Bất động sản
Khẩu vị nhà đầu tư "cá mập" đã thay đổi
Các nhà đầu tư chấp nhận xuống tiền mua những bất động sản có tỷ suất lợi nhuận thấp hơn nhưng có khả năng gia tăng giá trị trong tương lai gần.
Theo ông Sử Ngọc Khương Giám đốc cấp cao Savills Việt Nam, kể từ khi xảy ra dịch Covid-19, những nguyên tắc lựa chọn địa điểm để đầu tư dự án của nhà đầu tư trong nước cũng như “khẩu vị” của nhà đầu tư tổ chức nước ngoài đã có sự thay đổi.
Để có cách nhìn rõ nhất sự thay đổi trong tư duy đầu tư, ông Khương chia bất động sản ra làm hai nhóm: nhóm bất động sản tạo ra dòng tiền và nhóm phát triển mới.
Trước đây, nhà đầu tư tổ chức nước ngoài tìm kiếm những dự án có tỷ suất lợi nhuận từ 8% - 10% đối với bất động sản tạo ra dòng tiền và trên 20% đối với bất động sản mới “rót” tiền.
Cụ thể, ở giai đoạn 2011 – 2012, các quỹ đầu tư nước ngoài tham gia thị trường Việt Nam là chủ yếu là “săn xác chết”, tìm cơ hội thâu tóm, mua lại. “Khẩu vị” của họ ở giai đoạn này khi quyết định mua lại một dự án nào đó thường kỳ vọng tỷ suất sinh lời dao động từ 8 - 10%.

"Còn với năm 2020 những dự án có tỷ suất sinh lời khoảng 5% cũng đang được tìm kiếm mua rất nhiều" ông Khương nói. "Từ 3 - 5 năm sau họ chuyển nhượng lại sẽ thu lãi", ông Khương nói.
Nguyên nhân là do nhóm bất động sản tạo ra dòng tiền như các tòa nhà đang hoạt động, khách sạn, khu trung tâm thương mại, bán lẻ… bị tác động mảnh bởi dịch Covid-19, xét cả về doanh thu và chi phí.
“Điều này cho thấy thị trường đã có những diễn biến, khiến tâm lý cũng như kỳ vọng của nhà đầu tư đã khác so với giai đoạn 2011 – 2012. Khi thị trường gặp nhiều khó khăn về hoạt động dẫn đến doanh thu giảm, có những tài sản âm dòng tiền hoặc lãi 1 - 2% nhưng nhà đầu tư vẫn tìm kiếm cơ hội để mua”, ông Khương cho biết.
Đối với nhóm phát triển mới như khu dân cư, khu đô thị nếu như trước đây nhà đầu tư thường tính toán tỷ suất sinh lời nội bộ dao động 20 - 25% thì bây giờ chỉ kỳ vọng 10 - 15%. Lý do là vì, với thực trạng thị trường không có nguồn cung mới, chi phí vốn với các nhà đầu tư nước ngoài khi vay ở nước họ chỉ 3 - 5%, còn ở Việt Nam thì dao động từ 9 - 11%, nên với một dự án tỷ suất sinh lời 10 - 15% đã mang lại nhiều cơ hội cho nhà đầu tư nước ngoài.
Ông Khương cho rằng các nhà đầu tư nước ngoài hạ mức kỳ vọng lợi nhuận và sẵn sang mua lại các dự án phù hợp cũng là một trong những nguyên nhân khiến bất động sản giữ giá thậm chí có xu hướng tăng.
Bất động sản tập trung về sức khỏe sẽ lên ngôi
Ông Nguyễn Thái Phiên, Giám đốc cấp cao tài chính Tập đoàn Novaland phân tích cho rằng Covid-19 làm tư duy đầu tư thay đổi và khiến dòng tiền chuyển hướng.
