Tiêu điểm
Gián đoạn kinh doanh vì loay hoay thủ tục hành chính
Hướng dẫn thiếu rõ ràng trong thực hiện thủ tục hành chính liên quan đến đăng ký doanh nghiệp khiến các giao dịch, hoạt động kinh doanh bị gián đoạn, rủi ro pháp lý gia tăng.
Công ty TNHH Yamaha Motor Việt Nam mới đây cho biết đã gặp phải một số vướng mắc trong quá trình thực hiện các thủ tục liên quan đến đăng ký doanh nghiệp theo quy định.
Khi doanh nghiệp ban hành quyết định thay đổi người đại diện theo pháp luật vào giữa tháng 3/2022, quyết định có hiệu lực từ ngày ban hành và người đại diện mới sẽ đảm nhận kể từ ngày 1/4 cùng năm.
Yamaha Motor Việt Nam sau đó đã nộp hồ sơ lên Sở Kế hoạch và đầu tư Hà Nội, nhận được Giấy chứng nhận doanh nghiệp (ERC) mới vào ngày 27/03/2022.
Tuy nhiên, khi doanh nghiệp làm việc với các đối tác và cơ quan nhà nước, các văn bản, hợp đồng do người đại diện cũ ký trong giai đoạn từ ngày 27/03/2022 tới ngày 30/3/2022 (trước ngày người đại diện mới đảm nhiệm) đều bị từ chối.
Nguyên nhân là bởi ERC mới đã cập nhật thông tin người đại diện trong khi doanh nghiệp chưa có ERC mới và ERC cũ vẫn ghi tên người đại diện cũ.
Công ty này cũng đã trình nộp quyết định về việc bổ nhiệm người đại diện mới nhưng các đối tác và cơ quan nhà nước vẫn từ chối.
“Việc này đã dẫn đến vấn đề các giao dịch, hoạt động kinh doanh bị gián đoạn, cũng như dẫn tới rủi ro pháp lý cho Yamaha Motor Việt Nam và người đại diện theo pháp luật mới (đã làm việc nhưng chưa có giấy phép lao động và thẻ tạm trú)”, doanh nghiệp này cho biết.
Do đó, Yamaha Motor Việt Nam trong văn bản kiến nghị mới đây đề xuất, cần làm rõ cụm từ “Ngày có thay đổi” trong Luật Doanh nghiệp là “Ngày doanh nghiệp có quyết định thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp”.
Ngoài ra, việc thực hiện các hoạt động liên quan đến đăng ký doanh nghiệp cũng có nhiều tranh luận về hiệu lực giấy ủy quyền của công ty đã được ký bởi người đại diện theo pháp luật cũ.
Yamaha Motor Việt Nam cho biết, do đặc thù công ty nên doanh nghiệp này thường thay đổi người đại diện định kỳ 4 – 5 năm một lần.
Điều này dẫn tới việc mỗi khi doanh nghiệp có thay đổi người đại diện sẽ nhận được yêu cầu của đối tác và cơ quan nhà nước về việc nộp lại giấy ủy quyền mới do người đại diện mới ký.
Việc này gây nên số lượng công việc phát sinh lớn với hàng chục giấy ủy quyền cần ký lại mà nội dung không thay đổi.
Doanh nghiệp này băn khoăn: “Liệu các giấy tờ khác của công ty ký bởi người đại diện theo pháp luật cũ ký cũng có cần phải làm lại, ký lại hay không, ví dụ các quyết định, văn bản chấp thuận, phân công, giao việc…”
Về vấn đề này, Yamaha Motor Việt Nam cho rằng, mọi giấy tờ, bao gồm cả giấy ủy quyền đã ban hành bởi công ty, đóng dấu công ty, nếu còn thời gian hiệu lực và nội dung không có gì thay đổi thì vẫn giữ nguyên giá trị pháp lý mà không cần phải thay bằng giấy ủy quyền mới với chữ ký của người đại diện mới.
