Hai kịch bản và ba rủi ro của thị trường chứng khoán

Phương Anh Thứ ba, 31/05/2022 - 09:40

Trong kịch bản lạc quan nhất, VN-Index được dự báo chạm mức 1.614 điểm, với giả định lợi nhuận bình quân (EPS) tăng trưởng 16,5% và mức định giá P/E 16,3 lần.

Trong báo cáo đánh giá về thị trường tài chính Việt Nam mới đây, nhóm nghiên cứu từ Viện Đào tạo và nghiên cứu BIDV và Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) đánh giá chứng khoán Việt Nam đứng trước nhiều cơ hội, khi nền tảng pháp lý dần hoàn thiện, thị trường ngày càng minh bạch, lành mạnh, tạo tiền đề cho khả năng được nâng hạng. Cùng với đó, kinh tế phục hồi tốt, là điều kiện cho thị trường phát triển.

Tuy nhiên, chứng khoán Việt Nam vẫn tồn tại ba rủi ro chính, bao gồm tính kết nối giữa thị trường và nền kinh tế thực có vẻ lỏng lẻo (thậm chí ngược chiều), khi kinh tế tăng trưởng thấp nhưng nhiều chỉ số chứng khoán tăng cao, không loại trừ khả năng thao túng, làm giá.

Trong khi đó, thị trường trái phiếu tiềm ẩn rủi ro khi còn thiếu minh bạch, chưa có tổ chức xếp hạng tín nhiệm, và đã xuất hiện vụ hủy vài đợt phát hành của một số doanh nghiệp vi phạm công bố thông tin.

Ngoài ra, hiện tượng đòn bẩy tài chính tăng nhanh cùng với tâm lý đám đông, yêu cầu giải chấp có thể xảy ra khiến thị trường biến động mạnh mỗi khi có sự kiện liên quan.

Trên cơ sở đánh giá các yếu tố ảnh hưởng trong và ngoài nước, nhóm nghiên cứu dự báo hai kịch bản cho thị trường chứng khoán năm 2022. Cụ thể, dự báo VN-Index có thể tăng nhẹ (+ 8% đạt 1.610 điểm, theo kịch bản tích cực), hoặc giảm nhẹ (-4% về mức 1.440 điểm, theo kịch bản tiêu cực).

Cùng với đó, số tài khoản mở mới dự báo sẽ tăng lần lượt 20% và 30% cho hai kịch bản, với vốn hóa thị trường tăng tương ứng -4% và 8%.

Cụ thể hơn, với thị trường cổ phiếu, sau hai năm (2020 – 2021) bùng nổ về nhiều khía cạnh (quy mô, thanh khoản, số lượng nhà đầu tư F0), triển vọng thị trường năm 2022 được dự báo sẽ điều chỉnh, đi vào ổn định, lành mạnh hơn.

Các yếu tố thuận lợi cho sự tăng trưởng của thị trường gồm kinh tế trong nước phục hồi giúp lợi nhuận của các doanh nghiệp niêm yết cải thiện mạnh, dư địa phát triển còn lớn khi Chính phủ đẩy mạnh cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước.

Thị trường này vẫn đang tiếp tục thu hút dòng vốn của các nhà đầu tư trong nước khi thanh khoản được duy trì ở mức cao, mặt bằng lãi suất có tăng nhẹ nhưng vẫn ở mức thấp. Trong khi đó, áp lực rút vốn của khối ngoại tăng không đáng kể do tiềm năng, giá cổ phiếu của thị trường chứng khoán Việt Nam còn hấp dẫn.

Ngoài những yếu tố thuận lợi, các yếu tố rủi ro đến từ bên ngoài có thể ảnh hưởng tiêu cực tới thị trường cổ phiếu; nhất là tình hình giá cả, lạm phát toàn cầu gia tăng, nhiều ngân hàng trung ương trên thế giới đang dần thắt chặt tài khóa, tiền tệ, tăng lãi suất nhằm kiểm soát lạm phát – điều sẽ tạo thêm áp lực lãi suất tăng, rút vốn của khối ngoại và tỷ giá.