Đơn cử như thị trường văn phòng trước đó bị dẫn dắt bởi nhu cầu sử dụng, thiết kế phải đẹp nhưng sau khi dịch xảy ra thì khách hàng yêu cầu thêm không gian phải rộng hơn. Còn khách sạn ở những thành phố biển phụ thuộc nhiều vào đường hàng không nên kinh doanh gặp khó khăn trong khi khách sạn, khu nghỉ dưỡng được vận hành bởi các tập đoàn nước ngoài ở khoảng cách với Hà Nội hoặc TP. HCM từ 2 - 3 giờ lái xe, kinh doanh vẫn khả quan.
Phân khúc bất động sản nhà ở tại thị trường TP. HCM, Hà Nội đang bị sụt giảm nguồn cung nên giá nhà tăng cao. Tuy nhiên, tỷ lệ hấp thụ trên thị trường vẫn rất tốt.

“Xu hướng trong thời gian gần đây các chủ đầu tư lớn đang dịch chuyển dần ra các thị trường vùng ven. Chẳng hạn ở Hà Nội thì các chủ đầu tư về Hưng Yên, Hải Dương còn với TP. HCM thì Bình Dương, Đồng Nai và trong năm qua Novaland cũng đã đầu tư lớn ở Đồng Nai với Aqua City, Vũng Tàu với NovaWorld Ho Tram, Bình Thuận với NovaWorld Phan Thiet”, ông Phiên cho biết.
Việc chuyển dịch ra vùng ven của những chủ đầu tư lớn nhằm tận dụng thế mạnh vị trí mang lại cũng như quỹ đất lớn để đa dạng hóa sản phẩm, đáp ứng nhu cầu mới của khách hàng.
Trước bối cảnh đó, theo ông Phiên thì bất động sản đang hình thành ba xu hướng mới đó là: bất động sản tập trung về sức khỏe, sự riêng tư và bài toán tài chính cũng như việc vận hành.
Trong đó, bất động sản tập trung về sức khỏe là mô hình bất động sản sinh thái và bất động sản du lịch nghỉ dưỡng trong tổ hợp đang được yêu thích hơn cả.
Chẳng hạn, bất động sản sinh thái cần có ba yếu tố: có mảng xanh đủ lớn; có hồ, khu vui chơi tập trung và có đầy đủ tiện tích từ thấp lên cao phục vụ nhu cầu của từng lứa tuổi, đảm bảo sự riêng tư cho khách hàng.
Với mô hình nghỉ dưỡng giải trí theo hình thức tổ hợp thì vị trí là quan trọng nhất. Những đại đô thị này thì sẽ đáp ứng được đầy đủ yêu cầu của khách hàng về việc các loại hình sản phẩm, yêu cầu về sức khỏe cũng như bà toán tài chính.
Xu hướng này đang được các chủ đầu tư lớn như Vinhomes, Novaland lựa chọn. “Bất động sản tập trung về sức khỏe, sự riêng tư là xu hướng tất yếu không thể đảo ngược được”, ông Phiên khẳng định.
10 lời khuyên cho các nhà đầu tư bất động sản hậu Covid-19
Nhà đầu tư cần thận trọng với trái phiếu bất động sản
Theo TS. Cấn Văn Lực, các sản phấm đầu tư có lợi nhuận cao thường gắn với rủi ro cao. Các nhà đầu tư nên cẩn trọng với những trái phiếu dài hạn, lãi suất cao bởi tính rủi ro sẽ cao hơn.
Bật mí gu đầu tư 'second home' của giới thượng lưu Việt
Mấy năm gần đây, việc sở hữu ngôi nhà thứ 2 cạnh bờ biển để nghỉ dưỡng hoặc cho thuê ngày càng trở nên phổ biến. Đặc biệt, với tiềm năng du lịch lớn, đảo Ngọc Phú Quốc được coi là điểm đến gần gũi của giới thượng lưu cũng như nhiều nhà đầu tư tại Việt Nam.
Rủi ro trong các kênh đầu tư mới
Sự phát triển của thương mại điện tử đã góp phần hình thành nên các kênh đầu tư mới đa dạng và hấp dẫn hơn như Forex, tiền ảo, hàng hóa phái sinh, kinh doanh hàng hoá thương mại điện tử phi biên giới... tuy nhiên lại tiềm ẩn những rủi ro cao và gây hậu quả lớn cho các nhà đầu tư.
