Phát triển bền vững

Hành trình tận tâm

Phạm Sơn Chủ nhật, 22/01/2023 - 08:00

Hơn 20 năm làm nghề tái chế, ông Hoàng Đức Vượng bỗng nhận ra, có những cuộc khủng hoảng đang, hoặc có lẽ là đã ập đến.

>> Bài viết trên Đặc san chào xuân 2023 "Bản lĩnh tiên phong".

Ngành tái chế của ông Vượng đã tồn tại được gần nửa thế kỷ, không ngừng mở rộng quy mô, đến nay đã hình thành hệ thống hàng ngàn làng nghề tự phát trên cả đất nước. Cùng với đó, mạng lưới thu gom phế liệu cũng xuất hiện, chính là những người đồng nát, ve chai vẫn rong ruổi ngược xuôi, từ phố phường tới ngõ hẻm.

Gần nửa thế kỷ ấy, không nhận được sự quan tâm, hỗ trợ từ phía chính sách, ngành tái chế vẫn manh mún, èo uột, chủ yếu ở quy mô hộ gia đình. Tái chế tại các làng nghề với công nghệ, quy trình không đảm bảo tiêu chuẩn nên sản phẩm tái chế kém chất lượng, lại phát sinh ô nhiễm thứ cấp.

“Tôi cũng khốn đốn, khó khăn, thậm chí là từng phá sản”, ông Vượng cho biết.

Có những thời điểm, báo chí phản ánh, dư luận lên án, chính quyền vào cuộc, hầu như chỉ toàn những ý kiến đòi cấm, đòi bỏ chứ hiếm khi có ai nói rằng phải hỗ trợ ngành tái chế”.

Nghề thu gom cũng không khá khẩm gì hơn. Quanh năm tiếp xúc với rác thải, các chị, các cô đồng nát không được trang bị bảo hộ lao động, cũng chẳng được đóng bảo hiểm y tế, xã hội.

Thu gom và tái chế rác thải cứ tiếp diễn như vậy, với những bất ổn không được giải quyết, ngày càng trở nên rối ren. Kinh tế phát triển, rác thải cũng tăng lên, một cuộc khủng hoảng diễn ra trong ngành thu gom, tái chế dường như là điều khó tránh khỏi.

Những bất ổn dần tích tụ tới mức khủng hoảng trong chuỗi thu gom, tái chế phế liệu, tiềm ẩn nguy cơ dẫn đến những cuộc khủng hoảng khác còn trầm trọng hơn. Đó là khủng hoảng chất thải rắn, khủng hoảng an sinh xã hội, khủng hoảng về sức khỏe con người.

Tuy nhiên, đối với ông Vượng, mọi cơn khủng hoảng đều dẫn đến sự thay đổi. Sự thay đổi của ông Vượng và những người anh em, cộng sự, chính là thành lập VietCycle vào năm 2018, mở ra một hành trình bền bỉ, tận tâm của những người khao khát làm đẹp cho đời.

Hành trình tận tâm 1
Buổi lễ “Tôn vinh những người phụ nữ thầm lặng nghề ve chai Hà Nội”

Vượt định kiến

Hành trình của VietCycle bắt đầu ngay từ đầu nguồn của chuỗi phế liệu, là hoạt động thu gom, phân loại, chủ yếu diễn ra ở khu vực phi chính thức.

Ông Vượng cho biết, những ngày đầu, việc tiếp cận với người thu gom phế liệu gặp rất nhiều khó khăn. Đa số họ là phụ nữ, luôn mang trong mình những nỗi mặc cảm. Mặc cảm vì quanh năm tiếp xúc với rác, mặc cảm vì thu nhập bấp bênh, vì không được ghi nhận và có chỗ đứng xứng đáng trong xã hội.

