Gỡ 'vòng kim cô' pháp lý, Novaland tham vọng lợi nhuận khủng

Trần Dũng Thứ sáu, 20/04/2018 - 14:31

Bên cạnh việc mở bán 9.000 căn hộ từ ba dự án ở khu Đông và trung tâm TP. HCM, Novaland sẽ đầu tư mạnh vào bất động sản nghỉ dưỡng.

Tập đoàn bất động sản Novaland đã trải qua một năm 2017 khá nhiều thăng trầm. Doanh thu của Novaland trong năm qua đạt 11,6 nghìn tỷ đồng, tăng trưởng 58% so với năm 2016. Lợi nhuận sau thuế đạt trên 2 nghìn tỷ đồng, tăng trưởng 22%.

Dù kết quả kinh doanh tăng trưởng mạnh, con số này vẫn thấp hơn nhiều so với kế hoạch mà công ty đề ra. Nguyên nhân được công ty đưa ra là chưa thể hạch toán doanh thu bán 611 căn hộ tại dự án The Botanica và 727 căn tại Golden Mansion do vướng thủ tục pháp lý, dù đã bàn giao nhà cho khách vào cuối năm 2017.

Dính dáng tới pháp lý và bị thanh tra cũng là rủi ro lớn nhất của Novaland trong năm qua. Có tổng cộng 5 dự án của Novaland đã bị tiến hành thanh tra, bao gồm những dự án tại TP.HCM như Garden Gate, Golden Mansion, Madison và đặc biệt là dự án Sunrise Bay Đà Nẵng. Việc có liên quan tới dự án Sunrise Bay Đà Nẵng khiến nhà đầu tư có quan điểm khá tiêu cực với đà phát triển của Novaland.

Mặc dù vậy, sang năm 2018, Novaland tuyên bố mình đã thanh toán xong tất cả các nghĩa vụ tài chính liên quan cho Nhà nước. Bên cạnh đó, công ty cũng đã bán cổ phần của mình tại Sunrise Bay Đà Nẵng. Nhờ vậy, các dự án mới sẽ sẵn sàng mở bán với tốc độ thông thường trong năm nay.

Nhìn chung, nhờ thị trường bất động sản trung và cao cấp tại TP. HCM phát triển tích cực thời gian qua, các dự án của Novaland vẫn được đánh giá khả quan.

Sau chiến lược gom ‘xác sống’, Novaland chuyển mũi nhọn sang bất động sản nghỉ dưỡng
Tổng diện tích các dự án từ B đến S của Novaland là 6,2 triệu M2

Thành danh với chiến lược gom những dự án “xác sống” quanh TP. HCM, Novaland hiện sở hữu quỹ đất khổng lồ rộng 6,2 triệu m2, trở thành doanh nghiệp bất động sản lớn thứ hai sau Vingroup.

Điểm đặc biệt của quỹ đất này không chỉ nằm ở việc nó là những dự án “xác sống” được thâu tóm lại với giá rẻ, đây còn là những khu đất trung tâm có cơ sở hạ tầng xung quanh phát triển gần như hoàn thiện. Nhờ đó, Novaland chỉ cần tập trung vào xây dựng căn hộ, mà không cần phải tự tạo ra cả một hệ sinh thái như cách Vingroup đã làm.

Chiến lược này tỏ ra là nước đi đúng đắn khi trong 5 năm qua, Novaland đã bán được 25.000 căn hộ. Trong lĩnh vực bán căn hộ chung cư, công ty nắm giữ 18% thị phần, tập trung ở phân khúc trung và cao cấp. Từ một doanh nghiệp ít tiếng tăm, Novaland trở thành thế lực hàng đầu trên thị trường bất động sản. Năm 2014, doanh thu của công ty chỉ đạt 2,8 nghìn tỷ. Tới năm 2017, con số này là 11,6 nghìn tỷ đồng.

Năm 2018, sau khi giải quyết các vấn đề pháp lý, công ty đặt kế hoạch doanh thu thuần tăng 87% so với năm trước và đạt 21.780 tỷ đồng. Mới đây, Novaland cũng quyết định điều chỉnh tăng lợi nhuận thêm 550 tỷ so với kế hoạch dự kiến đưa ra trước đó nên lợi nhuận sau thuế mục tiêu năm nay là 3.200 tỷ đồng, tăng 55% so với năm trước
. Nguồn thu chủ yếu đến từ 7.000 căn hộ từ 11 dự án sẽ được bàn giao và ghi nhận lợi nhuận. Con số này gần gấp đôi so với 3.600 căn hộ được bàn giao trong năm 2017.

