Khởi nghiệp
Grab và Gojek về chung một nhà?
Một lãnh đạo cấp cao có liên quan tới cả 2 công ty này nói rằng nếu thỏa thuận sáp nhập này được thực hiện, Grab và Gojek sẽ dừng cạnh tranh về giá để giảm thiểu lỗ.
Theo nguồn tin từ The Information, hai "kỳ lân" trong lĩnh vực gọi xe lồ Grab và Gojek đang thảo luận về một thương vụ sáp nhập tiềm năng trong tương lai. Hiện tại mỗi công ty này được định giá trên 10 tỷ USD.
The Information đưa tin Chủ tịch Grab là Ming Maa và CEO Gojek Andre Soelistyo đã gặp nhau vào đầu tháng này tại vòng đàm phán mới nhất. Theo đó, quá trình thảo luận về việc sáp nhập trở nên nghiêm túc từ khoảng 2 tháng vừa qua.
Tuy nhiên, theo một số nguồn tin thân cận, cả 2 bên đều vẫn đang cân nhắc về thỏa thuận này. Cụ thể, Grab thông báo với những nhà đầu tư chính rằng phía Gojek muốn thỏa thuận với tỷ lệ 50:50 nếu một thương vụ M&A xảy ra, trong khi đó Grab muốn chiếm tỷ lệ cao hơn.
Một lãnh đạo cấp cao có liên quan tới cả 2 công ty này nói rằng nếu thỏa thuận sáp nhập này được thực hiện, Grab và Gojek sẽ dừng cạnh tranh về giá để giảm thiểu lỗ.
Người này cho biết, mặc dù không công bố nhưng 2 hãng xe công nghệ Uber và Ola cũng đang áp dụng một chiến lược tương tự ở Ấn Độ. Bên cạnh đó, hai công ty này cũng giảm hoa hồng cho tài xế và tăng giá dịch vụ trong suốt 2 năm qua.

Dù vậy, một nhân sự của Gojek khẳng định thương vụ như thế không thể xảy ra và thậm chí "bất hợp pháp". "Không hề có một thảo luận nào như vậy", người này khẳng định.
Theo các chuyên gia, thương vụ sáp nhập giữa Grab và Gojek sẽ gặp một vài trở ngại nhất định mà lớn nhất chính là luật cạnh tranh và sự phản đối của các nhà chức trách, đặc biệt sau khi Grab thâu tóm Uber tại khu vực Đông Nam Á vào năm 2018.
Trong diễn biến khác, một số nhà đầu tư chủ chốt tại Grab và Gojek cũng đang có những động thái dẫn đến một sự hợp nhất tiềm năng. Hiện tại, hai "kỳ lân" này đã bắt đầu chia nhóm các nhà đầu tư ở Đông Nam Á, chỉ duy nhất Visa và Mitsubishi hiện vẫn rót vốn vào cả Grab và Gojek.
Gojek được thành lập năm 2010, huy động thành công hơn 3 tỷ USD sau 12 vòng gọi vốn. Công ty hiện đang ở vòng Series F, và đặt kế hoạch huy động 2,5 tỷ USD.
Trong khi đó Grab cũng vừa công bố nhận được khoản đầu tư mới lên đến hơn 850 triệu USD từ các nhà đầu tư Nhật Bản, bao gồm Mitsubishi UFJ Financial Group Inc. (MUFG) và TIS Inc. (TIS). Theo đó, Grab đang hướng đến cung cấp các dịch vụ mới như cho vay và bảo hiểm thông qua các ứng dụng di động.
Dừng thí điểm taxi công nghệ: Grab, FastGo toan tính gì?
Cựu CEO Grab Việt Nam đầu quân cho VinID
Việc cựu CEO Grab Việt Nam đầu quân cho VinID được dự báo sẽ mở ra nhiều hướng đi mới cho dự án. Một trong số đó là việc VinID có thể tham chiến cuộc chơi siêu ứng dụng tại Đông Nam Á.
Facebook, Zalo, Google, Grab... cần vào cuộc chống virus Corona
"Các doanh nghiệp công nghệ cần coi đây là thách thức, đồng thời là trách nhiệm của mình đối với xã hội, khẩn trương vào cuộc, đưa ra những giải pháp, ứng dụng công nghệ số sáng tạo vào cuộc sống, góp phần nâng cao hiệu quả phòng, chống dịch", Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng nhấn mạnh.
