Cú chuyển mình của Sakuko Việt Nam

Quỳnh Chi Thứ tư, 14/09/2022 - 10:44

Việc thay đổi bộ nhận diện thương hiệu và đẩy mạnh chuyển đổi số cũng như tăng cường mở rộng điểm bán là một sự chuẩn bị kỹ càng của thương hiệu hàng Nhật nội địa Sakuko để bứt phá sau một thập kỷ, theo xu thế chuyển dịch của thời đại số.

Thương hiệu hàng Nhật nội địa Sakuko ra mắt thị trường Việt Nam từ tháng 9/2011.

Lột xác về hình ảnh

Lần đầu tiên ra mắt thị trường Việt Nam vào tháng 9/2011, Công ty TNHH Bán lẻ Sakuko Việt Nam (trực thuộc Tập đoàn Sakuko Group - Osaka, Nhật Bản) ban đầu có hoạt động chính là kinh doanh các nhóm hàng Nhật nội địa phục vụ mẹ và bé.

Sau mười năm phát triển mạnh mẽ, trở thành doanh nghiệp tiên phong trong lĩnh vực phân phối và bán lẻ hàng Nhật nội địa tại Việt Nam, Sakuko muốn thoát ra khỏi hình bóng của một nhà bán lẻ chỉ tập trung cho phân khúc mẹ và bé, bởi hãng muốn ngày càng mở rộng, tiệm cận gần hơn tới số đông người tiêu dùng mọi đối tượng.

Muốn thoát ra khỏi hình ảnh cũ thì một trong những thứ quan trọng đầu tiên phải làm là lột xác về hình ảnh với việc thay đổi bộ nhận diện thương hiệu, một bước khởi đầu trong quá trình tái định vị thương hiệu và quản trị thương hiệu một cách toàn diện, nhất quán.

“Việc nhất quán nhận diện thương hiệu sẽ giúp tăng độ nhận diện và khắc sâu dấu ấn thương hiệu với đông đảo người tiêu dùng”, bà Cao Thị Dung, Giám đốc điều hành Công ty TNHH Bán lẻ Sakuko Việt Nam cho biết.

Với bộ nhận diện thương hiệu mới, Sakuko hướng tới các mục tiêu bền vững gồm: củng cố giá trị của doanh nghiệp; kiến tạo một tổ chức hạnh phúc; tin vào tiêu chuẩn, giá trị và văn hóa Nhật.

Việc tái định vị thương hiệu, theo lãnh đạo Sakuko Việt Nam, còn nhằm kết nối văn hóa trong nội bộ doanh nghiệp và cả truyền tải những giá trị văn hóa nổi bật đến với khách hàng. Từ đó, thương hiệu có thể kết nối mạnh mẽ hơn với khách hàng.

Trước đây, Logo Sakuko được lấy ý tưởng từ cửa gỗ Shoji hài hoà, cân đối, gợi nên sự an toàn, tin cậy và tiện lợi đúng như mục tiêu mà Sakuko hướng đến. Biểu tượng hoa anh đào trong logo thể hiện sức trẻ nhiệt huyết, tinh thần đoàn kết và sự kiên cường vượt qua mọi khó khăn của những con người Sakuko để trung thành với mục tiêu phụng sự khách hàng một cách bền bỉ, lâu dài.

Logo mang tầm nhìn trở thành biểu tượng niềm tin dẫn đầu Việt Nam về phân phối, bán lẻ hàng tiêu dùng Nhật nội địa, cung cấp các dịch vụ, ẩm thực và văn hóa đặc trưng của Nhật Bản phục vụ cho cuộc sống người Việt.

Từ tháng 7/2022, logo được cách điệu thêm và có nhiều thay đổi với chữ O. Chữ O trong Sakuko, cũng giống như vòng tròn Enso, tượng trưng cho sự đoàn kết, kỷ luật và công bằng. Đặc biệt, góc bên phải của chữ O được cách điệu hướng lên trên, thể hiện sự cải tiến, khát vọng phát triển không ngừng và ngày một đến gần hơn với sứ mệnh của Sakuko.

