Phát triển bền vững

Bức tranh chuyển đổi bền vững nông nghiệp miền Tây

Phạm Sơn Thứ năm, 08/09/2022 - 11:01

Với tầm nhìn, tư duy phát triển mới, ngành nông nghiệp Đồng bằng sông Cửu Long đang tích cực chuyển đổi để tạo ra những giá trị mới và cơ hội mới hướng đến phát triển bền vững và thuận thiên.

Là tỉnh duy nhất của Đồng bằng sông Cửu Long có địa bàn nằm ở cả 2 bên bờ sông Hậu, An Giang sở hữu nhiều tiềm lực về phát triển kinh tế, đặc biệt là nông nghiệp và du lịch.

Tuy nhiên, cũng giống như các tỉnh, thành phố miền Tây, An Giang từ nhiều năm nay phải đối diện với những thách thức mang tính vùng. Đó là sự chìm dần của nền đất, là biến đổi khí hậu khiến những hiện tượng cực đoan xuất hiện ngày càng dày đặc. Miền Tây cũng là vùng trũng của cả nước về đầu tư, cơ sở hạ tầng, y tế, giáo dục.

Ý thức được những thách thức, dựa trên Kế hoạch châu thổ sông Cửu Long (Mekong Delta Plan) được Chính phủ Hà Lan hỗ trợ xây dựng vào năm 2013 và Nghị quyết 120/NQ-CP năm 2017, theo ông Trần Anh Thư, Phó chủ tịch UBND tỉnh An Giang, suốt nhiều năm qua, An Giang đã từng bước định hình chiến lược phát triển bền vững phù hợp với định hướng phát triển của vùng.

Quản lý nguồn nước và an ninh lương thực là 2 trong số những trụ cột phát triển bền vững của tỉnh An Giang. Trong đó, đối với quản lý nguồn nước, An Giang chủ trương phát triển dự án trữ nước ngọt kết hợp với nuôi trồng thủy sản, phát triển năng lượng và du lịch, tạo đa giá trị phục vụ sinh kế người dân.

Đối với an ninh lương thực, An Giang đăng ký với Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn 150 nghìn héc ta lúa trong Đề án 1 triệu héc ta lúa chất lượng cao. Canh tác lúa được An Giang chia thành 4 vùng chuyên canh, sản xuất bền vững theo mô hình SRP.

Bỏ tư duy ''vựa lúa'', miền Tây thuận thiên để phát triển bền vững

Nông nghiệp bền vững cũng là chủ trương được tỉnh Hậu Giang tích cực và chủ động triển khai. Ông Trương Thịnh Tuyên, Phó chủ tịch UBND tỉnh Hậu Giang, cho biết, nông nghiệp bền vững của tỉnh hướng đến “mục tiêu kép”, vừa gia tăng giá trị, tăng thu nhập cho người dân, vừa bảo vệ môi trường, bảo vệ nguồn nước, đất đai và sinh thái.

Thực hiện những mục tiêu này, Hậu Giang ứng dụng công nghệ thông tin, công nghệ cơ giới hóa vào tất cả các khâu, từ canh tác cho đến thu hoạch, bảo quản sau thu hoạch, chế biến và xúc tiến thương mại.

Một giải pháp khác là mô hình kinh tế tuần hoàn, nông nghiệp hữu cơ hiện đang được tỉnh thí điểm và vận động người dân tham gia.

Tại Bến Tre, địa phương có thế mạnh lớn về nhiều loại nông sản, từ trái cây cho đến thủy sản, chuyển đổi nông nghiệp bền vững được thực hiện qua việc thiết lập hệ thống truy xuất nguồn gốc, gắn liền sản xuất với thị trường thông qua các liên kết ngang và dọc.

Chuyển đổi để thuận thiên

Theo TS. Trần Công Thắng, Viện trưởng Viện Chính sách và chiến lược phát triển nông nghiệp nông thôn, khu vực Đồng bằng sông Cửu Long là vùng đặc thù, với nhiều điều kiện thiên nhiên và thổ nhưỡng phù hợp với phát triển nông nghiệp.

Vì vậy, không có gì khó hiểu khi vùng đất Chín Rồng được định hướng trở thành vựa nông sản, được giao nhiệm vụ duy trì an ninh lương thực cho đất nước.

Tuy nhiên, đối diện với những thách thức lớn như sự sụt lún, sạt lở đất, sự chìm dần của nền đất cùng những hiện tượng thời tiết cực đoan như hạn hán, xâm nhập mặn, lũ lụt… do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu, nhiều câu hỏi lớn đã được đặt ra với định hướng phát triển nông nghiệp của vùng. Theo ông Thắng, đây chính là động cơ và cũng là cơ hội để nông nghiệp miền Tây thực hiện chuyển đổi.