Cùng với đó, người đại diện theo pháp luật mới sẽ được kế thừa mọi vấn đề đã được người đại diện cũ để lại.
Tuy nhiên, doanh nghiệp này cũng rất băn khoăn liệu việc thực hiện như vậy có đúng hay không và cần có hướng dẫn cụ thể.
Luật sư Trần Thị Thanh Huyền, luật sư thành viên Văn phòng Luật sư NHQuang & cộng sự, cho biết, doanh nghiệp gặp nhiều vướng mắc trong quá trình thực hiện các thủ tục, quy định về đăng ký doanh nghiệp trên thực tế.
Đơn cử, doanh nghiệp gặp khó khăn khi đăng ký ngành, nghề kinh doanh không được quy định tại hệ thống ngành nghề kinh tế Việt Nam hoặc pháp luật chuyên ngành. Việc được chấp thuận hay không phụ thuộc nhiều vào quan điểm của cơ quan đăng ký kinh doanh từng địa phương.
Thực tế, vướng mắc này đang là vấn đề nhức nhối cho doanh nghiệp, trong bối cảnh Luật Doanh nghiệp quy định doanh nghiệp được tự do kinh doanh ngành, nghề mà Luật không cấm.
Bên cạnh đó, một số thủ tục chưa quy định rõ về trình tự, hồ sơ thực hiện, dẫn tới cơ quan đăng ký kinh doanh từng địa phương có quan điểm áp dụng khác nhau, gây lúng túng cho doanh nghiệp và cơ quan đăng ký kinh doanh khi thực hiện.
Bà Huyền cho biết thêm, một số quy định bị chồng chéo, gây lãng phí thời gian và nguồn lực của doanh nghiệp.
Để giải quyết những khó khăn, vướng mắc nêu trên, đặc biệt là đối với vướng mắc – cùng một quy định nhưng có nhiều quan điểm, nhiều cách hiểu và áp dụng khác nhau, Nghị định về đăng ký doanh nghiệp cần quy định cụ thể, rõ ràng, tường minh hơn, giúp thuận tiện cho doanh nghiệp và cơ quan đăng ký kinh doanh trong quá trình thực hiện.
Ngoài ra, Nghị định về đăng ký doanh nghiệp cũng cần đồng bộ quy định hướng dẫn về đăng ký doanh nghiệp từ thủ tục, biểu mẫu thực hiện đến cơ chế liên thông giữa các cơ quan khi thực hiện thủ tục liên quan đến đăng ký doanh nghiệp để đảm bảo tính thống nhất, đơn giản hóa thủ tục hành chính, giúp việc thực hiện các thủ tục được thuận lợi.
Luật sư Trương Thanh Đức kiến nghị bỏ Luật Đầu tư, viết lại Luật Doanh nghiệp
Doanh nghiệp bất động sản: Vốn đăng ký thành lập giảm mạnh, số rút lui tăng cao
Số liệu về tình hình đăng ký doanh nghiệp sáu tháng đầu năm 2023 cho thấy kinh doanh bất động sản là lĩnh vực chịu áp lực và ảnh hưởng nặng nề nhất trong bối cảnh hiện nay.
‘Tình trạng chậm xử lý đơn đăng ký bảo hộ kéo dài đến 2026’
Doanh nghiệp có nhu cầu đăng ký nhãn hiệu sáng chế ngày càng nhiều. Tuy nhiên, khả năng xử lý đơn của bộ đang chậm, số đơn đăng ký đang tồn đọng rất nhiều, tình trạng này dự kiến đến năm 2025 -2026 mới giải quyết được, Bộ trưởng Bộ Khoa học và công nghệ nhận định.
Luật Doanh nghiệp sửa đổi được thông qua nhưng bỏ quy định về hộ kinh doanh
Quốc hội sáng nay đã thông qua Luật Doanh nghiệp sửa đổi nhưng không có quy định về hộ kinh doanh.