Theo chia sẻ của đại diện Sakuko, ở phần hình của logo mới này, những hình ảnh biểu trưng cho Nhật Bản được tiết chế lại với ý nghĩa văn hoá Nhật đã thấm đượm trong tâm hồn mỗi người nhân viên của Sakuko.

Hơn nữa, việc khắc sâu dấu ấn thương hiệu và tăng độ nhận diện trong lúc này chính là một bước đi lớn để khẳng định hình ảnh doanh nghiệp với người tiêu dùng hậu Covid-19.

Cú chuyển mình theo xu thế của Sakuko
Sakuko thay đổi bộ nhận diện thương hiệu

Tăng cường chuyển đổi số kết hợp mở rộng điểm bán

Tháng 9/2021 đánh dấu bước ngoặt lớn trong hành trình phát triển của Sakuko khi tròn một thập kỷ trên thị trường bán lẻ hàng nội địa Nhật tại Việt Nam. Trước cuộc cạnh tranh đầy khốc liệt cùng bối cảnh đại dịch kéo dài, Sakuko vẫn tiếp tục mở rộng thị phần thông qua việc liên tiếp khai trương các điểm bán mới tại Hà Nội và các khu vực tỉnh.

Giữa khủng hoảng Covid-19, Sakuko Store vẫn không ngừng mở rộng thị phần, tăng độ phủ trên toàn quốc thông qua việc mở điểm đều đặn từ đầu năm 2021 đến nay. Điển hình có thể kể đến các điểm đến như Sakuko tại Vinsmart, Gamuda Yên Sở, Ocean Park (Hà Nội), Quảng Bình, Thanh Hóa, Hà Giang.

Song song đó, hãng cũng đẩy mạnh kế hoạch phát triển bằng cách tinh chỉnh bộ máy, tối ưu hóa hoạt động để nâng cao chất lượng dịch vụ.

Sakuko là mô hình kinh doanh trực tiếp, mô hình kinh doanh theo chuỗi với sự hiện diện của các siêu thị đóng trên nhiều tuyến phố. Tuy nhiên, trong bối cảnh Covid-19 và chuyển đổi số, doanh nghiệp này xác định cần thay đổi để thích ứng và đổi mới sáng tạo trong môi trường mới, với trạng thái “bình thường mới".

Nhận thấy mô hình đa kênh là xu hướng bán lẻ quan trọng trong thời đại mới, Sakuko đã linh hoạt cách thức tiếp cận khách hàng để nâng cao năng lực cạnh tranh và giữ trọn thị phần.

Hãng triển khai chiến lược “mua hàng từ xa” bằng cách tối ưu hóa website sau quá trình nghiên cứu hành vi đặt hàng trên các nền tảng trực tuyến, biến sakukostore.com.vn trở thành trang thương mại điện tử mà ở đó khách vừa có thể mua hàng, đánh giá chất lượng, đưa ý kiến.

Hãng này cũng hợp tác với các đơn vị vận chuyển để khách không tiện tới siêu thị vẫn có thể nhận hàng và kiểm tra hàng tại nhà trong thời gian ngắn.

“Dịch bệnh cũng là cơ hội để Sakuko nhận thấy bản thân doanh nghiệp đã nhận được sự yêu quý của khách hàng rất nhiều. Khách hàng đã chủ động hỏi, mua hàng, chủ động đăng trên các hội nhóm (trên các mạng xã hội, trên các group chung cư/ tòa nhà), tham gia để hỗ trợ marketing cho Sakuko”, bà Dung cho biết.

Cú chuyển mình theo xu thế của Sakuko 1
Bà Cao Thị Dung, Giám đốc điều hành Công ty TNHH Bán lẻ Sakuko Việt Nam (thứ hai từ trái sang) chia sẻ tại một sự kiện về chuyển đổi số trong lĩnh vực bán lẻ.

Có thể nói, logistics đóng vai trò quan trọng trong tất cả các khâu trong chuỗi cung ứng nêu trên của doanh nghiệp. Vì vậy, khi đại dịch Covid-19 tới “gõ cửa”, cũng như các doanh nghiệp nhập khẩu khác, cái khó mà Sakuko gặp phải đối với lĩnh vực logistics chính là vấn đề đầu vào của sản phẩm, hàng hóa.