Số lượng dự án mới mở bán trong năm 2018 này cũng tăng mạnh so với năm ngoái. Trong năm 2017, Novaland chỉ mở bán dự án Victoria Village (giai đoạn 1 và 2) với 509 căn hộ và 20 căn nhà thấp tầng do các dự án bị thanh tra, cộng với việc tồn kho bất động sản cao cấp tại TP.HCM khá lớn kể từ 6 tháng cuối năm 2016, buộc các doanh nghiệp đầu ngành phải thu hẹp quy mô.

Sang năm 2018 này, với việc thị trường đã ấm trở lại, Novaland dự kiến sẽ mở bán thêm 3 dự án trọng tâm mới, gồm dự án Water Bay, Palace Residence ở Quận 2 và Saigon Manhattan ở Quận 1 với tổng cộng hơn 9.000 căn hộ. Ngoài ra, đầu tháng 4 vừa qua, Novaland cũng đã mở bán hai giai đoạn tiếp theo của dự án Victoria Village ở Quận 2 với khoảng 700 căn.

Lấn sân sang bất động sản nghỉ dưỡng

Với quỹ đất lớn thứ 2 thị trường, phía Novaland đánh giá mình còn đủ đất để phát triển các dự án thêm 7 - 10 năm nữa.

Mặc dù vậy, với chiến lược đặc thù là các khu đất phải ở vị trí trung tâm, có cơ sở hạ tầng hoàn thiện xung quanh, dễ thấy trong tương lai những địa điểm như vậy sẽ ngày càng ít dần. Novaland sẽ khó có thể mở rộng quỹ đất như cách họ đã từng làm thời bất động sản khủng hoảng.

Trước mắt, chiến lược Novaland vẫn sẽ tiếp tục tập trung vào phân khúc chung cư cao cấp. Song song với đó, trong chiến lược kinh doanh giai đoạn 2 của tập đoàn, một hướng đi khác mà Novaland tính đến là mở rộng sang các sản phẩm nghỉ dưỡng. Nếu kinh doanh căn hộ chung cư thường hạch toán một khoản tiền lớn một lúc, chịu ảnh hưởng cao bởi tính thời vụ, nguồn thu từ bất động sản nghỉ dưỡng thường xuyên và ổn định hơn.

Đầu tư vào nghỉ dưỡng cũng đang là xu hướng chung của những ông lớn bất động sản tại Việt Nam, như Vingroup, Sungroup hay FLC, và Novaland cũng không muốn bỏ lỡ xu hướng này.

“Novaland sẽ tập trung 80% nguồn lực cho thị trường nhà ở tại TPHCM và 20% nguồn vốn đầu tư mở rộng sang phát triển các sản phẩm bất động sản nghỉ dưỡng tại các thành phố có tiềm năng du lịch lớn như Đà Nẵng - Hội An, Nha Trang - Cam Ranh, Đà Lạt, Bình Thuận - Phan Thiết, Bà Rịa - Vũng Tàu - Côn Đảo, Phú Quốc và Cần Thơ”, ông Bùi Thành Nhơn, chủ tịch Novaland chia sẻ với cổ đông.

Sau chiến lược gom ‘xác sống’, Novaland chuyển mũi nhọn sang bất động sản nghỉ dưỡng
Dự án Nova Phù Sa – Azerai Cần Thơ

Trước mắt, dự án tại Cần Thơ sẽ là nơi phát triển thử nghiệm đầu tiên. Trong Q4/2017, công ty đã giới thiệu giai đoạn ban đầu của dự án Nova Phù Sa – Azerai Cần Thơ. Đây là khu resort có diện tích gần 20ha, theo mô hình bungalow với tổng cộng 30 nhà gỗ và 47 biệt thự.

Giai đoạn 2 của dự án sẽ được ra mắt trong năm 2019, với mục tiêu nhằm thu hút người dân TPHCM, nhất là khi đường cao tốc TP.HCM – Trung Lương – Cần Thơ hoàn thành, giúp thời gian di chuyển từ thành phố tới Cần Thơ chỉ mất khoảng 1 giờ 20 phút.

Trước mắt, Novaland vẫn chưa cho thấy chiến lược đặc thù gì trong lĩnh vực bất động sản nghỉ dưỡng. Với đặc thù bất động sản nghỉ dưỡng yêu cầu đầu tư lớn, quỹ đất rộng vị trí đẹp, việc chỉ chi ra khoảng 20% nguồn vốn đầu tư cho thấy, Novaland vẫn đang cẩn trọng khi lấn sân sang lĩnh vực mới, nơi hiện đã có sự cạnh tranh rất khốc liệt giữa các doanh nghiệp bất động sản Việt Nam. 

Trong năm nay, Novaland dự kiến tiếp tục huy động vốn qua phát hành 300 triệu USD trái phiếu chuyển đổi và 80 triệu cổ phiếu mới thông qua phát hành riêng lẻ. Tuy nhiên, số tiền này sẽ được sử dụng chính để triển khai danh mục các dự án chung cư còn dang dở và mua thêm quỹ đất.

