Leader talk
Gặp khi không như ý, chuyển dịch hay chuyển mình?
Chuyển dịch hay chuyển mình là hai cách xoay sở được ông Trần Bằng Việt, CEO Dong A Solutions gợi ý đến các doanh nghiệp đang gặp khó trong bối cảnh BANI.
"5 chuyển" trong thế giới BANI
Nối tiếp mô hình VUCA, thế giới lại đang ở trong một kỷ nguyên BANI: Brittle - dễ vỡ, Anxious - lo lắng, Nonlinear - phi tuyến tính, và Incomprehensible - khó hiểu. Trong mô hình này, các doanh nghiệp toàn cầu đang phải đối mặt với những thách thức và sự phức tạp của thế giới hiện đại, nơi mà sự biến động và không chắc chắn ngày càng gia tăng.
Trong lúc đó, ông Trần Bằng Việt, CEO Dong A Solutions chỉ ra, cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam lại đang chứng kiến những sự dịch chuyển lớn.
Một là địa bàn dịch chuyển. Trung tâm sản xuất, kinh doanh đang chuyển dịch đều hơn từ miền Nam về các tỉnh miền Trung và miền Bắc, đặc biệt là ở khu vực phía Bắc mà trung tâm là thành phố Hà Nội, thông qua việc xây dựng hàng loạt khu công nghiệp.
Hai là mô hình chuyển đổi. Nhiều doanh nghiệp chuyển đổi mô hình kinh doanh theo hướng ít rủi ro, nhanh và linh hoạt hơn, số hơn và hợp tác hơn.
Theo ông Việt, đó là cơ hội cho doanh nghiệp nhỏ và vừa. Trước đây, các chủ doanh nghiệp có tâm thế “làm hết ăn tất”, khi có cơ hội kinh doanh liền bắt lấy và triển khai ngay. Nhưng giờ đây, họ chậm lại một nhịp và cân nhắc rủi ro để xác định mình có nên triển khai, nên giới thiệu hay nên bắt tay hợp tác.
Ba là cơ nghiệp chuyển chủ. Đối mặt với tình hình quá khó khăn, một số người lựa chọn rời thị trường, số khác mua lại thông qua hình thức M&A hoặc lấp vào chỗ trống bằng khởi nghiệp.
Bốn là đầu tư chuyển hướng. Nhằm thích nghi với một môi trường kinh doanh toàn cầu phức tạp và không chắc chắn, đồng thời tận dụng các cơ hội từ sự hỗ trợ của chính phủ và xu hướng tiêu dùng nội địa, các doanh nghiệp đang đưa sản xuất trở về nước. Chính phủ cũng đầu tư vào các dự án công cộng, như cơ sở hạ tầng, giáo dục, y tế, và công nghệ nhằm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và phát triển bền vững.

Ngoài ra, các doanh nghiệp có thể phải điều chỉnh hoạt động sản xuất và đầu tư để đối phó với các thách thức do biến đổi khí hậu gây ra, bao gồm việc áp dụng các công nghệ thân thiện với môi trường hoặc giảm thiểu phát thải carbon.
Năm là chuyển dịch trong hành vi người tiêu dùng. Trong đó, niềm tin tiêu dùng ngày càng thấp, sức mua giảm do suy thoái. Kênh tiếp cận, mua hàng cũng thay đổi.
Trong bối cảnh đó, các doanh nghiệp lại gặp không ít khó khăn, từ cạn vốn, thị trường ngày càng khó, hiệu quả thấp, trong khi loay hoay mãi không tìm được hướng ra.
“Đau lòng là khi tôi hỏi các doanh nghiệp đang hoạt động, thậm chí là hoạt động tốt, rằng trong ba tháng, sáu tháng hoặc ba năm tới, công thức thành công hiện tại còn chạy tốt không thì các bạn không tự tin gật đầu”, ông Việt nói trong sự kiện “Chuyển dịch hay chuyển mình - Đón đầu xu hướng để bứt tốc” do JCI Hanoi tổ chức.
7 khuyến nghị cho doanh nghiệp
“Gặp khi không như ý, có hai cách để xoay sở, hoặc là chuyển dịch, hoặc là chuyển mình”, ông Việt nói.
Chuyển dịch là cải tiến doanh nghiệp dựa trên mục tiêu và mô hình kinh doanh có sẵn, giúp tối ưu vận hành tạo ra lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp ở những thị trường tiềm năng và kênh phân phối doanh nghiệp đang tham gia.
