Một bài báo khoa học được công bố mới đây, dựa trên phân tích giới hạn tài nguyên, đã chỉ ra rằng 7/8 tài nguyên thiết yếu như đất, không khí, các chất dinh dưỡng… đã và đang tới ngưỡng cực hạn trên toàn cầu.
Dẫn lại kết quả bài báo, PGS.TS Nguyễn Hồng Quân, Viện trưởng Viện Nghiên cứu phát triển kinh tế tuần hoàn (ICED), tái khẳng định tầm quan trọng mang tính cấp thiết của việc triển khai ứng dụng kinh tế tuần hoàn cho nền kinh tế, như lời phát biểu của ông Janez Potocnik, Đồng chủ tịch Chương trình Môi trường Liên hợp quốc (UNEP) tại phiên khai mạc Diễn đàn Kinh tế tuần hoàn thế giới:“Tương lai là tuần hoàn, là xanh, hoặc là không có tương lai”!
Thực tế cho thấy, từ cộng đồng doanh nghiệp cho đến Chính phủ, chính quyền các cấp đã và đang ngày càng nhận thức được tính cấp thiết của mô hình kinh tế tuần hoàn, thể hiện qua những văn bản chính sách như Luật Bảo vệ môi trường 2020 lần đầu luật hóa khái niệm kinh tế tuần hoàn; Đề án Phát triển kinh tế tuần hoàn tại Việt Nam; Đề án kinh tế tuần hoàn tại Côn Đảo hay các chính sách, chủ trương phát triển khu công nghiệp sinh thái, phát triển năng lượng tái tạo… phần nào cũng có bóng dáng của mô hình kinh tế tuần hoàn.
Giải quyết bài toán đa ngành
Cam kết trung hòa carbon của Thủ tướng Chính phủ tại Hội nghị COP26 đã gây được tiếng vang lớn với cộng đồng quốc tế. Ông Quân cho biết, nhiều quốc gia trên thế giới phải “ngưỡng mộ” Việt Nam khi đưa ra một cam kết quá mức tham vọng, nhất là khi đất nước vẫn đang trên đà phát triển.
Năng lượng tái tạo được coi là giải pháp trọng tâm để giải quyết bài toán “net zero”. Tuy nhiên, nghiên cứu của Quỹ Ellen MacArthur chỉ ra, năng lại tái tạo không thể đóng vai trò một giải pháp riêng lẻ để giải quyết vấn đề phát thải ròng, mà còn phải kết hợp với giải pháp ứng dụng kinh tế tuần hoàn.
Không chỉ ứng dụng trong năng lượng tái tạo, theo Viện trưởng ICED, kinh tế tuần hoàn có thể áp dụng đa ngành, đa lĩnh vực để giải quyết nhiều mục tiêu, vừa giảm phát thải, vừa mở ra cơ hội kinh tế và chia sẻ lợi ích tới nhiều bên liên quan.
Đơn cử như đối với ngành nông nghiệp. Trước đây, nông nghiệp đã ứng dụng rộng rãi một giải pháp dựa trên triết lý của nền kinh tế tuần hoàn là mô hình vườn – ao – chuồng. Giải pháp này mới chỉ dừng ở quy mô nông hộ nhưng phần nào chứng tỏ được sự thiết thực của kinh tế tuần hoàn.
Trong bối cảnh mới, áp dụng kinh tế tuần hoàn cho nông nghiệp với góc nhìn rộng hơn, ông Quân cho biết, nhiều đơn vị hiện nay đang sử dụng phụ phẩm nông nghiệp không chỉ để làm phân bón mà còn chiết xuất ra nhiều chất quý như chitosan, omega 3… giúp giảm thiểu chất thải và gia tăng đáng kể giá trị kinh tế.
PGS.TS Nguyễn Hồng Quân tại Hội thảo tham vấn kế hoạch quốc gia thực hiện kinh tế tuần hoàn tại Việt Nam.
Hay như đối với bài toán phát triển đô thị. Thực tiễn cho thấy, các đô thị lớn như Hà Nội, TP.HCM đang có chất lượng môi trường đi xuống một cách nghiêm trọng, với bầu không khí ngột ngạt, sông hồ ô nhiễm và lượng lớn chất thải rắn phát sinh chưa được kiểm soát triệt để.
Giải quyết bài toán ô nhiễm thông qua kinh tế tuần hoàn, theo ông Quân, sẽ tạo ra các mô hình kinh doanh để triển khai hiệu quả các nhóm giải pháp. Lợi ích đem lại không chỉ là về môi trường mà còn những giá trị vượt xa hơn kỳ vọng, ví dụ như nâng cao chất lượng cuộc sống, từ đó thu hút lao động chất lượng cao, tiếp tục đóng góp tích cực cho kinh tế thành phố.
