Tài chính
Hơn 700 tỷ đồng rút ròng khỏi các quỹ đầu tư
Dòng vốn vào thị trường chứng khoán Việt Nam thông qua các quỹ đầu tư (cổ phiếu và trái phiếu) tiếp tục ở trạng thái rút ròng hơn 700 tỷ đồng trong tháng 1/2025.

Theo báo cáo hoạt động quỹ đầu tư mới nhất của FiinGroup trong tháng đầu năm 2025, hiệu suất của các quỹ tiếp tục ghi nhận sự phân hóa khá rõ rệt.
Đáng chú ý, nhóm quỹ trái phiếu có hiệu suất bình quân tăng 0,44%, cao hơn lãi suất tiết kiệm trung bình tháng 0,38% và vượt trội so với nhóm quỹ cổ phiếu và nhóm quỹ cân bằng trong bối cảnh thị trường cổ phiếu suy yếu.

Hầu hết các quỹ trái phiếu đều có mức sinh lời cao hơn lãi
suất tiết kiệm, trong đó đáng chú ý là quỹ trái phiếu VCBF (+0,7%) và Quỹ trái phiếu dòng tiền linh hoạt MB (+0,7%) với danh mục nắm giữ phần lớn là tiền gửi và
trái phiếu của Vinhomes.
Trong khi đó, nhóm quỹ cổ phiếu chịu áp lực điều chỉnh trong bối cảnh thị trường chứng khoán không thuận lợi, với chỉ số VN30 và VNIndex lần lượt giảm 0,53% và 0,14% sau một năm 2024 tăng trưởng khá ở mức trên 12%.
Cụ thể, các quỹ TCFIN (+0,6%), Quỹ cổ phiếu tăng trưởng VCBF (+0,3%) và Quỹ cổ phiếu giá trị Fides VN (+0,2%) đã tăng chậm lại đáng kể so với tháng 12/2024. Diễn biến tương tự cũng được ghi nhận ở Quỹ Vietnam Holding Ltd (+0,3%) và VEIL (+0,04%).
Ngược lại, đã xuất hiện nhóm có hiệu suất âm như Quỹ cổ phiếu kinh tế hiện đại VinaCapital (VMEEF), SSI-SCA, VEOF, VinaCapital Vietnam Opportunity Fund (VOF). Đây là các quỹ có hiệu suất vượt trội so với thị trường trong năm 2024.
Dù vậy, cần lưu ý do đây là giai đoạn cận Tết, thường ghi nhận thanh khoản thấp và tâm lý nhà đầu tư thận trọng hơn, dẫn đến hiệu suất các quỹ cổ phiếu có phần biến động nhưng không mang tính quyết định về xu hướng dài hạn.
Đáng chú ý, có sự đối lập về chiến lược giữa các quỹ đầu tư cổ phiếu, khi 17/32 quỹ gia tăng giải ngân vào thị trường và 15 quỹ còn lại thực hiện chiến lược phòng thủ.
Điều này phản ánh sự thận trọng của các nhà quản lý quỹ trước bối cảnh thị trường có nhiều biến động, với xu hướng chung của VNIndex vẫn đang trong giai đoạn đi ngang (sideway) và tìm kiếm động lực tăng trưởng.
"Ảm đạm" dòng chảy vốn đầu tư
Ở góc nhìn khác về diễn biến dòng tiền, dòng vốn vào thị trường chứng khoán Việt Nam thông qua các quỹ đầu tư (cổ phiếu và trái phiếu) tiếp tục ở trạng thái rút ròng hơn 700 tỷ đồng trong tháng 1/2025, tăng so với mức rút ròng nhẹ trong tháng 12/2024 (218 tỷ đồng).
Rút ròng tập trung ở nhóm quỹ cổ phiếu, ở mức 868 tỷ đồng, cho thấy tâm lý thận trọng của nhà đầu tư đối với triển vọng của thị trường cổ phiếu.