Hồi ức về Thủ tướng Phan Văn Khải những ngày làm Luật Doanh nghiệp 1999 và 2005
Những thành tựu về phát triển kinh tế - xã hội trong thời kỳ Thủ tướng Phan Văn Khải đương nhiệm đều có sự đóng góp quan trọng của công cuộc cải cách thể chế kinh tế, đặc biệt về thể chế cho phát triển khu vực tư nhân mà Thủ tướng dốc lòng xây dựng.
Tháo gỡ rào cản vốn cho doanh nghiệp nhỏ và vừa
Hạn chế về vốn và tài sản thế chấp khiến doanh nghiệp nhỏ và vừa khó tiếp cận tín dụng. Nhiều giải pháp đã được đưa ra như vay dựa trên tài sản hình thành trong tương lai...
Thương hiệu du lịch Việt Nam đang ở đâu?
Thương hiệu du lịch Việt Nam được đánh giá có vị thế cạnh tranh nhất định, nhưng vẫn còn tồn tại nhiều điểm cần cải thiện.
Phủ sóng kinh tế đêm tại Việt Nam vướng rào cản gì?
Gần 5 năm kể từ khi “Đề án phát triển kinh tế ban đêm” được ban hành, Việt Nam vẫn chưa thể mở đường bứt phá cho ngành kinh tế vốn được xem là “mỏ vàng” được cả thế giới chạy đua khai thác. Những đốm sáng le lói từ các địa phương và doanh nghiệp tiên phong chưa thể tạo nên “bầu trời đêm” rực rỡ cho du lịch Việt.
Cục Hàng không ra chỉ thị mới: Tăng tốc vận tải vì mục tiêu GDP tăng trên 8%
Cục Hàng không yêu cầu các hãng tiếp tục mở rộng bay quốc tế, phát triển đội tàu bay nhằm đáp ứng nhu cầu vận chuyển tăng cao, góp phần vào tăng trưởng.
Rộng đường pháp lý, Trungnam Group quay lại cuộc chơi BT
Trungnam Group đề xuất thực hiện hai dự án cầu Cần Giờ và Thủ Thiêm 4 theo hợp đồng BT – một dạng thức đang được tái khởi động lại theo Luật số 57/2024/QH15.
Tháo gỡ rào cản vốn cho doanh nghiệp nhỏ và vừa
Hạn chế về vốn và tài sản thế chấp khiến doanh nghiệp nhỏ và vừa khó tiếp cận tín dụng. Nhiều giải pháp đã được đưa ra như vay dựa trên tài sản hình thành trong tương lai...
Thương hiệu du lịch Việt Nam đang ở đâu?
Thương hiệu du lịch Việt Nam được đánh giá có vị thế cạnh tranh nhất định, nhưng vẫn còn tồn tại nhiều điểm cần cải thiện.
Khi điện thoại cá nhân trở thành mối lo của doanh nghiệp
Nếu nhân viên có thời gian rảnh để lướt điện thoại quá nhiều trong giờ làm việc, vấn đề có thể nằm ở cách phân bổ công việc của quản lý.
Thị trường bán lẻ đối diện nhiều thách thức
Người tiêu dùng ngày càng nhạy cảm với giá, xu hướng thương mại điện tử đang là các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển của thị trường bán lẻ trong năm 2025.
Bí quyết tối ưu kiểm toán ESG và báo cáo phát triển bền vững
Bí quyết tối ưu kiểm toán ESG và báo cáo phát triển bền vững: Tiêu chuẩn hóa dữ liệu, minh bạch thông tin, và đội ngũ chuyên gia là chìa khóa thành công.
Tư duy phản biện: Chìa khóa chiến lược doanh nghiệp
Khám phá cách tư duy phản biện giúp nhà quản trị doanh nghiệp ra quyết định chính xác, giảm rủi ro và tối ưu chiến lược.
Châu Âu đề xuất giảm yêu cầu bền vững, doanh nghiệp Việt dễ thở hơn?
Khi phạm vi điều chỉnh của các quy định liên quan đến phát triển bền vững thu hẹp lại, số lượng doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam chịu tác động cũng ít đi.