Phát triển bền vững
Khi những thành phố lớn đều 'tắc thở'
Không khí, thứ ta hít thở mỗi ngày, đang trở thành mối đe dọa thầm lặng, đặc biệt ở những thành phố lớn như Hà Nội hay TP. HCM.
Ô nhiễm không khí là vấn đề nghiêm trọng tại nhiều khu vực trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Tuy nhiên, một thực tế đang đặt ra là nhận thức của doanh nghiệp, người dân về ô nhiễm không khí vẫn chưa được xem trọng.
Đứng trước hội trường cả trăm con người tại tuần lễ khoa học công nghệ VinFuture, GS. Susan Solomon, nhà khoa học nổi tiếng từ Viện Công nghệ Massachusetts đặt câu hỏi: "Ô nhiễm không khí có thực sự là vấn đề xa vời với chúng ta? Hay nó đã trở thành thực tại không thể chối bỏ?".
Câu hỏi của bà như chạm đến tâm trí của nhiều người nghe. Không khí, thứ ta hít thở mỗi ngày, đang trở thành mối đe dọa thầm lặng, đặc biệt ở những thành phố lớn như Hà Nội hay TP. HCM.
Bức tranh ô nhiễm không khí
GS. Hồ Quốc Bằng, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu ô nhiễm không khí và biến đổi khí hậu đã đưa ra một bức tranh rõ nét: "Hà Nội và TP. HCM có những đặc điểm ô nhiễm khác nhau. Tại Hà Nội, vào mùa đông, hiện tượng lớp đệm nhiệt xảy ra khi nhiệt độ thấp khiến khí thải mắc kẹt gần mặt đất, làm không khí trở nên đặc quánh".
Ngược lại, TP. HCM có nhiệt độ cao hơn và ánh nắng mạnh giúp khí thải khuếch tán tốt hơn, nhưng lượng phát thải từ giao thông và công nghiệp vẫn rất lớn.
Theo ông Bằng, ô nhiễm không chỉ là vấn đề của một thành phố hay một khu vực. Nó lan tỏa như một làn khói, len lỏi khắp nơi và tác động đến hầu hết người dân.
Tại Đồng Nai hay Bình Dương, các khu công nghiệp với hàng nghìn nhà máy hoạt động ngày đêm tạo nên một loại ô nhiễm khác biệt, còn ở những vùng nông thôn, việc đốt rơm rạ vô tình góp phần khiến bầu không khí thêm u ám.

GS. Yafang Cheng từ Viện Max Planck tin rằng, giao thông vận tải là yếu tố chính gây nên ô nhiễm không khí, nhưng chưa phải duy nhất: "Khí thải từ phương tiện giao thông tạo ra các phản ứng hóa học phức tạp với aerosol, muội than và các hợp chất khác. Điều này khiến mức độ ô nhiễm tăng lên nhiều lần trong điều kiện thời tiết cực đoan".
Tại Việt Nam, bên cạnh các hoạt động vận tải, công nghiệp, thì việc sử dụng nhiên liệu hóa thạch cũng là "thủ phạm" lớn.
"Việc đốt sinh khối như rơm rạ dù đã bị cấm nhưng vẫn diễn ra lén lút vào ban đêm, gây ảnh hưởng lớn đến chất lượng không khí", PGS. Hồ Quốc Bằng bổ sung.
Ngay cả vận tải biển, một lĩnh vực ít được chú ý hơn, cũng đóng góp vào tình trạng ô nhiễm ở các thành phố cảng như TP. HCM.
Lối thoát cho các thành phố lớn
Trong cuộc trò chuyện, các chuyên gia đã thảo luận nhiều giải pháp tiềm năng. GS. Susan Solomon nhắc đến câu chuyện của Los Angeles, nơi từng là một trong những thành phố ô nhiễm nhất thế giới.
"Đạo luật làm sạch không khí đã thay đổi mọi thứ. Chính quyền yêu cầu các công ty vận tải thay thế xe cũ, khuyến khích xe điện và áp dụng tiêu chuẩn khí thải nghiêm ngặt. Họ đã mất hàng thập kỷ để đạt được bầu trời xanh như hôm nay", bà chia sẻ.
GS. Daniel Kammen, Đại học California nhấn mạnh rằng, việc chuyển đổi sang năng lượng xanh, sạch là con đường duy nhất: "Những sáng tạo công nghệ mới đang giúp chúng ta tiến gần hơn đến mục tiêu giảm ô nhiễm không khí. Từ sử dụng pin kẽm, pin sodium cho đến các thiết bị không chứa coban, chúng ta có nhiều lựa chọn để giảm sự phụ thuộc vào nhiên liệu hóa thạch".

Trong các giải pháp được thảo luận, xe điện nổi lên như một lựa chọn tiềm năng. GS. Susan Solomon cho rằng, xe máy điện hay ô tô điện có thể là giải pháp thực tế hơn cả. "Tôi mong các công ty như Vingroup tiếp tục sản xuất thêm nhiều phương tiện với chi phí phải chăng, giúp người dân dễ dàng tiếp cận", vị chuyên gia gợi ý.