Cựu CEO Nguyễn Tuấn Anh rời Grab Việt Nam
Sau khoảng sáu năm gắn bó với Grab Việt Nam, ông Nguyễn Tuấn Anh đã chính thức nói lời chia tay siêu ứng dụng này. Kế nhiệm ông Tuấn Anh là bà Nguyễn Thái Hải Vân - người được bổ nhiệm vị trí Giám đốc điều hành cách đây không lâu.
Grab có nữ CEO người Việt đầu tiên
Bà Nguyễn Thái Hải Vân có 17 năm làm việc tại Unilever Việt Nam vừa trở thành CEO của Grab Việt Nam. Hiện bà Vân cũng đang là đồng chủ tịch Hiệp hội Tiếp thị di động Việt Nam (Vietnam Mobile Marketing Association).
Startup đồ chơi giáo dục Việt kiếm triệu USD trên đất Mỹ
Bắt đầu kinh doanh từ năm 2020 thông qua website công ty và các nền tảng thương mại điện tử như Amazon, Etsy với thị trường chính là Mỹ, Úc và Canada, đến năm 2023, doanh thu Kalotoys là 95 tỷ đồng.
Tiến sĩ hóa học muốn tạo cuộc cách mạng về chất tẩy rửa
Tiến sĩ hóa học Vũ Thị Tần hiện là giảng viên đại học Bách Khoa Hà Nội, đã sở hữu cho mình 17 sáng chế về vật liệu và xử lý bề mặt.
Startup bán mì ramen cấp đông gọi vốn 2,5 tỷ đồng
Seichou Machi Ramen kêu gọi đầu tư 2,5 tỷ đồng cho 12,5% cổ phần, với hai mô hình kinh doanh là chuỗi bán lẻ và sản xuất sản phẩm đông lạnh.
Thị trường mua trước trả sau đón tay chơi lớn
Thị trường mua trước trả sau đang trở nên "nóng" hơn cả, khi gần đây liên tục đón nhận sự tham gia của các tay chơi lớn.
Thị trường Fintech đã hết nóng?
Thay vì dồn dập các thương vụ đầu tư góp vốn như vài năm trước, thị trường fintech Việt Nam giờ đây đang trở nên phân hóa, tập trung vào hai mảng sản phẩm đầu tư và mua trước trả sau.
Chủ tịch VNG: Bản sắc của chúng tôi là đương đầu thách thức
Chủ tịch VNG, ông Lê Hồng Minh khẳng định, ngay cả trong những thời điểm khó khăn nhất, người VNG vẫn luôn trung thành với bản sắc của mình.
Bãi Lữ đẹp mê hồn nhưng giấc mơ thiên đường nghỉ dưỡng vẫn dang dở
Bãi Lữ ở Nghệ An sở hữu cảnh quan thiên nhiên đẹp mê hồn nhưng vẫn chưa thể trở thành điểm đến nghỉ dưỡng đẳng cấp.
Nâng cấp sân bay Gia Bình thành cảng hàng không quốc tế lưỡng dụng
Theo Thủ tướng Phạm Minh Chính, đây là công trình quan trọng, cần được hoàn thành kịp thời để phục vụ các hoạt động đối ngoại trong khuôn khổ APEC 2027.
VIMC nhận Huân chương Lao động hạng Nhì
Trong lễ kỷ niệm 30 năm thành lập, Tổng công ty Hàng hải Việt Nam (VIMC) đã đón nhận Huân chương Lao động hạng nhì do Chủ tịch nước trao tặng.
Bamboo Capital lý giải việc chậm nộp báo cáo tài chính quý I/2025
Bamboo Capital cho biết công tác thực hiện báo cáo tài chính đã bị gián đoạn do phục vụ điều tra liên quan đến các cổ đông và nhân sự.
Rủi ro đã ngấm giá, chứng khoán có hấp dẫn?
Với định giá thấp và các chính sách hỗ trợ mạnh mẽ, SGI Capital tin rằng đây là thời điểm để nhà đầu tư cân nhắc cơ hội.
'Bóng ma' nợ xấu ám ảnh ngành ngân hàng
Phần lớn ngân hàng đã ghi nhận số dư nợ xấu tăng trong quý I/2025, trong đó hơn một nửa số ngân hàng niêm yết chứng kiến mức tăng hai chữ số.