Có người đồng nát, sau này, từng chia sẻ với VietCycle rằng, bản thân họ khi về quê, nhiều khi cũng không dám nói cho họ hàng, làng xóm biết mình làm gì trên thành phố vì không muốn nhận lấy ánh mắt “hơi lạ lạ”. Rồi nỗi xót xa khi dãi nắng dầm mưa hàng chục cây số trên chiếc xe đạp cà tàng, có khi bị chửi mắng, bị bắt nạt cũng chẳng biết than với ai.

Các chị, các cô hành nghề đồng nát, ve chai nhút nhát, mặc cảm là vậy, nhưng ông Vượng và đội ngũ VietCycle hiểu rõ, họ là những người phụ nữ bản lĩnh. Vì cuộc sống khó khăn, vì trồng trọt, chăn nuôi chẳng còn đủ sống, họ dám lặn lội lên thành phố, dám chấp nhận cực nhọc để kiếm thêm tiền nuôi cha mẹ già hay lo cho con ăn học.

VietCycle muốn giúp họ! Nhưng giúp như thế nào? Khi bản thân những người làm nghề tái chế cũng đang phải đối diện với những định kiến, với sự mặc cảm của riêng mình? Như ông Nguyễn Văn Tuấn, Giám đốc VietCycle, từng kể, suốt từ khi còn đi thu gom phế liệu, tới khi mở xưởng tái chế, làm chủ một đơn vị, ông cũng luôn e ngại khi giới thiệu với người khác rằng “tôi làm nghề tái chế”.

Hành trình tận tâm 2
Các chị, các cô hành nghề đồng nát, ve chai là những người phụ nữ bản lĩnh.

Nỗi mặc cảm nghề tái chế, xuất phát từ chính những bất cập diễn ra trong ngành công nghiệp này. Dù là giải pháp quan trọng để giảm thiểu rác thải nhưng suốt nhiều năm, họ bị “điểm tên” như một thủ phạm gây ô nhiễm thứ cấp. Có những thời điểm, báo chí phản ánh, dư luận lên án, chính quyền vào cuộc, hầu như chỉ toàn những ý kiến đòi cấm, đòi bỏ chứ hiếm khi có ai nói rằng phải hỗ trợ ngành tái chế.

Thấu tận cùng những nỗi đau của nghề, ông Vượng, ông Tuấn hiểu được rằng, đã đến lúc phải cất lên tiếng nói. “Phải lên tiếng để làm sao thay đổi được lối suy nghĩ, cách tiếp cận của xã hội về vấn đề xử lý rác thải”, ông Vượng nói.

Với quyết tâm mạnh mẽ, VietCycle cùng các nhà khoa học và cộng đồng doanh nghiệp, ròng rã suốt nhiều năm, luôn kiên định nêu cao tiếng nói, đề xuất chính sách về kinh tế tuần hoàn và hỗ trợ ngành công nghiệp tái chế.

Xu thế kinh tế xanh, phát triển bền vững trở thành tất yếu, cũng là lúc những đề xuất bền bỉ và tâm huyết ấy được Chính phủ, Bộ Tài nguyên và môi trường cùng các bộ, ngành, cơ quan quản lý Nhà nước ghi nhận. Bản thân ông Vượng nhận định, Bộ Tài nguyên và môi trường đang rất tâm huyết, sẵn sàng thay đổi tư duy để hướng đến một Việt Nam xanh, sạch, đẹp.

Nhờ đó, nghề tái chế dần được ghi nhận, được quan tâm và có thêm chính sách hỗ trợ. Cơ hội chưa từng có đến với ngành công nghiệp chưa lớn nổi suốt hơn 40 năm. Đội ngũ VietCycle, những người tiên phong trong ngành công nghiệp tái chế, tâm niệm, phải tìm cách chia sẻ phần lợi ích ấy cho những người thu gom ve chai, phế liệu.