Quan điểm thuận thiên trong nghị quyết 120/NQ-CP cùng tư duy mới, tầm nhìn mới, giá trị mới và cơ hội mới được đưa ra tại Quy hoạch vùng Đồng bằng sông Cửu Long giai đoạn 2021 – 2030, tầm nhìn 2045, đã đặt ra hướng đi mới cho nông nghiệp của miền Tây.

Chìa khóa đưa đồng bằng sông Cửu Long mang thương hiệu thế giới

Chuyển đổi nông nghiệp miền Tây đang diễn ra trên nhiều khía cạnh. Đầu tiên là chuyển đổi cơ cấu theo hướng giảm bớt tỷ trọng lúa gạo, tăng tỷ trọng thủy sản và cây ăn quả, từ đó tận dụng hiệu quả cả nguồn nước mặn, nước lợ, tạo ra giá trị ngay trong điều kiện khắc nghiệt của thời tiết, khí hậu.

Tiếp theo là chuyển đổi theo hướng bền vững, giảm phát thải, áp dụng công nghệ 4.0, đảm bảo các tiêu chuẩn khắt khe để xuất khẩu sang nước ngoài. Công nghiệp chế biến cũng được đẩy mạnh để đa dạng hóa và đa giá trị hóa cho nông sản.

Đối với lâm nghiệp, Đồng bằng sông Cửu Long tập trung phục hồi, phát triển rừng ngập mặn và xây dựng các khu bảo tồn, từ đó bảo vệ đa dạng sinh học, giữ đất, giữ nước phục vụ đời sống kinh tế, xã hội, đồng thời đem lại tiềm năng phát triển du lịch sinh thái.

Định hướng cho chuyển đổi nông nghiệp miền Tây, dựa trên những thực tiễn đã diễn ra và yêu cầu trong bối cảnh mới, ông Thắng đúc kết, điều đầu tiên là phải đi theo hướng thuận thiên, tận dụng điều kiện tự nhiên làm lợi thế. Thứ hai là nông nghiệp thích ứng với biến đổi khí hậu.

Thứ ba là nông nghiệp bền vững, nông nghiệp sinh thái, gắn liền với phát triển trung tâm nông sản đầu mối và trung tâm công nghiệp năng lượng. Cuối cùng là thay đổi tư duy phát triển, tập trung vào những tư duy mới như chuyển từ sản xuất nông nghiệp sang kinh tế nông nghiệp, nông nghiệp đa giá trị, nuôi biển…

Gỡ khó cho chuyển đổi nông nghiệp miền Tây

Đạt được nhiều thành tựu đáng ghi nhận trong chuyển đổi nông nghiệp theo hướng thuận thiên và phát triển bền vững nhưng đối với tỉnh An Giang, vẫn còn một chặng đường dài với nhiều mục tiêu, tầm nhìn phía trước. Để hoàn thành những mục tiêu này, An Giang cần thêm động lực.

“Động lực quan trọng nhất để thúc đẩy là những chính sách đặc thù làm tiền đề”, Phó chủ tịch UBND tỉnh An Giang nhấn mạnh tại Tọa đàm Hợp lực để chuyển đổi bền vững vùng Đồng bằng sông Cửu Long do Đại sứ quán Vương quốc Hà Lan tại Việt Nam và Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn tổ chức.

Đồng quan điểm với lãnh đạo tỉnh An Giang, ông Nguyễn Minh Cảnh, Phó chủ tịch UBND tỉnh Bến Tre cũng nhấn mạnh vai trò của chính sách trong chuyển đổi nông nghiệp theo hướng bền vững.

‘4 chữ mới’ cho miền Tây phát triển

Theo ông Cảnh, thời gian qua đã có nhiều chính sách hướng đến phát triển bền vững Đồng bằng sông Cửu Long, tuy nhiên vẫn dàn trải và chưa đủ sức hút để mời gọi doanh nghiệp đầu tư. Hiện tại, với sự vào cuộc tích cực của Bộ Kế hoạch và đầu tư, ông Cảnh kỳ vọng sẽ tạo ra những cơ chế mới để tập trung nguồn lực cho Bến Tre cũng như cho toàn vùng.

Hạ tầng giao thông là nút thắt khiến vùng đất Chín Rồng chưa thể cất cánh. Điều này cũng được lãnh đạo tỉnh Bến Tre đề xuất nhanh chóng có giải pháp tháo gỡ.

