách về đất đai, chính quyền địa phương là các đơn vị thực hiện các cơ chế chính sách của cấp trung ương, cộng đồng doanh nghiệp và đặc biệt là các nông hộ.

Các nỗ lực này có thể bao gồm việc chuẩn bị sẵn sàng cơ sở dữ liệu các ngành hàng, tài nguyên rừng, đất đai… một cách minh bạch và thống nhất. Các chuỗi cung các ngành hàng cần được tổ chức lại theo hướng có thể truy xuất được các hoạt động trong toàn chuỗi.

Xây dựng năng lực cho các bên liên quan là cấp bách và cần thiết.

Các nông hộ là nhóm đóng vai trò đặc biệt quan trong trong chuỗi bởi nhóm này đang cung cung 95% tổng lượng cà phê, trên 50% tổng lượng cao su và gỗ rừng trồng trong tổng lượng cung các mặt hàng này hiện nay.

Nỗ lực đáp ứng với các quy định mới của thị trường, duy trì thị trường xuất khẩu, rất cần đảm bảo không bỏ lại các nông hộ lại ở phía sau.

* Bài viết thể hiện quan điểm tác giả, Tiến sỹ Tô Xuân Phúc, Giám đốc điều hành Chương trình chính sách thương mại lâm sản, Tổ chức Forest Trends (Mỹ).

Xuất khẩu nông sản thêm áp lực

Xuất khẩu nông sản thêm áp lực

Tiêu điểm -  3 tháng

Việc Thái Lan và EU tiến tới ký kết hiệp định thương mại tự do có thể khiến xuất khẩu nông sản Việt Nam sang thị trường châu Âu gặp nhiều áp lực.

Xuất khẩu nông sản sẽ đối mặt với thách thức mới

Xuất khẩu nông sản sẽ đối mặt với thách thức mới

Phát triển bền vững -  11 tháng

Xu thế phát triển bền vững đặt ra những yêu cầu mới đối với hàng nông sản Việt Nam ở hầu như tất cả các thị trường xuất khẩu chính.

Shark Louis Nguyễn: Người việt bị thiệt thòi trong câu chuyện xuất khẩu nông sản

Shark Louis Nguyễn: Người việt bị thiệt thòi trong câu chuyện xuất khẩu nông sản

Video -  5 năm

Trong tập mới nhất của café khởi nghiệp, Shark Louis Nguyễn, Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc Công ty Quản lý quỹ Saigon (SAM) đã chia sẻ mong muốn đưa nông sản nước nhà đột phá hơn trên thị trường quốc tế.

Hải Phòng sắp di dời cảng Hoàng Diệu

Hải Phòng sắp di dời cảng Hoàng Diệu

Tiêu điểm -  12 giờ

Cảng Hoàng Diệu sẽ được TP. Hải Phòng di dời toàn bộ bến vào năm 2025 để nhường chỗ cho 2 cầu bắc qua sông Cấm, tạo không gian phát triển đô thị.

Liên danh ACC trúng gói thầu 6.368 tỷ đồng sân bay Long Thành

Liên danh ACC trúng gói thầu 6.368 tỷ đồng sân bay Long Thành

Doanh nghiệp -  13 giờ

Liên danh nhà thầu do Tổng công ty ACC dẫn đầu đã chiến thắng liên danh 1 của Tập đoàn Đèo Cả với gói thầu 4.7 sân bay Long Thành.

Tân Hiệp Phát tặng quà cho trẻ em khó khăn trong dịp Trung thu

Tân Hiệp Phát tặng quà cho trẻ em khó khăn trong dịp Trung thu

Tiêu điểm -  13 giờ

Công ty Tân Hiệp Phát trao hàng ngàn phần quà sữa đậu nành dinh dưỡng nhằm động viên tinh thần và chăm sóc sức khỏe thể chất của các em trong chương trình “Ngày hội Trung thu và trao học bổng cho học sinh, sinh viên vượt khó, trẻ em có hoàn cảnh khó khăn" lần thứ 23.

Startup đưa thợ xây, thợ điều hòa lên thương mại điện tử

Startup đưa thợ xây, thợ điều hòa lên thương mại điện tử

Doanh nghiệp -  14 giờ

Startup Fivess mong muốn trở thành một trung gian kết nối các nhà thầu, nhóm thợ với khách hàng có nhu cầu thông qua nền tảng số.

Tập đoàn ROX ủng hộ tiền xây lại nhà cho nạn nhân bão Yagi

Tập đoàn ROX ủng hộ tiền xây lại nhà cho nạn nhân bão Yagi

Nhịp cầu kinh doanh -  18 giờ

Tập đoàn ROX (tiền thân là TNG Holdings Vietnam) vừa đăng ký ủng hộ số tiền 500 triệu đồng để chung tay cùng cả nước khắc phục hậu quả của bão lũ.

Phó thủ tướng nêu tiêu chí phê duyệt dự án cảng Cần Giờ

Phó thủ tướng nêu tiêu chí phê duyệt dự án cảng Cần Giờ

Tiêu điểm -  20 giờ

Phó thủ tướng Trần Hồng Hà khẳng định dự án cảng trung chuyển quốc tế Cần Giờ chỉ được triển khai nếu đáp ứng các tiêu chí về lợi ích quốc gia.

CEO Golden Gate vẫn ấp ủ làm chuỗi phở trên đất Mỹ

CEO Golden Gate vẫn ấp ủ làm chuỗi phở trên đất Mỹ

Doanh nghiệp -  21 giờ

Golden Gate nung nấu ý tưởng đưa ẩm thực Việt Nam ra nước ngoài, đồng thời tăng nhập khẩu các sản phẩm chất lượng cao ở chiều ngược lại.