Với nhóm quỹ trái phiếu, dù vẫn hút vốn ròng, khoảng 120 tỷ đồng trong tháng 1/2025, tương đương tháng 12/2024 nhưng thấp hơn đáng kể so với mức trung bình 1.217 tỷ đồng/tháng trong năm 2024.
Trong khi đó, nhóm quỹ mở ghi nhận vào ròng gần 400 tỷ đồng trong tháng
1/2025, đánh dấu tháng thứ 13 liên tiếp hút vốn.
Quỹ VMEFF của VinaCapital dẫn đầu với 193 tỷ đồng, tiếp theo là K Vietnam Equity (129 tỷ đồng) và Quỹ chứng khoán năng động DC (124 tỷ đồng), cho thấy nhà đầu tư vẫn ưu tiên những quỹ có danh mục đa dạng và chiến lược linh hoạt.
Ngược lại, dòng vốn tiếp tục rút khỏi nhóm quỹ đóng và ETF, với quy mô rút ròng tương đương nhau trong tháng 1/2025 (cùng ở mức hơn 600 tỷ đồng) và xu hướng cùng diễn ra trong nhiều tháng.
Ở nhóm quỹ ETF, VanEck Vietnam ETF ghi nhận bị rút ròng gần
423 tỷ đồng trong tháng 1/2025, tăng mạnh so với quy mô rút ròng bình quân
trong năm 2024 (130 tỷ đồng/tháng), và đây là tháng rút ròng thứ 10 liên tiếp
ở quỹ này.
Đáng chú ý là quỹ Fubon FTSE Vietnam với quy mô rút ròng giảm đáng kể trong tháng 1/2025.
Ở nhóm quỹ đóng, hoạt động rút vốn chưa có dấu hiệu ngưng ở VEIL và VOF.
Dòng tiền vào ròng ở nhóm quỹ trái phiếu trong tháng 1/2025 chỉ đạt 120 tỷ đồng, giảm mạnh so với mức bình quân 1.700 tỷ đồng/tháng trong giai đoạn cao điểm của năm 2024.
Điều này chủ yếu do Quỹ trái phiếu TCBF chứng kiến sự sụt giảm đáng kể, từ mức 1.600 tỷ đồng/tháng trong giai đoạn tháng 5-10/2024 xuống chỉ còn gần 4 tỷ đồng trong tháng 1/2025.
Lũy kế một năm gần đây, nhóm quỹ trái phiếu ghi nhận dòng tiền vào ròng gần 13,8 nghìn tỷ đồng, nhưng tập trung phần lớn ở Quỹ TCBF (83,6%) và tiếp đến là Quỹ trái phiếu Bảo Thịnh Vinawealth (VFF).
Ngược lại, Quỹ trái phiếu Việt Nam (DCBF) và Quỹ trái phiếu DCIP (DCIP) cùng thuộc Dragon Capital ghi nhận rút ròng lần lượt là 954 tỷ đồng và 350 tỷ đồng.
Đầu tư chứng khoán thời AI: Ngăn ngừa dữ liệu bị thao túng
Áp lực đáo hạn trái phiếu hạ nhiệt nửa đầu năm 2025
FiinGroup đánh giá áp lực đáo hạn trái phiếu tương đối thấp trong quý I/2025, nhưng dự kiến sẽ tăng cao trở lại trong nửa cuối năm.
Ngân hàng Việt và một thập kỷ nỗ lực mở cửa trái phiếu xanh
Từ những quy định ban đầu của Ngân hàng Nhà nước để thực hiện chiến lược tăng trưởng xanh quốc gia vào năm 2015, đến năm 2025, các ngân hàng thương mại đã có một thập kỷ nỗ lực mở cửa thị trường tài chính xanh, trong đó có sứ mệnh tiên phong dẫn dắt trái phiếu xanh tại Việt Nam.