Cùng với đó, tăng trưởng Trung Quốc chậm lại, giảm sức cầu về hàng nhập khẩu, đầu tư và tiêu dùng, và xung đột Nga – Ukraina, các đòn trừng phạt gây gián đoạn chuỗi cung ứng, làm tăng lạm phát và bất ổn trên thị trường tài chính, tiền tệ quốc tế.

Với thị trường trái phiếu doanh nghiệp, dự báo sẽ phát triển theo hướng minh bạch, lành mạnh.

Tuy nhiên, thị trường nhiều khả năng sẽ không tăng “nóng” như 5 năm qua khi các quy định của cơ quan quản lý được ban hành theo hướng siết chặt hơn, tiến hành khởi tố một số vụ việc vi phạm công bố thông tin để giảm bớt rủi ro, lành mạnh hóa thị trường.

Với thị trường trái phiếu chính phủ, khối lượng phát hành dự kiến trong năm 2022 sẽ không đổi so với năm trước, do quy mô đáo hạn thấp hơn so với các năm trước.

Với thị trường chứng khoán phái sinh, hiện nay sản phẩm hợp đồng tương lai VN30 vẫn là sản phẩm có tính thanh khoản cao nhất, sản phẩm hợp đồng tương lai trái phiếu chính phủ gần như không hấp dẫn nhà đầu tư.

Chính vì vậy, theo nhóm nghiên cứu, trong thời gian tới, để thu hút các nhà đầu tư trong và ngoài nước, thị trường nà cần đa dạng sản phẩm bằng cách cho phép giao dịch quyền chọn cổ phiếu, hợp đồng tương lai trên cổ phiếu, hoặc theo các chỉ số mới ngoài chỉ số VN30, và cấu trúc lại sản phẩm để gia tăng tính thanh khoản.

Mặc dù vậy, các sản phẩm phái sinh này chưa có lộ trình triển khai cụ thể trong năm 2022, nhiều khả năng các nhà đầu tư cần chờ đợi thêm trong trung hạn.

Dự báo thị trường chứng khoán phái sinh năm 2022 sẽ tiếp tục tăng trưởng, nhưng thấp hơn và ít biến động hơn đáng kể so với năm ngoái, với giá trị giao dịch bình quân và hợp đồng mở tăng khoảng 20%. 

Gói hỗ trợ lãi suất 2% có tạo ra 'sóng chứng khoán' mới?

Gói hỗ trợ lãi suất 2% có tạo ra 'sóng chứng khoán' mới?

Tài chính -  3 năm
Năm 2009, Việt Nam cũng đã triển khai gói hỗ trợ lãi suất nhằm kích thích nền kinh tế đang bị tác động của cuộc khủng hoảng toàn cầu. Khi gói hỗ trợ được bơm ra, VN-Index đã ghi nhận mức tăng ấn tượng từ 230 điểm lên gần 500 điểm với sự xuất hiện dòng tiền đầu cơ chảy vào chứng khoán trong khi lợi suất từ sản xuất kinh doanh giảm dần.
Gói hỗ trợ lãi suất 2% có tạo ra 'sóng chứng khoán' mới?

Gói hỗ trợ lãi suất 2% có tạo ra 'sóng chứng khoán' mới?

Tài chính -  3 năm
Năm 2009, Việt Nam cũng đã triển khai gói hỗ trợ lãi suất nhằm kích thích nền kinh tế đang bị tác động của cuộc khủng hoảng toàn cầu. Khi gói hỗ trợ được bơm ra, VN-Index đã ghi nhận mức tăng ấn tượng từ 230 điểm lên gần 500 điểm với sự xuất hiện dòng tiền đầu cơ chảy vào chứng khoán trong khi lợi suất từ sản xuất kinh doanh giảm dần.
Gói hỗ trợ lãi suất 2% có tạo ra 'sóng chứng khoán' mới?

