Tài chính
Gian nan tài chính xanh vì thiếu thông tin
Thiếu vắng các tiêu chuẩn chi tiết cùng những hạn chế về dữ liệu và báo cáo đang khiến tài chính xanh tại Việt Nam chậm lại.
Bà Lâm Thúy Nga, Giám đốc Khối Khách hàng doanh nghiệp lớn của HSBC Việt Nam, đánh giá, một trong những thách thức lớn nhất cho phát triển bền vững là Việt Nam chưa có hệ thống phân loại chi tiết tài chính bền vững để định nghĩa chính xác "xanh" và "bền vững" là gì.
Mặc dù chính phủ đang nghiên cứu khung pháp lý chính thức, ngành ngân hàng vẫn đang phải dựa vào hệ thống của nội bộ mỗi ngân hàng và phải tự giám sát liên tục.
Việc thiếu vắng những quy định rõ ràng cũng dẫn đến tâm lý chần chừ khi tiến hành dự án bền vững quy mô lớn – những dự án vốn đòi hỏi phải tuân theo một quy trình tài chính phức tạp.
Bà Phạm Thị Thanh Tùng, Phó vụ trưởng Vụ Tín dụng các ngành kinh tế Ngân hàng nhà nước (NHNN) cũng nhấn mạnh, thiếu bộ tiêu chuẩn xanh ở cấp quốc gia là lý do quan trọng khiến dòng vốn khó chảy vào các dự án xanh.
Hiện chưa có quy định chung của quốc gia về tiêu chí, danh mục dự án xanh cho các ngành/lĩnh vực theo hệ thống phân ngành kinh tế, làm căn cứ để các tổ chức tín dụng xác định cấp tín dụng xanh.
“Đây cũng là lý do các nhà băng chưa có căn cứ để thống kê đầy đủ nguồn lực ngân hàng đầu tư cho lĩnh vực xanh”, bà Tùng cho biết.
Cơ quan Hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA) gần đây đánh giá, ngoài vấn đề chính sách, Việt Nam cần lấp đầy khoảng trống trong vận hành.
Khoảng trống này đến từ kinh nghiệm, chuyên môn về môi trường – xã hội – quản trị (ESG) trong nội bộ hệ thống ngân hàng còn hạn chế, thiếu hụt nhân sự chuyên trách ESG, dẫn đến khó khăn trong đánh giá, thẩm định dự án.
Một trở ngại khác không nhỏ với tài chính xanh là hạn chế về dữ liệu và báo cáo, đại diện HSBC phân tích thêm.
Trong mắt nhà đầu tư, người tiêu dùng và cả nhân viên, báo cáo về chiến lược và hoạt động ESG cho thấy những chỉ số quan trọng phản ánh tình hình sức khỏe của doanh nghiệp và tác động mà doanh nghiệp tạo ra.
Mặc dù vậy, trên thực tế, nhiều doanh nghiệp chưa có báo cáo ESG hoặc nếu có thì cũng hạn chế. Nguyên nhân là do bản thân doanh nghiệp cũng chưa hiểu rõ các yêu cầu về dữ liệu ESG.
Cùng với đó, hơn 90% doanh nghiệp Việt Nam là doanh nghiệp vừa và nhỏ trong khi chỉ các công ty niêm yết mới phải cung cấp thông tin chiến lược và hiệu quả hoạt động ESG trong báo cáo thường niên.
Tuy nhiên, hầu hết thông tin được cung cấp đều ở mức cơ bản, không có sự xác nhận của bên thứ ba, ngoại trừ một số lượng khiêm tốn các công ty có chứng chỉ quốc tế.
Các nhà đầu tư có thể không thể dùng thông tin đó để đánh giá mức độ áp dụng ESG của công ty, khiến họ chưa tin tưởng để đầu tư.
“Để cải thiện tình hình này, các nhà quản lý có vai trò quan trọng trong việc hướng dẫn doanh nghiệp cũng như có những quy định yêu cầu nhằm tạo thêm động lực cho doanh nghiệp chú trọng hơn vào thu thập, phân tích dữ liệu và làm báo cáo chỉn chu”, bà Nga đề xuất.