Một vấn đề khác được tỉnh Bến Tre nhấn mạnh là việc thực hiện các đề tài nghiên cứu khoa học. Hiện tại, các đề tài khoa học tại địa phương chủ yếu được thực hiện ở các viện nghiên cứu, trường đại học, hiệu quả thực tiễn không cao. Ông Cảnh đề nghị cần có cơ chế hỗ trợ vốn cho doanh nghiệp cũng tham gia nghiên cứu, từ đó cho ra đời những giải pháp phù hợp để giải quyết những thách thức vùng đang gặp phải.

Liên quan đến nghiên cứu khoa học, Phó chủ tịch UBND tỉnh Hậu Giang cũng đề nghị đội ngũ chuyên gia và nhà khoa học tích cực nghiên cứu để đưa ra một số mô hình khả thi thích ứng với biến đổi khí hậu, từ đó nâng tầm hiệu quả chuyển đổi nông nghiệp.

“Có mô hình cụ thể tạo ra hiệu quả thì có thể tuyên truyền để người dân hiểu và tích cực tham gia, lấy đó làm tiền đề thực hiện mục tiêu chuyển đổi nông nghiệp bền vững, ông Tuyên trao đổi với Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn và Đại sứ quán Vương quốc Hà Lan tại Việt Nam.

Sáng Dubai lại nhớ chiều miền Tây

Sáng Dubai lại nhớ chiều miền Tây

Ống kính -  2 năm

Buổi sớm mai cái nóng đến trước cả những tia nắng mặt trời đầu tiên, những cô gái son phấn loạng choạng về nhà sau đêm tiệc tùng thâu đêm tận sáng . Dubai lại bắt đầu một ngày mới trong cái nóng hầm hập đầu hè và sự nhộn nhịp của một điểm nút giao thông và giao thương khổng lồ của thế giới, đông nghịt khách từ bốn phương trời bất kể ngày đêm.

Bỏ tư duy ''vựa lúa'', miền Tây thuận thiên để phát triển bền vững

Bỏ tư duy ''vựa lúa'', miền Tây thuận thiên để phát triển bền vững

Phát triển bền vững -  2 năm

Quan điểm mới về nông nghiệp miền Tây được đưa ra tại Nghị quyết 120/NQ-CP năm 2017, là quan điểm “thuận thiên”, canh tác nông nghiệp phù hợp với điều kiện tự nhiên, không tìm cách can thiệp thô bạo vào thiên nhiên.

Làm cao tốc miền Tây: Không ‘bám’ theo khu dân cư

Làm cao tốc miền Tây: Không ‘bám’ theo khu dân cư

Tiêu điểm -  2 năm

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính cho biết, chủ trương để xây dựng hạ tầng đường bộ cho Đồng bằng sông Cửu Long là “qua sông thì bắc cầu, qua núi thì đào hầm và qua đồng ruộng thì đổ đất”, tránh việc “bám” theo khu dân cư, vừa tốn chi phí giải phóng mặt bằng, vừa làm ảnh hưởng đến đời sống nhân dân.

‘4 chữ mới’ cho miền Tây phát triển

‘4 chữ mới’ cho miền Tây phát triển

Tiêu điểm -  2 năm

Quy hoạch vùng đồng bằng sông Cửu Long nhấn mạnh 4 chữ mới, bao gồm tư duy mới, tầm nhìn mới, cơ hội mới và giá trị mới.

Kiến tạo ‘nền tảng’ kinh tế xanh từ chuyển đổi số

Kiến tạo ‘nền tảng’ kinh tế xanh từ chuyển đổi số

Phát triển bền vững -  39 phút

Chuyển đổi số muốn hiệu quả cần hệ sinh thái đồng bộ, kết nối giữa công nghệ, con người và môi trường, hướng tới phát triển xanh và bền vững.

Cơ hội vàng cho ngành nhựa ‘kể câu chuyện khác’

Cơ hội vàng cho ngành nhựa ‘kể câu chuyện khác’

Phát triển bền vững -  2 ngày

Ngành nhựa đứng trước cơ hội chuyển mình, từ một ngành công nghiệp bị định kiến trở thành ngành công nghiệp hiện đại, có trách nhiệm và bền vững.