Cùng nhau cất lên tiếng nói

Gỡ bỏ được nỗi mặc cảm về nghề tái chế, cộng với sự đồng cảm, VietCycle thuận lợi hơn trong việc tiếp cận những người đồng nát, ve chai. “Chúng tôi cũng từng đi thu gom, cũng có quen biết nên nói chuyện là hiểu nhau ngay”, ông Vượng nói.

Tiếp cận, trò chuyện, tâm sự, VietCycle càng thêm thấu hiểu những tâm tư, tình cảm của người hành nghề ve chai, lấy đó làm nền tảng để thiết kế những chương trình hỗ trợ.

Tính đến nay, mạng lưới đồng nát, ve chai của VietCycle đã lên đến con số trên dưới 2 nghìn người, tập trung ở các tỉnh, thành miền Bắc. Ông Vượng biết mặt, nhớ tên nhiều người trong số họ.

Tham gia với VietCycle, những người thu gom phế liệu được quan tâm, thăm hỏi, được tặng quà. Ông Vượng cùng các cộng sự cũng mở những khóa đào tạo, hướng dẫn cách thu gom sao cho an toàn, phân loại sao cho đúng cách. Nhờ đó, họ có thêm nhiều niềm vui trong cuộc sống, thu nhập cũng được cải thiện.

Ông Vượng luôn nhấn mạnh, vừa cho các người đồng nát, vừa cho toàn thể cộng đồng và xã hội rằng thu gom phế liệu là nghề cao quý, âm thầm đóng góp vào bức tranh bảo vệ môi trường. “Nếu không có họ, rác đã ngập đến cổ chứ chẳng đến chân như bây giờ”, Chủ tịch VietCycle khẳng định.

Hiểu được giá trị mà bản thân đang đem lại cho môi trường, xã hội, những người phụ nữ thầm lặng ấy bớt đi phần nào nỗi tủi thân. VietCycle lại tiếp tục giúp họ được cất lên tiếng nói.

Đứng trên sân khấu trong buổi lễ “Tôn vinh những người phụ nữ thầm lặng nghề ve chai Hà Nội”, ông Vượng động viên: “Các chị cứ nói đi! Nói để các tổ chức, doanh nghiệp, để chính quyền, để truyền thông báo chí biết được tâm sự, biết được nguyện vọng của các chị”!

Trong không khí ấm áp của buổi lễ tri ân, dưới sự động viên của ông Vượng và các cộng sự tại VietCycle, từng người phụ nữ ấy đã mạnh dạn đứng lên để kể về những tháng ngày cay đắng, những nỗi buồn tủi suốt hàng chục năm âm thầm “nhặt rác cho đời”.

Và rồi, các chị, các cô nở những nụ cười thật tươi. Đối với nhiều người, đây là lần đầu tiên đứng nói trong hội trường, lần đầu tiên trải lòng câu chuyện nghề, cũng là lần đầu tiên nhận được một nhành hoa nhân ngày lễ tri ân người phụ nữ Việt Nam.

“Kể từ năm 2022, chúng tôi cố gắng mỗi năm tổ chức được ít nhất một buổi lễ tôn vinh như thế”, Chủ tịch VietCycle cho biết.

“Khỏe” để giúp đỡ mọi người

Công cụ thu gom, tái chế bắt buộc đối với doanh nghiệp (trách nhiệm mở rộng của nhà sản xuất - EPR) được triển khai sẽ là sự hỗ trợ rất lớn đối với doanh nghiệp ngành tái chế đạt chuẩn về công nghệ và chất lượng.

Ngành tái chế được ghi nhận, được hỗ trợ, sẽ mang dáng hình một ngành công nghiệp hiện đại, tạo ra lợi nhuận kinh tế và đóng góp tích cực vào mô hình kinh tế tuần hoàn.

