Giải bài toán vốn ngân sách cho vành đai 4 TP.HCM

Nguyễn Cảnh Thứ ba, 05/09/2023 - 15:23

Đồng Nai và Long An đang gặp nhiều khó khăn trong việc bố trí vốn ngân sách cho dự án vành đai 4 TP.HCM.

Hướng tuyến dự án đường vành đai 4 - TP.HCM

Dự án vành đai 4 TP.HCM gần 198km đi qua Bà Rịa - Vũng Tàu, Đồng Nai, Bình Dương, TP.HCM và Long An, tổng mức đầu tư khoảng 100.000 tỷ đồng.

Đoạn qua Đồng Nai dài 45km hiện đang được hoàn chỉnh hồ sơ báo cáo nghiên cứu tiền khả thi và dự kiến khởi công trong năm 2025, hoàn thành vào năm 2027.

Trong cơ cấu 16.950 tỷ đồng tổng mức đầu tư chưa bao gồm lãi vay của dự án, vốn ngân sách nhà nước khoảng 8.307 tỷ đồng, riêng giải phóng mặt bằng Đồng Nai phải chi 7.850 tỷ đồng bằng vốn ngân sách của tỉnh. 

Đây là một áp lực lớn đối với tỉnh Đồng Nai bởi tỉnh cũng đang phải bố trí một nguồn vốn ngân sách khá lớn cho dự án vành đai 3 TP.HCM và cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu. 

Với lý do khó cân đối nguồn vốn ngân sách cũng như không đảm bảo nguồn vốn đầu tư các dự án trọng điểm khác của địa phương, UBND tỉnh Đồng Nai đề xuất được giao là cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong thẩm định phê duyệt chủ trương đầu tư dự án vành đai 4 TP.HCM. Đồng thời, tỉnh cũng kiến nghị Chính phủ hỗ trợ khoảng 5.000 tỷ đồng vốn ngân sách Trung ương để thực hiện bồi thường, hỗ trợ và tái định cư phục vụ dự án.

Với khoảng 78km chiều dài thuộc dự án, Long An cũng đang gặp khó khăn lớn trong việc bố trí vốn thực hiện. Tổng mức đầu tư dự án phân kỳ giai đoạn 1 vào khoảng 45.820 tỷ đồng, trong đó, riêng chi phí giải phóng mặt bằng đã mất khoảng 18.650 tỷ đồng.

Tổng vốn ngân sách nhà nước tham gia vào dự án gần 25.920 tỷ đồng trong đó Long An phải chi 23.419 tỷ đồng. Quá trình chuẩn bị hồ sơ báo cáo tiền khả thi dự án cho thấy, vướng mắc lớn nằm ở chỗ, việc sử dụng vốn ngân sách nhà nước cho dự án vượt quá 50% tổng vốn là chưa phù hợp điều 69 Luật PPP.

Để xử lý vướng mắc nêu trên, tỉnh Long An đã xây dựng nhiều phương án quy mô đầu tư và kịch bản tài chính. Tuy nhiên, ở tất cả kịch bản, nếu điều chỉnh tỷ lệ vốn góp của Nhà nước tham gia vào dự án dưới 50% tổng mức đầu tư thì thời gian hoàn vốn sẽ phải từ 25 năm trở lên, sẽ khó thu hút được nhà đầu tư tham gia vào dự án. Do đó, phương án thực hiện dự án theo hình thức PPP theo đúng tiến độ kế hoạch đề ra như trên là rất khó khả thi.

Một vấn đề nữa đáng chú ý, ban đầu UBND tỉnh Long An được giao triển khai thực hiện dự án, tuy nhiên, tới tháng 8 vừa qua, vai trò đầu mối điều phối các dự án xây dựng vành đai 4 TP.HCM đã được giao lại cho UBND TP.HCM.

Trước những khó khăn đó, UBND tỉnh Long An đã đề xuất loạt cơ chế đặc thù để gỡ khó cho việc thực hiện dự án. Cụ thể, tỉnh đề nghị Chính phủ cho tách riêng việc bồi thường, hỗ trợ, giải phóng mặt bằng dự án thành một dự án độc lập và sử dụng vốn ngân sách nhà nước để thực hiện với chi phí khoảng 18.650 tỷ đồng.

Với cách thức này, dự án chỉ còn phần xây dựng với tổng mức đầu tư khoảng 27.160 tỷ đồng, như vậy ngân sách nhà nước chỉ phải tham gia khoảng 7.260 tỷ đồng (chiếm khoảng 27%, phù hợp quy định tại điều 69 Luật PPP).

