J.P. Morgan, Nordea hiện diện ở Ngân hàng Quân đội

Dũng Phạm Thứ bảy, 17/08/2024 - 11:18

Hai định chế tài chính 'khổng lồ' quốc tế nắm giữ 133 triệu cổ phiếu Ngân hàng TMCP Quân đội.

Ngân hàng TMCP Quân đội (MB) vừa công bố danh sách cập nhật các cổ đông sở hữu từ 1% vốn điều lệ trở lên theo quy định sửa đổi của Luật Các tổ chức tín dụng có hiệu lực từ ngày 1/7.

So với danh sách công bố ngày 15/7 trước đó, ngân hàng ghi nhận thêm hai cổ đông mới là J.P. Morgan Securities và Nordea 1, SICAV, sở hữu tổng cộng 133 triệu cổ phiếu MBB, tương đương 2,53% vốn điều lệ ngân hàng.

Trong đó, J.P. Morgan Securities sở hữu hơn 79 triệu cổ phiếu, tương ứng 1,5% vốn điều lệ. còn Nordea 1, SICAV nắm giữ hơn 54 triệu cổ phiếu, tương ứng 1,03%. Cả hai tổ chức này đều không có người liên quan sở hữu cổ phiếu MBB.

Kết phiên giao dịch ngày 17/8, thị giá của cổ phiếu MBB vừa tăng lên mức 24.050 đồng/cổ phiếu. Như vậy, tổng số cổ phiếu MBB do J.P. Morgan Securities nắm giữ có giá trị khoảng 1.900 tỷ đồng, trong khi lượng cổ phiếu của Nordea1, SICAV có giá trị khoảng 1.300 tỷ đồng.

J.P. Morgan Securities là thành viên mảng quản lý tài sản thuộc J.P Morgan Chase – nhà băng lớn nhất nước Mỹ về quy mô tài sản. Công ty này chuyên cung cấp dịch vụ huy động vốn, quản lý rủi ro, thị trường, chứng khoán, quản lý tiền mặt, thanh khoản, quản lý tài sản và dịch vụ ngân hàng tư nhân.

J.P. Morgan ưa thích cổ phiếu ngân hàng

Trước đó, trong báo cáo chiến lược thị trường vốn, J.P. Morgan đã nêu ra các lĩnh vực đầu tư ưa thích của tổ chức này với sự xuất hiện của các cổ phiếu ngân hàng như TCB của Techcombank hay ACB của Ngân hàng TMCP Á Châu trong nhóm các đại diện hàng đầu, bên cạnh các cổ phiếu MSN, FPT.

Tổ chức này cũng cho biết VNIndex đã tăng tích cực so với đầu năm trong bối cảnh vĩ mô được cải thiện nhờ môi trường lãi suất thấp kỷ lục và cam kết của Chính phủ về kế hoạch phát triển thị trường vốn của Việt Nam, giúp lấy lại niềm tin của nhà đầu tư trong nước.

J.P. Morgan cũng tin rằng VN Index có thể tiến gần hơn đến kịch bản tích cực, tăng lên mức 1.450 điểm so với kịch bản cơ bản 1.300 điểm, nhờ việc thực hiện cải cách pháp lý, hướng tới nâng hạng thị trường mới nổi.

Về phía Nordea 1, SICAV, đây là quỹ đầu tư không cố định vốn được quản lý bởi Nordea Fund, thành viên của Nordea Group có trụ sở tại Helsinki, Phần Lan một trong những tập đoàn tài chính - ngân hàng lớn nhất khu vực Bắc Âu với tài sản đang được quản lý khoảng 400 tỷ Euro.

Ngoài hai tổ chức quốc tế trên, hai cổ đông khác nắm giữ trên 1% vốn là Công ty TNHH Bảo hiểm Nhân thọ Prudential Việt Nam và Pyn Elite Fund không có sự thay đổi về tỷ lệ sở hữu trong đợt công bố mới.

Trong đó, Prudential nắm gần 66 triệu cổ phiếu MBB, tương ứng 1,24% vốn điều lệ ngân hàng. Người liên quan của Prudential cũng sở hữu gần 1,5 triệu cổ phiếu MBB, tương ứng 0,02% vốn.

Quỹ ngoại tới từ Phần Lan - Pyn Elite Fund nắm giữ hơn 86 triệu cổ phiếu MBB, tương ứng với 1,63% vốn. Quỹ này hiện không có người liên quan cùng nắm giữ cổ phiếu MBB.

Mục tiêu tham vọng của MB

Theo tài liệu đại hội đồng cổ đông năm 2024 hồi đầu năm, MB cho biết có bốn cổ đông lớn sở hữu tổng cộng hơn 44% vốn điều lệ là Tổng công ty Tân cảng Sài Gòn; Tổng công ty trực thăng Việt Nam; Tập đoàn Công nghiệp viễn thông quân đội và Tổng công ty Đầu tư và kinh doanh vốn Nhà nước (SCIC).

Về kết quả kinh doanh, MB đã lấy lại đà tăng trưởng sau khi báo lãi giảm trong quý đầu năm. Trong quý II, ngân hàng đạt 7.633 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế, tăng 23% so với cùng kỳ. Lũy kế sáu tháng đầu năm, ngân hàng báo đạt lợi nhuận trước thuế hợp nhất 13.428 tỷ đồng, tăng 5% so với cùng kỳ.

Tại ngày 30/6, tổng tài sản của MB đạt hơn 988.000 tỷ đồng, tăng 4,6% so với đầu năm. Trong đó, dư nợ cho vay khách hàng tăng 10,3% so với hồi đầu năm, đạt 673.000 tỷ đồng. Tiền gửi khách hàng tăng 9% lên hơn 618.00 tỷ đồng.