Ngoài ra, sau thời điểm Covid-19, Sakuko đã nhanh chóng thích nghi với trạng thái “bình thường mới”. Doanh nghiệp đã đẩy mạnh việc xây dựng App bán hàng Sakuko nhằm gia tăng trải nghiệm mua hàng online của khách hàng.

Còn đối với mô hình kinh doanh theo chuỗi như Sakuko, với mục tiêu song hành cùng người tiêu dùng, hãng xác định, những nơi khách cần thì Sakuko sẽ có mặt.

Đội ngũ nhân lực của Sakuko tham gia trực tiếp làm từ khâu mua hàng tại Nhật, đóng container, xuất khẩu container từ Nhật về Việt Nam. Sau đó nhập khẩu container hàng, triển khai kho vận, giao hàng ra siêu thị, vận chuyển hàng đến tay người tiêu dùng.

Các nhân viên đều được đào tạo bài bản cách bán hàng, giao tiếp với khách trên các sàn thương mại điện tử và đào tạo bán hàng qua phương thức livestream (phát trực tiếp).

Chuỗi siêu thị của Sakuko đã và đang đẩy mạnh phương thức bán hàng trực tuyến trên website kết hợp livestream trên nền tảng Facebook và Zalo. Nhờ quá trình đào tạo bài bản và đầy kỹ lưỡng, các buổi livestream của Sakuko đều thu hút được nhiều lượt tương tác cũng như sự hưởng ứng của khách hàng.

“Đại dịch Covid-19 đã làm thay đổi hoàn toàn cục diện ngành bán lẻ. Là một nhà bán lẻ Nhật Bản, chúng tôi đang tìm cách tận dụng sự thay đổi hành vi của khách hàng. Đặc biệt, khách hàng Việt Nam ngày càng có ý thức hơn về sức khỏe cũng như quan tâm đến chi tiêu của mình sau đại dịch. Mục tiêu của Sakuko là trở thành cầu nối giúp người Việt Nam mua sắm và sử dụng hàng hóa Nhật Bản chất lượng cao với giá cả hợp lý”, bà Dung nói.

Tích hợp ESG vào chiến lược thương hiệu

Tích hợp ESG vào chiến lược thương hiệu

Diễn đàn quản trị -  2 năm
Theo nhà sáng lập Richard Moore Associates, việc tích hợp chặt chẽ các tiêu chí ESG (môi trường - xã hội - quản trị) vào chiến lược thương hiệu không chỉ mang ý nghĩa tích cực với hoạt động kinh doanh mà còn góp phần củng cố danh tiếng cho thương hiệu.
Tích hợp ESG vào chiến lược thương hiệu

Tích hợp ESG vào chiến lược thương hiệu

Diễn đàn quản trị -  2 năm
Theo nhà sáng lập Richard Moore Associates, việc tích hợp chặt chẽ các tiêu chí ESG (môi trường - xã hội - quản trị) vào chiến lược thương hiệu không chỉ mang ý nghĩa tích cực với hoạt động kinh doanh mà còn góp phần củng cố danh tiếng cho thương hiệu.
Tham gia chuỗi cung ứng toàn cầu qua đường Nhật Bản

Tham gia chuỗi cung ứng toàn cầu qua đường Nhật Bản

Leader talk -  2 năm

Việc thúc đẩy hợp tác với các đối tác Nhật Bản vốn đang giữ vai trò là mắt xích quan trọng trong chuỗi cung ứng toàn cầu sẽ giúp doanh nghiệp Việt Nam gia tăng năng lực về cả sản xuất lẫn quản trị.

Bà chủ Việt thu ngàn tỷ nhờ làm 'cánh cổng' đưa hàng Nhật vào Việt Nam

Bà chủ Việt thu ngàn tỷ nhờ làm 'cánh cổng' đưa hàng Nhật vào Việt Nam

Doanh nghiệp -  6 năm

Lê Vân Mây đã đưa Hoa Sen từ một doanh nghiệp bán buôn và kho vận nhỏ lẻ trở thành một nhà phân phối lớn các sản phẩm tã, sữa công thức cho trẻ và thực phẩm Nhật Bản.