Tỉnh cũng đề xuất được Chính phủ hỗ trợ gần 21.080 tỷ đồng để phục vụ xây dựng dự án này. Đồng thời, tỉnh cũng kiến nghị Quốc hội cho phép (trong 2 năm kể từ khi được Quốc hội thông qua chủ trương đầu tư), người đứng đầu cơ quan thẩm quyền xem xét, quyết định chỉ định thầu trong quá trình triển khai dự án đối với các gói thầu tư vấn, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư…

Dự án vành đai 4 TP.HCM dài gần 198km, đi qua 5 tỉnh thành (Bà Rịa - Vũng Tàu, Đồng Nai, Bình Dương, TP.HCM và Long An) với tổng mức đầu tư khoảng 100.000 tỷ đồng. Dự án được Thủ tướng phê duyệt quy hoạch chi tiết (hồi tháng 9/2011) với quy mô kỹ thuật là cao tốc đô thị, mặt cắt ngang 6 - 8 làn xe, tốc độ 60 - 80km/giờ.
Điểm đầu dự án giao với cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu tại thị xã Phú Mỹ, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, hướng về sân bay quốc tế Long Thành; giao cao tốc TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây; giao với QL1, cắt QL.22 tại Củ Chi, qua thị trấn Bến Lức (Long An); giao cắt với cao tốc TP.HCM - Trung Lương. Điểm cuối nối với đường trục Bắc - Nam tại khu đô thị cảng Hiệp Phước, TP.HCM.
Đây là dự án hạ tầng trọng điểm của khu vực phía Nam, góp phần giải quyết ùn tắc giao thông trên các tuyến đường nội đô và luồng xe di chuyển từ miền Tây về trung tâm TP.HCM.

Selex Motors đem giao thông xanh đến Đà Nẵng

Selex Motors đem giao thông xanh đến Đà Nẵng

Doanh nghiệp -  6 giờ

Selex Motors tin rằng, giải pháp "đổi pin như đổ xăng" sẽ thúc đẩy giao thông xanh tại Việt Nam, cũng như sự phổ cập của xe máy điện.

Thách thức đưa ba luật liên quan đến bất động sản vào thực tiễn

Thách thức đưa ba luật liên quan đến bất động sản vào thực tiễn

Tiêu điểm -  7 giờ

Đẩy mạnh phổ biến và tập huấn các quy định mới về pháp luật đất đai, nhà ở và kinh doanh bất động sản là một yêu cầu cấp bách

Coteccons tham vọng ‘Go Global’

Coteccons tham vọng ‘Go Global’

Doanh nghiệp -  9 giờ

Chủ tịch Bolat Duisenov chia sẻ, đây là chiến lược của mang tên “follow the client" – theo chân khách hàng của Coteccons.

Idico liên tục mở rộng quỹ đất khu công nghiệp

Idico liên tục mở rộng quỹ đất khu công nghiệp

Doanh nghiệp -  10 giờ

Việc được phê duyệt thêm những dự án khu công nghiệp mới hoặc mở rộng được kỳ vọng giúp Idico có nền tảng thúc đẩy tăng trưởng trong trung và dài hạn.

Chuyển nhầm tiền không lo khi đã có chuyên gia 'check var' ChatPay

Chuyển nhầm tiền không lo khi đã có chuyên gia 'check var' ChatPay

Nhịp cầu kinh doanh -  11 giờ

ChatPay của TPBank cập nhật hàng loạt cải tiến mới, giao dịch nhanh – tiện lợi, rảnh tay hơn bao giờ hết và vẫn bảo mật tuyệt đối với tính năng “paste to pay”.

CEO Truedoc: Khởi nghiệp lĩnh vực y tế không thể có đường tắt

CEO Truedoc: Khởi nghiệp lĩnh vực y tế không thể có đường tắt

Doanh nghiệp -  12 giờ

Startup Truedoc sau khi sáp nhập cùng AiHealth đã nhận đầu tư từ quỹ TNB Aura và trở thành một "hiện tượng" của thị trường khởi nghiệp trong mùa đông gọi vốn.

CEO Đào Thế Vinh chia sẻ về thị trường thịt thế giới và 'khẩu vị' của Golden Gate

CEO Đào Thế Vinh chia sẻ về thị trường thịt thế giới và 'khẩu vị' của Golden Gate

Phát triển bền vững -  12 giờ

"Nhu cầu nhập khẩu thịt của Việt Nam chắc chắn sẽ tăng trong năm 2025 khi thương mại thịt và các sản phẩm từ thịt trên thế giới được dự báo sẽ phục hồi sau 2 năm sụt giảm liên tiếp".