Quốc tế
Grab tiết lộ rót vài trăm triệu USD nhằm mở rộng hoạt động tại Việt Nam
Không chỉ phát triển hợp tác tiến tới siêu ứng dụng ngoài việc gọi xe, Grab còn đẩy mạnh hoạt động tại các thị trường trọng điểm.
Trong cuộc phỏng vấn mới đây với Reuters, Chủ tịch Grab Ming Maa cho biết ứng dụng gọi xe này có thể đầu tư vài trăm triệu USD để phát triển hoạt động tại Việt Nam.
Tuy vậy, chưa có thêm thông tin chi tiết về kế hoạch đầu tư này.
Đây hiện là thị trường lớn thứ ba hoặc thứ tư của Grab và ngày càng có nhiều người trung lưu, người trẻ tuổi sử dụng các ứng dụng và trang web trong việc tiếp cận các dịch vụ.
Thời gian qua, Grab liên tục mở rộng các dịch vụ trên ứng dụng gọi xe, tiến tới “siêu ứng dụng” không chỉ ở Việt Nam mà còn toàn bộ khu vực Đông Nam Á, từ vận chuyển, giao đồ ăn tới đặt phòng khách sạn hay dịch vụ tài chính.
Đầu tháng này, Grab cùng với Vietjet và Swift247 đã ký thỏa thuận hợp tác trong việc kết nối các phương tiện vận chuyển hàng không với đường bộ trong dịch vụ giao hàng “siêu hỏa tốc”.
Theo đó, khách hàng có thể vận chuyển hàng hóa thông qua nền tảng dịch vụ giao nhận GrabExpress và máy bay Vietjet.
Giữa tháng 5, Grab công bố triển khai dịch vụ liên kết đặt phòng khách sạn cho khách hàng tại Việt Nam, cho phép người dùng đặt trực tiếp Agoda và sắp tới trên Booking.com trên ứng dụng.
Năm 2018, thông qua hợp tác với hãng công nghệ tài chính Moca của Việt Nam, Grab giới thiệu ví điện tử trên nền tảng ứng dụng.
Ứng dụng này đang ngày càng đối mặt với áp lực gia tăng từ những tay chơi mới sau khi thâu tóm Uber Đông Nam Á, bao gồm Go-Viet, FastGo hay be. Cuộc chơi “siêu ứng dụng” được mở ra và dần trở nên nóng hơn bao giờ.
Grab hiện là công ty khởi nghiệp lớn nhất khu vực Đông Nam Á với định giá khoảng 14 tỷ USD, nhận hàng tỷ USD vốn đầu tư từ SoftBank, Toyota, Microsoft, Didi Chuxing và Hyundai.
Cuối tháng trước, Grab cho biết sẽ rót khoảng 2 tỷ USD vào Indonesia trong vòng 5 năm nhằm phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật số tại quốc gia này, bao gồm xây dựng mạng lưới giao thông thế hệ tiếp theo với xe điện cũng như cải thiện cách thức vận hành các dịch vụ quan trọng như chăm sóc sức khoẻ.
Be Group trong cuộc đua công nghệ với Grab
GrabFood và chiến lược của người đến sau
Theo công ty nghiên cứu thị trường GCOMM, GrabFood hiện nhỉnh hơn các đối thủ ở yếu tố: tốc độ, trải nghiệm, chất lượng, độ đa dạng món ăn, giá cả, khuyến mãi, hình thức thanh toán, hay thái độ của người giao hàng - đặc biệt ở thị trường Hà Nội.
Liên minh 12.000 xe taxi truyền thống bắt tay nhau đối đầu Grab
Liên minh taxi Việt sẽ hoạt động trên nền tảng công nghệ Emddi - như một ứng dụng gọi xe, do các nhà khoa học của Đại học quốc gia Hà Nội nghiên cứu và phát triển.
Lotte Finance thâm nhập thị trường cho thuê xe dài hạn
Lotte Finance đánh giá cho thuê xe dài hạn giàu tiềm năng sẽ sớm được thúc đẩy bởi sản phẩm tài chính linh hoạt và nhu cầu tiêu dùng ngày một tăng.
Zalopay tiến vào mảng trả góp
Zalopay xác định phát triển theo hướng trở thành một nền tảng thanh toán toàn diện đã liên tục đưa ra các sản phẩm mới hướng tới trải nghiệm người dùng.
EximRS phân phối độc quyền dự án căn hộ Conic Boulevard
EximRS trở thành đơn vị phân phối độc quyền dự án căn hộ Conic Boulevard do Công ty CP Xây dựng đầu tư và phát triển Lĩnh Phong Conic phát triển.
MSB hoàn thành 72% kế hoạch năm
MSB công bố báo cáo tài chính quý III với tín dụng tăng 15,11% nhờ đa dạng hóa giải pháp, đặc biệt trên nền tảng số, và vốn điều lệ nâng lên 26.000 tỷ đồng.
Lợi nhuận ngân hàng phân hóa
Trong khi hầu hết ngân hàng lớn vẫn duy trì được lợi nhuận tăng trưởng mạnh, các ngân hàng vừa và nhỏ đang gặp nhiều khó khăn hơn.
Bước chuyển mình của MoMo với trí tuệ nhân tạo
MoMo từ một ví điện tử giờ đây định hướng sẽ trở thành "trợ thủ tài chính với AI" của người Việt thông qua công nghệ trí tuệ nhân tạo.
LG Innotek có thể vay 300 triệu USD từ IFC
Khoản vay nằm trong chương trình hướng tới các mục tiêu về phát triển bền vững, đã và đang trở thành lĩnh vực trọng tâm trong các cam kết của IFC tại Việt Nam.