Chuyển mình là thay đổi cách thức tổ chức kinh doanh, tạo ra lợi thế cạnh tranh với mô hình kinh doanh mới, thường sẽ hướng đến việc cung cấp một sản phẩm mới và tạo ra thị trường mới cho sản phẩm dịch vụ của mình.
CEO Dong A Solutions đưa ra bảy khuyến nghị dành cho cộng đồng doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp nhỏ và vừa.
Một là khởi nghiệp lại từ đầu.
“Nhiều lúc đừng nghĩ cách thay đổi, hãy nghĩ là nếu mình đang khởi nghiệp lại từ đầu với một đống tài sản, nguồn lực, uy tín, bí kíp… thì mình sẽ làm gì”, ông Việt nói.
Khi không còn tạo đủ lợi nhuận hoặc khi người mua đánh giá cao sản nghiệp kinh doanh đó hơn chủ sở hữu hiện tại, chủ doanh nghiệp nên thoái lui bằng cách bán hoặc loại bỏ các phần kém hiệu quả hoặc không còn phù hợp để tập trung vào lĩnh vực cốt lõi hoặc có lợi thế cạnh tranh, từ đó cải thiện tổng thể hiệu suất và lợi nhuận.
Khi lợi thế cạnh tranh giảm dần, doanh số giảm liên tục hoặc ngành đang thoái trào, doanh nghiệp nên giảm đầu tư vào lĩnh vực, đơn vị kinh doanh cụ thể để tối đa hóa lợi nhuận ngắn hạn và dòng tiền từ hoạt động và tài sản hiện hữu trong thời gian chuẩn bị cho việc thoái lui.
Trong trường hợp thị phần của doanh nghiệp được nhận định là không tăng hoặc giảm mãi, hàng rào chống thâm nhập mạnh, thị trường ít tay chơi, thị trường chưa bão hòa và biên lợi nhuận vẫn đủ trang trải, doanh nghiệp nên duy trì ổn định trong các lĩnh vực kinh doanh hiện tại, không đầu tư mạnh mẽ nhưng cũng không rút lui, tránh cạnh tranh bằng giá, duy trì các hàng rào chống thâm nhập và tập trung vào cải tiến.
Khi thị trường hấp dẫn và doanh nghiệp có ưu thế khác biệt, doanh nghiệp nên đầu tư mở rộng, phát triển sản phẩm, dịch vụ mới, thâm nhập thị trường mới, tăng cường năng lực cạnh tranh, hướng tới việc tạo ra giá trị gia tăng lớn hơn.
Khi thị trường hấp dẫn và doanh nghiệp có khả năng tạo khác biệt vượt trội và bền vững nhưng vẫn chưa gia nhập thị trường, doanh nghiệp nên gia nhập thị trường, lĩnh vực đó thông qua đầu tư, mua bán, hợp tác, hoặc tự phát triển sản phẩm, dịch vụ mới để tận dụng cơ hội tăng trưởng, đa dạng hóa hoạt động kinh doanh và giảm thiểu rủi ro.

Hai là bắt đầu từ sân nhà.
Ưu tiên hàng đầu là bán nhanh, bán nhiều các sản phẩm doanh nghiệp đang kinh doanh cho các khách hàng hiện hữu thông qua các chương trình chăm sóc khách hàng, gói giảm giá, thưởng…
Nếu dư địa thị trường còn nhiều, doanh nghiệp nên ưu tiên mở rộng thị trường. Nếu cho phí hoặc độ khó trong việc mở rộng cao, doanh nghiệp có thể thử phản triển hoặc phân phối sản phẩm mới cho khách hàng hiện tại.
Doanh nghiệp cũng có thể cân nhắc việc phát triển sản phẩm, dịch vụ mới cho khách hàng tiềm năng. Tuy nhiên, đây là hướng đi mạo hiểm, đặc biệt là đối với các doanh nghiệp nhỏ.
Ba là bám khách hàng bản địa.
Doanh nghiệp cần thấu hiểu nhu cầu và kỳ vọng của khách hàng, dựa trên khả năng của doanh nghiệp để tìm cách đáp ứng.