Bà Nga nói thêm, để giúp chuyển dịch dòng vốn xanh và tăng cường phát triển bền vững ở Việt Nam, chính phủ cần tăng cường tính minh bạch, thắt chặt các quy định liên quan đến ESG và hạn chế độ vênh về thông tin giữa nhà đầu tư và doanh nghiệp.
Trong những năm gần đây, một số doanh nghiệp vừa và nhỏ đã áp dụng việc công bố ESG tự nguyện để thu hút các nhà đầu tư nước ngoài cũng như để đáp ứng các điều kiện khắt khe của một số thị trường xuất khẩu nhất định như châu Âu.
Tuy nhiên, để đạt được kết quả tích cực trên quy mô lớn, việc công bố ESG mạnh mẽ cần phải được pháp luật quy định.
Tiêu chuẩn chưa đồng bộ đang cản trở tín dụng xanh
Tài chính xanh là bản lề cho mục tiêu ‘net zero’
Cần cơ chế hiệu quả để huy động nguồn lực khổng lồ đáp ứng mục tiêu khí hậu của Việt Nam.
Đề xuất thành lập khu kinh tế xanh đầu tiên của Việt Nam
Hải Phòng đề xuất xây dựng khu kinh tế xanh đầu tiên tại Việt Nam từ khu đất nông nghiệp rộng 20 nghìn ha phía nam thành phố.
Kinh tế xanh và bài học từ Đài Loan
Đài Loan (Trung Quốc) được biết đến là quê hương của những ông lớn công nghệ như Foxconn, Acer, Asus hay hãng tàu Evergreen. Nền kinh tế này cũng sở hữu những thành tựu về xanh hóa các hoạt động kinh tế đáng để ghi nhận và học hỏi.
Thúc đẩy xây dựng nhà máy xanh
Thế giới đang hướng đến việc phát triển công trình, nhà máy xanh vì sử dụng tài nguyên hiệu quả, giảm chi phí vận hành, giảm thiểu tác động tới môi trường trong khi vẫn đảm bảo tiện nghi cho người sử dụng…
EVN lỗ 34,2 nghìn tỷ đồng từ kinh doanh điện năm 2023
Nhờ hai lần tăng giá bán điện, doanh thu bán điện thương phẩm của EVN năm ngoái là 494.359 tỷ đồng, tăng 8,18% so với năm 2022.
Vietjet nhận tàu bay mới mang biểu tượng 50 năm quan hệ Việt – Pháp
Tàu bay mới của Vietjet mang biểu tượng kỷ niệm 50 năm quan hệ ngoại giao Việt Nam – Pháp đã về tới TP.HCM sau hành trình cảm xúc.
Thủ tướng: Doanh nghiệp ASEAN cần tự cường và đổi mới sáng tạo
Thủ tướng Phạm Minh Chính kêu gọi doanh nghiệp ASEAN tiên phong thúc đẩy tự cường, chuyển đổi số và đổi mới sáng tạo để vượt qua thách thức toàn cầu.
Sức hút 'thầm lặng' của bất động sản tâm linh
Là một phân khúc mới nhưng bất động sản tâm linh đang cho thấy sức hút mạnh mẽ đối với cả các khách hàng có nhu cầu thực và nhà đầu tư.
Kinh tế tuần hoàn chờ cú huých đảo chiều
Một khung chính sách đồng bộ là điều kiện tiên quyết để doanh nghiệp đầu tư, thực hiện các dự án, ý tưởng kinh tế tuần hoàn.
Hệ sinh thái bầu Hiển ủng hộ 20 tỷ đồng khắc phục thiệt hại bão lũ
T&T, SHB và các doanh nghiệp trong hệ sinh thái của bầu Hiển ủng hộ 20 tỷ đồng nhằm hỗ trợ các địa phương khắc phục thiệt hại sau bão.
Doanh thu Hòa Phát vượt 4 tỷ USD
Chín tháng năm 2024, Hòa Phát ghi nhận hơn 105.000 tỷ đồng doanh thu - tương đương hơn 4 tỷ USD, tăng 23% so với cùng kỳ năm trước.