CEO ngân hàng Nhật: Việt Nam cần minh bạch doanh nghiệp để thúc đẩy cổ phần hóa

CEO ngân hàng Nhật: Việt Nam cần minh bạch doanh nghiệp để thúc đẩy cổ phần hóa

Leader talk -  6 năm

"Cải cách DNNN là đặc biệt quan trọng và sẽ là chìa khoá thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế Việt Nam".

Hàng Nhật “đổ bộ” vào cửa hàng tiện lợi Việt

Hàng Nhật “đổ bộ” vào cửa hàng tiện lợi Việt

Tiêu điểm -  6 năm

Bắt đầu từ ngày 1-11, 76 sản phẩm, trong đó chủ yếu là thực phẩm, thức uống, sách tranh cho trẻ em, kem, bánh kẹo Nhật sẽ được đưa vào bán tại hệ thống các cửa hàng tiện lợi, trung tâm thương mại tại Việt Nam.

Chất lượng lao động vẫn là bài toán khó giải

Chất lượng lao động vẫn là bài toán khó giải

Leader talk -  4 giờ

Thiếu hụt kỹ năng và kinh nghiệm quản lý là những thách thức thị trường lao động Việt Nam phải đối mặt khi hướng đến nguồn nhân lực chất lượng cao.

DRH Holdings nêu phương án khắc phục cổ phiếu bị đình chỉ giao dịch

DRH Holdings nêu phương án khắc phục cổ phiếu bị đình chỉ giao dịch

Doanh nghiệp -  4 giờ

Chậm nhất đến ngày 25/9, DRH Holdings sẽ công bố báo cáo thường niên năm 2023 và dự kiến tổ chức đại hội đồng cổ đông 2024 vào tháng 11.

MoMo quyên góp hỗ trợ đồng bào bị ảnh hưởng bởi bão số 3

MoMo quyên góp hỗ trợ đồng bào bị ảnh hưởng bởi bão số 3

Nhịp cầu kinh doanh -  4 giờ

MoMo ghi nhận số tiền đóng góp hơn 735 triệu đồng tính đến 14h30 ngày 10/9/2024 qua nền tảng Heo Đất MoMo hỗ trợ đồng bào bị ảnh hưởng bởi bão số 3.

Bộ nông nghiệp yêu cầu khẩn đóng cửa xả đáy hồ thủy điện

Bộ nông nghiệp yêu cầu khẩn đóng cửa xả đáy hồ thủy điện

Phát triển bền vững -  6 giờ

Thủy điện Hòa Bình và Tuyên Quang đóng dần các cửa xả nhằm điều tiết lũ, giảm thiểu nguy cơ ngập úng khu vực hạ du.

Báo cáo nhanh ngày 10/9 của Cục quản lý đê điều về tình trạng mưa lũ miền Bắc

Báo cáo nhanh ngày 10/9 của Cục quản lý đê điều về tình trạng mưa lũ miền Bắc

Tiêu điểm -  6 giờ

Mưa lũ lớn ở nhiều tỉnh miền Bắc, nhất là Yên Bái, Lào Cai, Hà Giang vượt mức báo động, đe dọa vỡ đê điều, ngập sâu nhiều khu vực, gây thiệt hại về người và tài sản.

Thế khó của xe điện Trung Quốc ở thị trường Việt Nam

Thế khó của xe điện Trung Quốc ở thị trường Việt Nam

Tiêu điểm -  6 giờ

Thị trường ô tô điện Việt Nam đang trở nên sôi động hơn bao giờ hết khi nhiều thương hiệu xe điện lớn đến từ Trung Quốc như BYD, Geely Holding đã chính thức gia nhập.

'Dầu bôi trơn' cho thực hành ESG trong doanh nghiệp

'Dầu bôi trơn' cho thực hành ESG trong doanh nghiệp

Diễn đàn quản trị -  8 giờ

Người lao động thực hành ESG căn cứ vào cam kết của lãnh đạo và các giải pháp phát triển bền vững của doanh nghiệp.