Về lâu dài, khi quỹ đất đã cạn và thị trường dần tới mức bão hòa, Novaland đặt mục tiêu phát triển khu đô thị áp dụng công nghệ thông minh, với đa dạng tiện ích và kết nối hạ tầng hiện đại. Tuy nhiên, kế hoạch này dự kiến sau năm 2025 mới bắt đầu triển khai.

Novaland sẽ đầu tư 600 triệu USD vào du lịch Cần Thơ?

Novaland sẽ đầu tư 600 triệu USD vào du lịch Cần Thơ?

Phát triển bền vững -  6 năm
Hợp tác giữa Novaland với các đối tác tư vấn và tài trợ vốn được kỳ vọng sẽ kéo thêm hàng tỷ USD từ các nhà đầu tư khác vào Đồng bằng sông Cửu Long.
Novaland sẽ đầu tư 600 triệu USD vào du lịch Cần Thơ?

Novaland sẽ đầu tư 600 triệu USD vào du lịch Cần Thơ?

Phát triển bền vững -  6 năm
Hợp tác giữa Novaland với các đối tác tư vấn và tài trợ vốn được kỳ vọng sẽ kéo thêm hàng tỷ USD từ các nhà đầu tư khác vào Đồng bằng sông Cửu Long.
Doanh nghiệp nhà nước phải vận hành theo cơ chế thị trường

Doanh nghiệp nhà nước phải vận hành theo cơ chế thị trường

Tiêu điểm -  1 giờ

Thủ tướng Phạm Minh Chính đã nhấn mạnh yêu cầu doanh nghiệp nhà nước phải hoạt động theo cơ chế thị trường, khi thảo luận về dự thảo Luật Quản lý và đầu tư vốn nhà nước tại doanh nghiệp.

Kotler Award Việt Nam 2024 vinh danh nhà tiếp thị xuất sắc

Kotler Award Việt Nam 2024 vinh danh nhà tiếp thị xuất sắc

Nhịp cầu kinh doanh -  1 giờ

Kotler Awards Việt Nam 2024 vinh danh 27 nhà tiếp thị kinh doanh, chuyên gia tiếp thị, nhà quản trị chiến lược và doanh nghiệp xuất sắc.

Cú bẻ lái của Hateco Group và dấu ấn của doanh nhân Trần Văn Kỳ

Cú bẻ lái của Hateco Group và dấu ấn của doanh nhân Trần Văn Kỳ

Hồ sơ quản trị -  9 giờ

Khởi đầu rồi phát triển mạnh nhờ bất động sản, doanh nhân Trần Văn Kỳ tiếp tục dẫn dắt Hateco Group đầu tư mạnh vào hạ tầng cảng biển.

Sức mạnh thương hiệu: Chìa khóa mở cửa tương lai phát triển bền vững

Sức mạnh thương hiệu: Chìa khóa mở cửa tương lai phát triển bền vững

Phát triển bền vững -  21 giờ

Phát triển bền vững giúp thương hiệu vươn xa với việc định hình hành vi tiêu dùng và thúc đẩy giá trị tích cực, tạo động lực cho tăng trưởng toàn diện và lâu dài.

Triển lãm lạnh và điều hòa không khí thu hút hơn 100 thương hiệu

Triển lãm lạnh và điều hòa không khí thu hút hơn 100 thương hiệu

Nhịp cầu kinh doanh -  21 giờ

Triển lãm quốc tế về lạnh và điều hòa không khí, phòng sạch và phụ trợ nhà máy công nghệ cao 2024 diễn ra tại Trung tâm Hội chợ và triển lãm Sài Gòn từ ngày 21 – 23/11.

Vietnam Airlines tính thuê thêm máy bay mùa cao điểm Tết Nguyên đán

Vietnam Airlines tính thuê thêm máy bay mùa cao điểm Tết Nguyên đán

Nhịp cầu kinh doanh -  21 giờ

Vietnam Airlines Group, bao gồm Vietnam Airlines, Pacific Airlines và Vasco, lên phương án thuê thêm bốn máy bay để đáp ứng nhu cầu đi lại tăng cao trong dịp Tết Nguyên đán 2025.

Kinh doanh 'đình trệ', Pomina gấp đôi lỗ lũy kế

Kinh doanh "đình trệ", Pomina gấp đôi lỗ lũy kế

Doanh nghiệp -  1 ngày

Pomina hiện có tổng nợ vay tài chính là gần 6.219 tỷ đồng, chiếm 70% tổng tài sản và gấp hơn 12 lần vốn chủ sở hữu.