Đáng chú ý, tỷ lệ tiền gửi không kỳ hạn của ngân hàng này đã đạt 38,6%, cao nhất thị trường trong nửa đầu năm nay.

Trong năm 2024, ban lãnh đạo MB dự kiến tăng vốn điều lệ thêm gần 8.580 tỷ đồng thông qua trả cổ tức bằng cổ phiếu và phát hành riêng lẻ cho các đối tác chiến lược.

Về chỉ tiêu tổng tài sản, ngân hàng đặt mục tiêu tăng 14% lền gần 1.068 triệu tỷ đồng vào cuối năm 2024, chỉ đứng sau nhóm Big 4. Bên cạnh đó, MB phấn đấu đạt tối thiểu 30% doanh thu từ kênh số, hướng đến 50% doanh thu trên kênh số vào năm 2026.

MBS tăng tốc trong cuộc đua tăng vốn ngành chứng khoán

MBS tăng tốc trong cuộc đua tăng vốn ngành chứng khoán

Tài chính -  3 tháng
MBS liên tục triển khai các kế hoạch huy động với mục tiêu củng cố vị thế và mở rộng hoạt động kinh doanh.
MBS tăng tốc trong cuộc đua tăng vốn ngành chứng khoán

MBS tăng tốc trong cuộc đua tăng vốn ngành chứng khoán

Tài chính -  3 tháng
MBS liên tục triển khai các kế hoạch huy động với mục tiêu củng cố vị thế và mở rộng hoạt động kinh doanh.
MBS tăng tốc trong cuộc đua tăng vốn ngành chứng khoán

MBS tăng tốc trong cuộc đua tăng vốn ngành chứng khoán

Tài chính -  3 tháng

MBS liên tục triển khai các kế hoạch huy động với mục tiêu củng cố vị thế và mở rộng hoạt động kinh doanh.

Mcredit hưởng lợi nhờ sự hậu thuẫn của ngân hàng MB

Mcredit hưởng lợi nhờ sự hậu thuẫn của ngân hàng MB

Tài chính -  4 tháng

Fitch đánh giá MB có đủ nguồn lực để tái cấp vốn cho Mcredit trong kịch bản khó khăn về chất lượng tài sản.

MB bán đất của VKC Holdings để thu hồi nợ

MB bán đất của VKC Holdings để thu hồi nợ

Doanh nghiệp -  6 tháng

Sau biến cố của ông Đỗ Thành Nhân, tình hình tài chính của VKC Holdings xấu đi trong hai năm gần đây. Công ty mất khả năng thanh toán trái phiếu cho trái chủ, liên tục bị ngân hàng bán đấu giá tài sản để thu hồi nợ.

Bamboo Capital thắng lớn tại cuộc bình chọn doanh nghiệp niêm yết 2024

Bamboo Capital thắng lớn tại cuộc bình chọn doanh nghiệp niêm yết 2024

Nhịp cầu kinh doanh -  1 giờ

Bamboo Capital được vinh danh là doanh nghiệp có báo cáo thường niên và tổ chức đại hội đồng cổ đông thường niên tốt nhất tại cuộc bình chọn doanh nghiệp niêm yết 2024.

Alphanam Group được vinh danh trong 100 nơi làm việc tốt nhất

Alphanam Group được vinh danh trong 100 nơi làm việc tốt nhất

Nhịp cầu kinh doanh -  3 giờ

Được xướng tên trong “Top 100 nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024” là minh chứng cho cam kết hiện thực hóa mục tiêu ESG, hướng tới tương lai bền vững của Alphanam.

Gen Z làm sếp: Gian nan thử bản lĩnh

Gen Z làm sếp: Gian nan thử bản lĩnh

Diễn đàn quản trị -  3 giờ

Trải qua hàng loạt thử thách theo thời gian, các nhà quản lý gen Z sẽ trưởng thành hơn và sẵn sàng gánh vác những vai trò lớn trong doanh nghiệp.

Doanh nghiệp Mỹ lo gì khi đầu tư vào Việt Nam?

Doanh nghiệp Mỹ lo gì khi đầu tư vào Việt Nam?

Tiêu điểm -  3 giờ

Thách thức về pháp lý, lao động, năng lượng tiếp tục khiến môi trường kinh doanh của Việt Nam kém hấp dẫn với nhà đầu tư Mỹ.

Hạnh phúc của chủ tịch FPT Software và chìa khóa nguồn nhân lực

Hạnh phúc của chủ tịch FPT Software và chìa khóa nguồn nhân lực

Diễn đàn quản trị -  4 giờ

Chủ tịch FPT Software Chu Thị Thanh Hà tiết lộ lý do ngày nào đi làm cũng là ngày hạnh phúc nhờ hai yếu tố văn hóa và con người ở FPT.

Khu công nghiệp sinh thái hướng đến nâng cao hiệu suất

Khu công nghiệp sinh thái hướng đến nâng cao hiệu suất

Phát triển bền vững -  4 giờ

Khu công nghiệp sinh thái có mục đích cao nhất là nâng cao hiệu suất, hiệu quả sản xuất kinh doanh và đem lại tác động tích cực cho môi trường, xã hội.

Việt Nam cam kết đưa phát thải ròng bằng 0 trước năm 2050

Việt Nam cam kết đưa phát thải ròng bằng 0 trước năm 2050

Tiêu điểm -  4 giờ

Việt Nam cam kết phấn đấu thực hiện mục tiêu phát thải ròng bằng 0 trước năm 2050, Thủ tướng Phạm Minh Chính cho biết tại Hội nghị G20.