Gói hỗ trợ lãi suất 2% có tạo ra 'sóng chứng khoán' mới?

Tài chính -  3 năm

Năm 2009, Việt Nam cũng đã triển khai gói hỗ trợ lãi suất nhằm kích thích nền kinh tế đang bị tác động của cuộc khủng hoảng toàn cầu. Khi gói hỗ trợ được bơm ra, VN-Index đã ghi nhận mức tăng ấn tượng từ 230 điểm lên gần 500 điểm với sự xuất hiện dòng tiền đầu cơ chảy vào chứng khoán trong khi lợi suất từ sản xuất kinh doanh giảm dần.

Bộ Tài chính lên tiếng sau khi nhiều lãnh đạo ngành chứng khoán bị kỷ luật

Bộ Tài chính lên tiếng sau khi nhiều lãnh đạo ngành chứng khoán bị kỷ luật

Tiêu điểm -  3 năm

Một loạt lãnh đạo ngành chứng khoán Việt Nam gồm Chủ tịch UBCKNN, VNX, VSD, HOSE vừa nhận các hình thức kỷ luật của Ủy ban Kiểm tra Trung ương.

VinaCapital lý giải việc chứng khoán giảm điểm bất chấp kinh tế tăng trưởng

VinaCapital lý giải việc chứng khoán giảm điểm bất chấp kinh tế tăng trưởng

Tài chính -  3 năm

Chuyên gia của VinaCapital cho rằng, việc giảm điểm của thị trường chứng khoán Việt Nam là phù hợp với những gì đã diễn ra trên thị trường toàn cầu, nhưng các lý do này không có khả năng ảnh hưởng lớn đến tăng trưởng kinh tế của Việt Nam hoặc đến tổng lợi nhuận của các công ty niêm yết.

Sàn New York hỗ trợ chứng khoán Việt nâng hạng

Sàn New York hỗ trợ chứng khoán Việt nâng hạng

Tiêu điểm -  3 năm

Văn bản hợp tác giữa Ủy ban Chứng khoán Nhà nước Việt Nam với Sàn giao dịch chứng khoán New York (NYSE) đã được ký kết nhằm hỗ trợ nâng hạng thị trường, xây dựng cơ chế để các nhà đầu tư tham gia hai thị trường chứng khoán.

Ngân hàng chuyển giao bắt buộc có thể bị giảm hết vốn điều lệ

Ngân hàng chuyển giao bắt buộc có thể bị giảm hết vốn điều lệ

Tài chính -  52 phút

Trong quy định mới, Ngân hàng Nhà nước sẽ giảm toàn bộ vốn của ngân hàng được chuyển giao bắt buộc nếu lỗ lũy kế lớn hơn 100% vốn điều lệ và quỹ dự trữ.

Mức định giá 5 tỷ USD của TCBS có hợp lý?

Mức định giá 5 tỷ USD của TCBS có hợp lý?

Tài chính -  5 giờ

Theo các chuyên gia, con số định giá 5 tỷ USD, tương đương P/B khoảng 5 lần của TCBS đang ở mức cao nếu so với vị thế một công ty chứng khoán.

Lãnh đạo Techcombank và hệ sinh thái sang Mỹ, châu Âu tìm kiếm nhân tài người Việt

Lãnh đạo Techcombank và hệ sinh thái sang Mỹ, châu Âu tìm kiếm nhân tài người Việt

Tài chính -  6 giờ

Techcombank kỳ vọng không chỉ kết nối với những cá nhân xuất sắc, mà còn khơi lên lòng tự tôn dân tộc, khát khao cống hiến và mong muốn trở về, chung tay đóng góp cho một Việt Nam đang bước vào kỷ nguyên tăng trưởng và chuyển đổi toàn diện.