Chẳng hạn, theo ông Việt, cảm giác sạch sẽ của khách sạn là yêu cầu tối thiểu, làm tốt sẽ tránh được việc khách không hài lòng. Tốc độ internet trong khách sạn là điều khách hàng mong đợi nhiều, làm tốt thì mức độ hài lòng sẽ tăng lên và ngược lại. Dịch vụ đưa đón miễn phí từ sân bay là điều khiến khách hàng sững sờ, nếu không đáp ứng thì mức độ hài lòng cũng không giảm sút.

Bốn là đánh đổi để thành công.
Doanh nghiệp nên sử dụng ngân sách tiết kiệm được từ việc loại bỏ hay giảm thiểu các yếu tố không tạo được nhiều giá trị cho khách hàng trong phân khúc mục tiêu để đầu tư cho việc tăng cường hay bổ sung các yếu tố được khách hàng trong phân khúc chào đón.
Lúc này, tổng chi phí không thay đổi nhưng nâng cao được năng lực cạnh tranh.
“Doanh nghiệp nhỏ và vừa không có nhiều vốn để phung phí, hãy dùng tiền một cách chắt chiu vào đúng chỗ”, ông Việt nói.
Năm là chọn lọc để bền vững.
Theo ông Việt, trong giai đoạn suy thoái, tài sản giá rẻ rất nhiều, là cơ hội mua vào và thoái vốn ra một cách mạnh mẽ mà không sợ bị đánh giá.
Sáu là tư duy lại thời gian.
Khi đầu tư sản xuất kinh doanh, doanh nghiệp hiểu rằng tiền không chuyển thành hàng ngay vì còn phải đầu tư cho hàng trăm thứ như kho bãi, đội ngũ con người, nhà xưởng…mà thậm chí vài năm sau chưa thể hoàn vốn.
“Xu hướng của tương lai là có cách nào không cần đầu tư hay chờ đợi mà vẫn có sản phẩm để bán ra ngoài, đồng tiền quay vòng nhanh hơn trong một đơn vị thời gian, lời nhiều hơn”, ông Việt nói.
Đấy là chưa kể khi bán xong rồi cũng chưa thu tiền về được, vì còn một đống công nợ. Theo ông Việt, một yêu cầu nữa là tìm cách thu tiền về càng sớm càng tốt.
Bảy là nghĩ thêm về thông lệ tốt.
Dẫn nghiên cứu của Deloitte, ông Việt cho rằng, hệ thống quy trình chỉ giải quyết các vấn đề đã biết rõ, và biết giải pháp cụ thể.
Còn trong giai đoạn bất ổn như Covid, doanh nghiệp hãy tìm kiếm, học hỏi, nhặt nhạnh, gạn đục khơi trong để tìm các thông lệ tốt từ mô hình tương tự về áp dụng cho doanh nghiệp, tạo hệ thống học tập liên tục và thúc đẩy tính linh hoạt trong tổ chức.
Ngoài ra, quản trị linh hoạt dựa trên việc sử dụng dữ liệu để ra quyết định, tối ưu hóa quy trình và nâng cao hiệu suất cũng là hướng đi quan trọng được nhấn mạnh trong giai đoạn hiện nay.
Doanh nghiệp ‘già’ chuyển mình cùng thời đại
Dệt may chuyển mình với kinh tế tuần hoàn
Phát triển hiệu quả và bền vững theo hướng kinh tế tuần hoàn là chiến lược trọng tâm giúp ngành dệt may Việt Nam tham gia tích cực vào chuỗi giá trị toàn cầu và xây dựng thương hiệu riêng mang tầm quốc tế.
Cú chuyển mình của Sakuko Việt Nam
Việc thay đổi bộ nhận diện thương hiệu và đẩy mạnh chuyển đổi số cũng như tăng cường mở rộng điểm bán là một sự chuẩn bị kỹ càng của thương hiệu hàng Nhật nội địa Sakuko để bứt phá sau một thập kỷ, theo xu thế chuyển dịch của thời đại số.
Tân CEO Pharmacity: Đây là lúc ngành bán lẻ Việt Nam chuyển mình
CEO Pharmacity - bà Trần Tuệ Tri tin rằng, thị trường nhà thuốc trực tuyến có thể tăng gấp đôi quy mô trong vòng bốn năm tới, và sẽ tăng trưởng với tốc độ nhanh hơn nhiều so với hình thức bán hàng trực tiếp tại nhà thuốc.