Giá 'bỏng tay', giới nhà giàu vẫn đổ xô mua biệt thự Hà Nội
Bất chấp giá bất động sản Hà Nội đang tăng quá cao, có dấu hiệu tăng nóng, giới nhà giàu vẫn "xuống tiền" đầu tư.
Sốt đất sáp nhập tỉnh thành: Cạm bẫy rình rập giữa cơn cuồng nhiệt
Thông tin sáp nhập một số tỉnh thành đang khiến giá đất nền tăng vọt, nhưng nhà đầu tư cần tỉnh táo để tránh rủi ro.
Sân chơi mới của 'đại bàng': Hưng Yên, Thái Bình, Hà Nam trỗi dậy
Thúc đẩy công nghiệp hỗ trợ chính là chìa khoá giúp bất động sản công nghiệp Đồng bằng sông Hồng phát triển mạnh mẽ.
Sóng bất động sản 2025: Sàn đấu của kẻ mạnh
Thị trường bất động sản dậy sóng với loạt dự án khởi công rầm rộ, nhiều "ông lớn" tái xuất. Nhưng phía sau sự sôi động ấy, không ít doanh nghiệp vẫn mắc kẹt trong khó khăn, chật vật tìm lối thoát.
Cú hích mới cho nguồn cung bất động sản
Phó thủ tướng Trần Hồng Hà đề nghị cơ quan soạn thảo sớm hoàn thiện hai nghị định quy định chi tiết thi hành hai nghị quyết quan trọng của Quốc hội về đất đai, bất động sản.
Đột phá tiện ích, hạ tầng: Bước đà đưa Vinhomes Royal Island cất cánh
2025 được xem là năm thay da đổi thịt mạnh mẽ của Vinhomes Royal Island (Vũ Yên, Hải Phòng) khi hàng loạt tiện ích, hạ tầng đẳng cấp được đưa vào sử dụng. Thời điểm đột phá của “đảo tỷ phú” cũng mở ra cơ hội đầu tư, kinh doanh hấp dẫn chưa từng có nhờ mọi điều kiện thuận lợi đều hội tụ đẩy đủ.
Bảy đột phá ‘tháo chốt’ cho doanh nghiệp tư nhân
Phó chủ tịch Hiệp hội Nhựa Việt Nam Hoàng Đức Vượng gợi ý bảy chính sách đột phá tháo gỡ rào cản, giúp doanh nghiệp tư nhân vững bước trong kỷ nguyên mới.
Mảnh ghép còn thiếu của ngành dệt may
Dệt may cần được bổ sung phân khúc vải sợi tái chế để giữ vững vị thế trên thị trường quốc tế.
Từ 'hải đội thuyền thúng' đến lực đẩy tăng trưởng: Bước ngoặt của kinh tế tư nhân
Kinh tế tư nhân Việt Nam đứng trước cơ hội bứt phá với loạt chính sách mới, nhưng vẫn phải vượt qua nhiều rào cản để khẳng định vai trò động lực tăng trưởng quan trọng nhất.
Dự án của VICEM vào danh sách theo dõi về lãng phí
Dự án tháp thương mại của Tổng công ty Xi măng Việt Nam – VICEM bị đưa vào diện theo dõi của Ban Chỉ đạo trung ương về phòng, chống tham nhũng, lãng phí.
VSIP Group sẽ đầu tư thêm 4 khu công nghiệp mới
Bốn biên bản ghi nhớ cho các dự án tiềm năng của VSIP Group tại Hưng Yên, Hải Phòng, Hải Dương, Bình Dương và lễ động thổ VSIP Thái Bình đã được trao.
Kinh nghiệm tối ưu khấu trừ thuế GTGT cho doanh nghiệp
Tối ưu khấu trừ và hoàn thuế GTGT giúp doanh nghiệp giảm chi phí, cải thiện dòng tiền.