Hành trình tận tâm 3
Ông Hoàng Đức Vượng - Chủ tịch VietCycle

Năm 2022 khép lại, 2023 là năm cuối cùng trước khi trách nhiệm thu gom, tái chế trở thành điều bắt buộc đối với doanh nghiệp, mở đầu là ngành hàng bao bì. Thời điểm cuối năm, cũng là lúc VietCycle bận rộn hơn bao giờ hết, để chuẩn bị kỹ lưỡng cho những giải pháp nhằm thực thi hiệu quả EPR.

Cơ hội lớn đến với VietCycle khi những người có hàng chục năm trong ngành tái chế nhận ra được đường đi bền vững, là phải thu gom, phân loại tại chỗ, phải tái chế ngay trên đất nước mình.

Giải pháp “máy bán hàng tự động CyclePacking” giúp thúc đẩy tái sử dụng chai nhựa đựng hóa chất, hạn chế rác thải ra môi trường của VietCycle nhận được đánh giá cao từ phía Nhà nước và cộng đồng doanh nghiệp. Năng lực thu gom, tái chế của VietCycle cũng đang gây được sự chú ý của các nhà đầu tư trong và ngoài nước.

Đội ngũ VietCycle tìm cách chia sẻ cơ hội ấy đến với những người thầm lặng thu nhặt phế liệu. Tháng 1 này, VietCycle bắt tay vào mở rộng hoạt động vào khu vực phía nam, vươn dài cánh tay để hỗ trợ thêm nhiều người hơn nữa.

Tuy nhiên, theo lời ông Vượng, họ phải “đủ lớn, đủ khỏe” thì mới giúp đỡ được nhiều người. Đó chính là động lực to lớn để VietCycle tiếp tục hoàn thiện, nâng cấp những giải pháp hướng tới kinh tế tuần hoàn tạo ra giá trị.

Ông Vượng kỳ vọng, đến một lúc nào đó, với sự đồng hành của VietCycle, những người đồng nát, ve chai có thể đoàn kết lại với nhau và có một tổ chức riêng đại diện cho họ. Những người phụ nữ âm thầm “nhặt rác cho đời” ấy sẽ được bảo vệ quyền lợi, được đóng bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội. Để nghề nhặt rác không còn “cứ ráo mồ hôi là hết tiền, cứ ốm đau là chết”.

'Nghiệp' ve chai, tái chế của Giám đốc VietCycle

"Nghiệp" ve chai, tái chế của Giám đốc VietCycle

Leader talk -  2 năm
Nghề tái chế có lẽ là nghiệp của mình. Càng làm, càng thấy yêu nghề, thấy gắn bó với anh em. Vất vả thì có nhưng may mắn là tìm được những người đồng hành, anh em cùng nhau chia sẻ, cùng nhau gánh vác.
'Nghiệp' ve chai, tái chế của Giám đốc VietCycle

"Nghiệp" ve chai, tái chế của Giám đốc VietCycle

Leader talk -  2 năm
Nghề tái chế có lẽ là nghiệp của mình. Càng làm, càng thấy yêu nghề, thấy gắn bó với anh em. Vất vả thì có nhưng may mắn là tìm được những người đồng hành, anh em cùng nhau chia sẻ, cùng nhau gánh vác.
'Nghiệp' ve chai, tái chế của Giám đốc VietCycle

"Nghiệp" ve chai, tái chế của Giám đốc VietCycle

Leader talk -  2 năm

Nghề tái chế có lẽ là nghiệp của mình. Càng làm, càng thấy yêu nghề, thấy gắn bó với anh em. Vất vả thì có nhưng may mắn là tìm được những người đồng hành, anh em cùng nhau chia sẻ, cùng nhau gánh vác.

Chủ tịch VietCycle: 5 khuyến nghị giúp vận hành cỗ máy kinh tế tuần hoàn

Chủ tịch VietCycle: 5 khuyến nghị giúp vận hành cỗ máy kinh tế tuần hoàn

Leader talk -  2 năm

Theo ông Hoàng Đức Vượng, Chủ tịch Công ty VietCycle, Việt Nam cần có luật riêng về kinh tế tuần hoàn nhằm tăng tính minh bạch, giúp doanh nghiệp dễ dàng hơn trong tái chế và sử dụng sản phẩm tái chế, thay vì lồng ghép vào các luật hiện có.