Chủ tịch HanelPT Trần Thị Thu Trang: Đừng coi ESG là gánh nặng

Chủ tịch HanelPT Trần Thị Thu Trang: Đừng coi ESG là gánh nặng

Phát triển bền vững -  6 ngày

Bà Trần Thị Thu Trang - Chủ tịch HanelPT khẳng định ESG chính là cơ hội thúc đẩy tăng trưởng bền vững cho doanh nghiệp, mang lại lợi ích kinh tế và xã hội lâu dài.

SCG tiết lộ lợi ích nhận được tại Việt Nam từ cam kết phát triển bền vững

SCG tiết lộ lợi ích nhận được tại Việt Nam từ cam kết phát triển bền vững

Phát triển bền vững -  6 ngày

Báo cáo phát triển bền vững năm 2024 của SCG hé lộ, tập đoàn đã nhận được ưu đãi hơn 500 triệu baht, tương đương khoảng 400 tỷ đồng tại Việt Nam. Những năm trước đó, SCG cũng nhận được mức ưu đãi tương đương.

Việt Nam ở đâu trong cuộc chiến chống rác thải nhựa toàn cầu

Việt Nam ở đâu trong cuộc chiến chống rác thải nhựa toàn cầu

Phát triển bền vững -  6 ngày

Không phải là quốc gia top đầu gây ô nhiễm, Việt Nam còn đang có những đóng góp tích cực cho cuộc chiến chống rác thải nhựa toàn cầu.

Cơn khát môi giới giữa thời bùng nổ dự án bất động sản

Cơn khát môi giới giữa thời bùng nổ dự án bất động sản

Bất động sản -  20 phút

Khi nguồn cung tăng tốc, bài toán ai sẽ bán và bán được hàng đang tái định hình lại vai trò chiến lược của các sàn môi giới bất động sản trên thị trường.

Kiến tạo ‘nền tảng’ kinh tế xanh từ chuyển đổi số

Kiến tạo ‘nền tảng’ kinh tế xanh từ chuyển đổi số

Phát triển bền vững -  39 phút

Chuyển đổi số muốn hiệu quả cần hệ sinh thái đồng bộ, kết nối giữa công nghệ, con người và môi trường, hướng tới phát triển xanh và bền vững.

Chính phủ yêu cầu kiểm soát đà tăng giá bất động sản

Chính phủ yêu cầu kiểm soát đà tăng giá bất động sản

Tiêu điểm -  1 giờ

Thủ tướng yêu cầu khẩn trương đưa ra phương án để tăng khả năng tiếp cận nhà ở của người dân, mở rộng nguồn cung.

Sống giữa trung tâm, dẫn đầu xu hướng tại The K-Park Avenue

Sống giữa trung tâm, dẫn đầu xu hướng tại The K-Park Avenue

Nhịp cầu kinh doanh -  1 giờ

Giữa đà tăng trưởng mạnh mẽ của bất động sản Thanh Hóa, một tọa độ vàng đang trở thành “tâm chấn” hấp dẫn giới đầu tư và người mua ở thực. Đó chính là K-Park Avenue (Vinhomes Star City), phân khu căn hộ cao cấp tọa lạc trên Đại lộ Hùng Vương - trục huyết mạch trung tâm thành phố.

SHB lưu ý khách hàng tổ chức cần sinh trắc học với người đại diện trước 1/7/2025

SHB lưu ý khách hàng tổ chức cần sinh trắc học với người đại diện trước 1/7/2025

Nhịp cầu kinh doanh -  1 giờ

Ngân hàng TMCP Sài Gòn – Hà Nội (SHB) thông báo về việc bổ sung thông tin sinh trắc học đối với người đại diện hợp pháp của khách hàng tổ chức trước ngày 1/7/2025.

Đổi mới tư duy, nâng tầm tham mưu chiến lược tuyên giáo, dân vận trong giai đoạn mới

Đổi mới tư duy, nâng tầm tham mưu chiến lược tuyên giáo, dân vận trong giai đoạn mới

Tiêu điểm -  1 giờ

Đảng bộ Ban Tuyên giáo và dân vận Trung ương sẽ đổi mới mạnh mẽ tư duy, nâng cao chất lượng tham mưu, ứng dụng công nghệ, đặc biệt là trí tuệ nhân tạo trong kỷ nguyên số.

Tìm hướng 'dìu dắt' 5 triệu hộ kinh doanh lên doanh nghiệp

Tìm hướng 'dìu dắt' 5 triệu hộ kinh doanh lên doanh nghiệp

Tiêu điểm -  2 giờ

Nâng cấp 5 triệu hộ kinh doanh đang hoạt động để đạt được mục tiêu cả nước có 2 triệu doanh nghiệp theo Nghị quyết 68 là hoàn toàn khả thi.