Mở ra nhiều cơ hội để giải quyết những bài toán lớn của nền kinh tế, tuy nhiên, mô hình kinh tế tuần hoàn cần triển khai và tiếp cận một cách đúng đắn. Ông Quân nhấn mạnh, kinh tế tuần hoàn cần được nhìn nhận là một mô hình kinh doanh, tức là các bên liên quan, bao gồm cả doanh nghiệp, đều đồng thuận với nhau để triển khai thực hiện trên cơ sở đem lại lợi ích.
“Kinh tế tuần hoàn cốt lõi là giải quyết bài toán đa mục tiêu một cách thông minh hơn, sáng tạo hơn và tăng cường các nguồn lực triển khai”
Song song với việc triển khai dưới dạng mô hình kinh doanh, cần phải lồng ghép vào đó các giải pháp về đổi mới sáng tạo cũng như tạo cơ chế tăng cường nguồn lực đầu tư thực hiện.
“Kinh tế tuần hoàn cốt lõi là giải quyết bài toán đa mục tiêu một cách thông minh hơn, sáng tạo hơn và tăng cường các nguồn lực triển khai”, Viện trưởng ICED cho biết.
Đồng quan điểm, PGS.TS Nguyễn Thế Chinh, nguyên Viện trưởng Viện Chiến lược chính sách tài nguyên và môi trường (ISPONRE), cho biết, triển khai kinh tế tuần hoàn cần phải thiết lập được cơ chế thị trường, doanh nghiệp triển khai kinh tế tuần hoàn vì mục tiêu kinh tế và từ đó đạt được mục tiêu về môi trường.
“Phải đi cùng doanh nghiệp, làm thế nào cho doanh nghiệp tự đầu tư vào chứ không được áp đặt, đó mới gọi là kinh tế tuần hoàn”, ông Chinh nói.
Ngày càng có nhiều doanh nghiệp nhận ra những giá trị mà kinh tế tuần hoàn đem lại cũng như trách nhiệm cần phải ứng dụng kinh tế tuần hoàn. Tuy nhiên, không phải doanh nghiệp nào cũng có thể đưa kinh tế tuần hoàn vào hoạt động vận hành cũng như chiến lược phát triển của mình.
Ưu đãi về thuế, phí hay tiền thuê đất chỉ mang tính bước đầu, không thể giúp doanh nghiệp, nhà đầu tư tham gia tích cực vào kinh tế tuần hoàn nếu không có động lực thị trường để tạo ra lợi ích bền vững.
Trong bối cảnh phát triển bền vững, kinh tế tuần hoàn được xác định là kim chỉ nam của nền kinh tế, tháng 3/2021, khi đại dịch Covid-19 vẫn còn đang hoành hành, dưới sự chấp thuận của Bộ Nội vụ và Bộ Tài nguyên và môi trường, Hiệp hội Tái chế chất thải Việt Nam chính thức ra đời.
Theo PGS.TS Nguyễn Hồng Quân, Viện trưởng Viện Nghiên cứu phát triển kinh tế tuần hoàn (ICED), kinh tế tuần hoàn về bản chất là một mô hình kinh doanh, có thể áp dụng không giới hạn ngành nghề, lĩnh vực. Tuy nhiên, mô hình kinh doanh này phải tạo ra đủ giá trị thì doanh nghiệp và các bên liên quan mới có động lực tham gia.
ESG và Net Zero, từ một lựa chọn chiến lược đang trở thành yếu tố sống còn để thương mại, công nghiệp Việt Nam tiến xa, bền vững trên sân chơi toàn cầu.
Nhiệt điện sẽ là bên mua tín chỉ carbon chủ yếu, trong khi lĩnh vực xi măng, sắt thép có tiềm năng bán tín chỉ carbon nếu áp dụng giải pháp giảm nhẹ phát thải.
"Chiến binh xanh" là những người đồng nát, ve chai sẵn sàng chung tay cùng VietCycle xây dựng ngành công nghiệp tái chế đạt chuẩn, vì môi trường xanh sạch đẹp.
Với việc hai đơn vị sản xuất chủ lực vừa được cấp chứng nhận trung hòa carbon, Tập đoàn TH một lần nữa tái khẳng định phát triển bền vững là cam kết mà tập đoàn kiên tâm theo đuổi trong suốt hành trình, coi đó là con đường tất yếu để doanh nghiệp tồn tại, phát triển và cống hiến cho xã hội.
Thay đổi lãnh đạo ở PAN Group không đơn thuần là sự chuyển giao quyền lực mà còn là chuyển hướng kinh doanh, làm mới bộ máy điều hành và nâng cấp năng lực quản trị toàn diện.
Trong bối cảnh thế giới liên tục biến động, vấn đề không còn nằm ở việc lãnh đạo có mặt hay không mà là hiện diện một cách đúng đắn và kịp thời hay chưa.
Ecoland, chủ đầu tư tổ hợp căn hộ cao cấp Epic Tower, vừa ký hợp tác chiến lược với Mai Việt Land ngày 24/4 vừa qua để phát triển kinh doanh dự án này.