Giải pháp ‘tiêu dùng thông minh – không sinh rác nhựa’ của VietCycle

Giải pháp ‘tiêu dùng thông minh – không sinh rác nhựa’ của VietCycle

Phát triển bền vững -  2 năm

Máy bán dung dịch tự động CyclePacking ra đời nhằm mục đích thiết lập mô hình kinh tế tuần hoàn thông qua xây dựng kênh phân phối và cung ứng bền vững, khuyến khích tái chế, tái sử dụng.

Aqua City của Novaland được gỡ vướng

Aqua City của Novaland được gỡ vướng

Bất động sản -  10 giờ

Sau hơn hai năm đình trệ xây dựng do vướng vấn đề pháp lý, dự án Aqua City do Tập đoàn Novaland phát triển tại Đồng Nai đã thoát bế tắc.

Để không phải hối tiếc trong sự nghiệp sau tuổi 35

Để không phải hối tiếc trong sự nghiệp sau tuổi 35

Diễn đàn quản trị -  12 giờ

Việc chủ động phát triển bản thân, xây dựng và duy trì các mối quan hệ cùng thái độ cởi mở với thay đổi là những yếu tố quan trọng.

Hạnh phúc trong giáo dục: Xu hướng toàn cầu và ứng dụng tại Việt Nam

Hạnh phúc trong giáo dục: Xu hướng toàn cầu và ứng dụng tại Việt Nam

Nhịp cầu kinh doanh -  12 giờ

Hội thảo “Hạnh phúc trong Giáo dục” 2024 là cơ hội để nhà lãnh đạo giáo dục, giáo viên, và phụ huynh cùng thảo luận, khám phá những giải pháp xây dựng môi trường học đường tích cực, bền vững.

Đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam: Cơ hội lớn hay thách thức vượt tầm doanh nghiệp Việt?

Đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam: Cơ hội lớn hay thách thức vượt tầm doanh nghiệp Việt?

Leader talk -  13 giờ

Dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam được kỳ vọng sẽ thay đổi diện mạo hạ tầng giao thông và tạo cú hích lớn cho nền kinh tế. Tuy nhiên, dự án này cũng đặt ra nhiều câu hỏi về khả năng tham gia của nhà thầu xây dựng trong nước.

VinFast Energy, Schneider Electric và ESEC cùng thúc đẩy pin lưu trữ

VinFast Energy, Schneider Electric và ESEC cùng thúc đẩy pin lưu trữ

Nhịp cầu kinh doanh -  13 giờ

VinFast Energy, Schneider Electric và ESEC hợp tác thúc đẩy giải pháp pin lưu trữ và quản lý năng lượng, hướng đến một tương lai bền vững.

WinMart cùng 11 thương hiệu 'tung' ưu đãi khủng mừng sinh nhật 10 tuổi

WinMart cùng 11 thương hiệu 'tung' ưu đãi khủng mừng sinh nhật 10 tuổi

Nhịp cầu kinh doanh -  13 giờ

WinMart kỷ niệm 10 năm với đại sứ WINNIE, ưu đãi hấp dẫn từ 11 thương hiệu lớn trong Tuần lễ thương hiệu diễn ra từ ngày 21/11 đến 4/12.

Sức hút của môi trường làm việc đa dạng và hòa nhập

Sức hút của môi trường làm việc đa dạng và hòa nhập

Leader talk -  15 giờ

Xây dựng môi trường làm việc đa dạng và hòa nhập không chỉ mang đến nhiều cơ hội cho tất cả mà còn tác động tích cực đến kết quả kinh doanh của doanh nghiệp.