Đất Xanh ‘ế’ gần 11 triệu cổ phiếu phát hành
Tập đoàn Đất Xanh sẽ tiếp tục chào bán 10,8 triệu cổ phiếu chưa phân phối hết nhằm đạt mục tiêu thu về 1.800 tỷ đồng.
SeABank bầu bổ sung thành viên độc lập HĐQT người nước ngoài
Một trong những nội dung quan trọng được thông qua tại ĐHĐCĐ ngày 25/4 là việc bầu bổ sung ông Matthew Sander Hosford (sinh năm 1958, quốc tịch Mỹ) làm thành viên độc lập HĐQT nhiệm kỳ 2023 - 2028.
Sacombank chưa chốt mua công ty chứng khoán nào, nhà đầu tư 'vồ hụt' SBS
Lãnh đạo Sacombank khẳng định, sẽ không mua lại cổ phần của công ty chứng khoán SBS, cũng không mua BOS mà khi Ngân hàng Nhà nước cho phép sẽ tìm công ty phù hợp.
Giải pháp huy động vốn khác biệt của chứng khoán Kafi
Kể từ khi đổi chủ, Kafi không ngừng huy động vốn từ bên thứ ba. Tới cuối năm 2024, khoản vay từ cá nhân, tổ chức đã hơn 4.150 tỷ đồng, tăng 40 lần chỉ sau hai năm.
Techcombank dự chi hơn 7.000 tỷ đồng trả cổ tức tiền mặt
Kết quả kinh doanh khả quan giúp Techcombank duy trì chính sách chi trả cổ tức bằng tiền mặt đều đặn.
Gói tín dụng 500.000 tỷ: Ngân hàng chờ cơ chế riêng để giải ngân
Gói tín dụng 500.000 tỷ đồng ưu đãi lãi suất cho hạ tầng, công nghệ, đổi mới sáng tạo nhưng ngân hàng vẫn chờ cơ chế giải ngân đặc thù.
PAN Group liên tục thay 'ghế nóng' ở công ty thành viên: Chiến lược đầy toan tính
Thay đổi lãnh đạo ở PAN Group không đơn thuần là sự chuyển giao quyền lực mà còn là chuyển hướng kinh doanh, làm mới bộ máy điều hành và nâng cấp năng lực quản trị toàn diện.
Bùng nổ đại đô thị, nguồn cung nhà ở ngập thị trường
Các đại đô thị từ hàng trăm đến hàng nghìn ha đang bùng nổ khắp cả nước, mang đến nguồn cung bất động sản khổng lồ khuấy đảo thị trường.
Loạt dự án lớn làm nóng thị trường nhà ở thấp tầng Hà Nội
Đầu năm 2025, thị trường bất động sản thấp tầng tại Hà Nội ghi nhận sức bật rõ rệt với tâm điểm là các đại đô thị lớn phía Đông và Tây.
Sai lầm trong lãnh đạo: Khi trợ lực hóa trở lực
Trong bối cảnh thế giới liên tục biến động, vấn đề không còn nằm ở việc lãnh đạo có mặt hay không mà là hiện diện một cách đúng đắn và kịp thời hay chưa.
'Người cũ' ở MB làm tân chủ tịch PGBank
Tân chủ tịch PGBank có nhiều kinh nghiệm trong ngành tài chính ngân hàng, từng giữ nhiều vị trí cấp cao tại các tổ chức tài chính trong và ngoài nước.
CEO FPT tiết lộ 3 nguyên tắc vàng giúp doanh nghiệp thực hành ESG hiệu quả
FPT với triết lý lấy con người làm trung tâm đang từng bước gây dựng và nuôi dưỡng lực lượng nhân tài trẻ hùng hậu, thông qua thực hành ESG.
Mai Việt Land phát triển kinh doanh tổ hợp căn hộ cao cấp Epic Tower
Ecoland, chủ đầu tư tổ hợp căn hộ cao cấp Epic Tower, vừa ký hợp tác chiến lược với Mai Việt Land ngày 24/4 vừa qua để phát triển kinh doanh dự án này.