Doanh nghiệp Việt cần nỗ lực để tăng tốc trong bảng đánh giá ACGS

Doanh nghiệp Việt cần nỗ lực để tăng tốc trong bảng đánh giá ACGS

Tài chính -  2 ngày

Việt Nam tiếp tục là quốc gia có điểm số ACGS thấp nhất trong số sáu nước ASEAN được đánh giá trong kỳ báo cáo mới nhất.

Sandbox tài sản số tiềm năng, nhưng dễ biến tướng đầu cơ và thao túng

Sandbox tài sản số tiềm năng, nhưng dễ biến tướng đầu cơ và thao túng

Tài chính -  3 ngày

Sandbox tài sản số không chỉ dừng lại ở việc tạo ra một môi trường thử nghiệm, mà còn được kỳ vọng hoàn thiện cả về hạ tầng, nguồn lực và cơ chế hoạt động.

Quản trị rủi ro thế nào để sống chung với thế giới ngày càng biến động?

Quản trị rủi ro thế nào để sống chung với thế giới ngày càng biến động?

Diễn đàn quản trị -  27 phút

Những tổ chức có văn hóa quản trị rủi ro mạnh mẽ sẽ vượt trội hơn hẳn các đối thủ cạnh tranh về lâu dài trong việc điều hướng các cú sốc.

Syre rót 1 tỷ USD xây nhà máy tái chế dệt may tại Việt Nam

Syre rót 1 tỷ USD xây nhà máy tái chế dệt may tại Việt Nam

Phát triển bền vững -  40 phút

Nhà máy tái chế dệt may của Syre với tổng vốn đầu tư 1 tỷ USD vừa được Ban quản lý Khu kinh tế tỉnh Bình Định cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư.

Ngân hàng chuyển giao bắt buộc có thể bị giảm hết vốn điều lệ

Ngân hàng chuyển giao bắt buộc có thể bị giảm hết vốn điều lệ

Tài chính -  52 phút

Trong quy định mới, Ngân hàng Nhà nước sẽ giảm toàn bộ vốn của ngân hàng được chuyển giao bắt buộc nếu lỗ lũy kế lớn hơn 100% vốn điều lệ và quỹ dự trữ.

Cơn khát môi giới giữa thời bùng nổ dự án bất động sản

Cơn khát môi giới giữa thời bùng nổ dự án bất động sản

Bất động sản -  3 giờ

Khi nguồn cung tăng tốc, bài toán ai sẽ bán và bán được hàng đang tái định hình lại vai trò chiến lược của các sàn môi giới bất động sản trên thị trường.

Kiến tạo ‘nền tảng’ kinh tế xanh từ chuyển đổi số

Kiến tạo ‘nền tảng’ kinh tế xanh từ chuyển đổi số

Phát triển bền vững -  4 giờ

Chuyển đổi số muốn hiệu quả cần hệ sinh thái đồng bộ, kết nối giữa công nghệ, con người và môi trường, hướng tới phát triển xanh và bền vững.

Chính phủ yêu cầu kiểm soát đà tăng giá bất động sản

Chính phủ yêu cầu kiểm soát đà tăng giá bất động sản

Tiêu điểm -  4 giờ

Thủ tướng yêu cầu khẩn trương đưa ra phương án để tăng khả năng tiếp cận nhà ở của người dân, mở rộng nguồn cung.

Sống giữa trung tâm, dẫn đầu xu hướng tại The K-Park Avenue

Sống giữa trung tâm, dẫn đầu xu hướng tại The K-Park Avenue

Nhịp cầu kinh doanh -  5 giờ

Giữa đà tăng trưởng mạnh mẽ của bất động sản Thanh Hóa, một tọa độ vàng đang trở thành “tâm chấn” hấp dẫn giới đầu tư và người mua ở thực. Đó chính là K-Park Avenue (Vinhomes Star City), phân khu căn hộ cao cấp tọa lạc trên Đại lộ Hùng Vương - trục huyết mạch trung tâm thành phố.