Giám đốc SSI: Tài sản số sẽ tiến hóa nhanh gấp 10 lần chứng khoán
Với những tiềm năng của tài sản số, phía SSI mong muốn trở thành trung tâm của thị trường này, khi có cơ chế thí điểm sàn giao dịch.
Cú sốc thuế Mỹ: Thức tỉnh để thoát khỏi thế bị động
“Cơn lốc thuế quan” từ Mỹ đang khuấy đảo dòng chảy thương mại toàn cầu - đây chính là thời điểm doanh nghiệp Việt cần tái cấu trúc nền tảng, hành động linh hoạt và vững vàng hơn.
Đầu tư giáo dục theo cách của BITEX
Với Tổng giám đốc BITEX Trần Thanh Thảo, muốn đất nước phát triển mạnh mẽ thì không có con đường nào bền vững hơn đầu tư vào giáo dục.
Chọn 'nhân tài làm việc nước' từ góc nhìn GS. Trần Văn Thọ
Theo GS. Trần Văn Thọ, đội ngũ cán bộ hành chính cần được thi tuyển, đào tạo bài bản, cải thiện chế độ để nâng cao hiệu quả công việc, tránh nhũng nhiễu, tham nhũng.
Chủ tịch SHS tham vọng thay đổi tư duy 'chơi chứng khoán' của người Việt
Hai thập kỷ qua, “chơi chứng khoán” đã trở thành cụm từ quen thuộc trên thị trường chứng khoán Việt Nam. Mặc dù vậy, ông Đỗ Quang Vinh, Chủ tịch SHS muốn thay đổi tư duy “chơi” lâu đời đó, đặt niềm tin vào những giá trị dài hạn, bền vững hơn.
100 chuyện nghề: Lưu giữ ký ức và tiếp lửa nghề báo
“100 chuyện nghề” không chỉ là một tuyển tập kỷ niệm 100 năm Báo chí cách mạng Việt Nam (21/6/1925–21/6/2025), mà còn là nơi lưu giữ ký ức và tiếp nối ngọn lửa nghề báo.
Ưu đãi cực hời chờ “Gai con” tại Ocean City
Diễn ra trong 2 ngày 14 và 15/6 tại Ocean City - “thành phố lễ hội” phía Đông Hà Nội, concert “Anh trai vượt ngàn chông gai” không chỉ là sự trở lại hoành tráng của dàn nghệ sĩ hot hit với đại tiệc âm nhạc mãn nhãn - mãn nhĩ mà còn là cơ hội vàng để săn loạt ưu đãi cực hời đến từ hệ sinh thái Vingroup. Từ di chuyển, ăn uống, vui chơi cho đến mua sắm hay thậm chí... mua xe, tất cả đều đang “trải thảm” ưu đãi dành riêng cho hội “Gai con”.
Quốc hội 'chốt' tăng thuế tiêu thụ đặc biệt với nước ngọt và rượu bia
Quốc hội thông qua luật mới, áp thuế tiêu thụ đặc biệt với nước ngọt có đường và tăng mạnh mức thuế với rượu bia theo lộ trình đến 2031.
Giá vàng hôm nay 14/6: 'Tăng sốc' nhưng vẫn khan hiếm
Giá vàng hôm nay 14/6 tăng tiếp 200-300 nghìn đồng/lượng đối với cả vàng miếng và vàng nhẫn SJC, chỉ trong tuần này đã tăng hơn 3 triệu đồng/lượng.
Kỳ vọng làn sóng đầu tư mới từ Thụy Điển
Thủ tướng Phạm Minh Chính khẳng định Việt Nam gỡ bỏ rào cản thủ tục từ 1/7, kỳ vọng thúc đẩy làn sóng đầu tư mới từ Thụy Điển.
Hải Phòng - Thành phố cảng vươn tầm quốc tế, đâu là tâm điểm tiếp theo?
Hải Phòng đang từng bước khẳng định vị thế trên bản đồ quốc tế với các thế mạnh về cảng biển - logistics - công nghiệp xanh. Trong hành trình ấy, việc mở rộng phát triển ra những đô thị vệ tinh có lợi thế vị trí, hạ tầng, quỹ đất và quy hoạch hoàn chỉnh là xu hướng tất yếu.
FPT trở thành đối tác công nghệ chiến lược toàn cầu của Airbus
Thỏa thuận này mở ra cơ hội để FPT tham gia các dự án của Airbus trong các lĩnh vực dịch vụ khách hàng, dữ liệu lớn và điện toán đám mây.