Tuy nhiên, các chuyên gia cũng thừa nhận những thách thức lớn trong việc triển khai xe điện, đặc biệt là đối với các phương tiện hạng nặng như xe tải hoặc xe buýt.
Bên cạnh công nghệ, yếu tố con người cũng đóng vai trò then chốt. PGS. Hồ Quốc Bằng nhấn mạnh, Việt Nam Không chỉ cần công nghệ, mà còn cần thay đổi thói quen và nhận thức của người dân.
"Đốt rơm rạ, hay sử dụng nhiên liệu hóa thạch không chỉ làm ô nhiễm môi trường, mà còn gây hại trực tiếp đến sức khỏe của người dân", ông nói.
Nhìn vào kinh nghiệm quốc tế, vị chuyên gia cho rằng, sẽ không có cây đũa thần để giải quyết ô nhiễm ngay lập tức. Nhưng nếu chính phủ, doanh nghiệp, và cộng đồng cùng hợp tác, thì cả Việt Nam sẽ từng bước nhỏ tạo nên thay đổi lớn.
Pha quay xe của taxi Mai Linh với xe điện
Lựa chọn hợp lý cho dự án làm du lịch trong rừng
Lựa chọn thuê môi trường rừng làm du lịch phù hợp với các dự án có quy mô lưu trú nhỏ, tập trung khai thác các hoạt động trải nghiệm trong rừng với vốn đầu tư không quá lớn.
Phát động chiến dịch "bay nhẹ tới Côn Đảo" nhằm bảo vệ môi trường
Ngày 30/9, Vietnam Airlines, VASCO và UBND huyện Côn Đảo đã chính thức phát động chiến dịch “Bay nhẹ tới Côn Đảo” nhằm giảm phát thải CO2.
Kiến tạo môi trường sống an toàn cho trẻ em ở chung cư
Một số nhà đầu tư tập trung thu lợi nhuận ngắn hạn mà chưa quan tâm tới môi trường sống, dẫn đến tình trạng “đầu voi đuôi chuột” trong quá trình xây dựng và quản lý đô thị.
Chủ động sớm, doanh nghiệp vẫn chật vật giữa thị trường carbon
Khi ngay cả những doanh nghiệp lớn còn vấp váp trên hành trình xanh, con đường vào thị trường carbon với khối doanh nghiệp vừa và nhỏ lại càng thêm gập ghềnh.
Quản trị “nút thắt cổ chai” trong hạ tầng logistics
Chuyển đổi số quản trị, hợp tác vận tải liên doanh và đầu tư trung tâm logistics vệ tinh kết nối nhanh đô thị chính là chìa khóa gỡ nút thắt hạ tầng logistics
Bị coi là ‘thủ phạm gây ô nhiễm’, ngành nhựa thích ứng thế nào?
Ngành nhựa tìm cách hóa giải thách thức, tận dụng cơ hội từ xu thế tiêu dùng bền vững đang lên ngôi tại các thị trường tiên tiến.
Hai thành viên của Tập đoàn TH đạt trung hòa carbon chuẩn quốc tế
Dẫn đầu xu thế giảm phát thải hướng tới phát triển bền vững, Netzero vào năm 2050 theo định hướng của Chính phủ, kể từ năm 2018, tập đoàn TH đã tiên phong triển khai bước đầu tiên là kiểm kê khí nhà kính, tiếp theo là các hành động mạnh mẽ chuyển đổi xanh.
Cuộc đua tiếp sức chuyển đổi xanh, ‘sức’ đâu để ‘tiếp’ cho doanh nghiệp?
Chuyển đổi xanh là cuộc đua tiếp sức, cần nhiều cơ chế, chính sách và sự chung tay của toàn xã hội để tiếp sức cho doanh nghiệp.
G7 Taxi mua 899 ô tô điện VinFast từ Xanh SM
G7 Taxi sẽ mua 899 chiếc VinFast VF 5 màu trắng nguyên bản để triển khai dịch vụ taxi xanh tại các thành phố lớn từ nay đến hết năm 2025.
Ăn theo sáp nhập tỉnh, đất nền nổi sóng
Trong khi chung cư Hà Nội đang có dấu hiệu hạ nhiệt, phân khúc đất nền lại trở thành điểm nóng với mức độ quan tâm và giá bán tăng vọt
Masan muốn bỏ giới hạn room ngoại
Masan sẽ lấy ý kiến cổ đông để bỏ điều khoản quy định tỷ lệ sở hữu nước ngoài tối đa tại Masan là 49% vốn điều lệ.
Vina T&T và bài toán sinh tồn trong biến động thuế quan Mỹ
Vina T&T kỳ vọng Việt Nam sẽ tìm được lối ra trước làn sóng áp thuế của Mỹ nhưng đồng thời cũng chuẩn bị cho mọi tình huống xấu nhất có thể xảy ra.
Triển khai gói tín dụng 500 nghìn tỷ đồng cho hạ tầng, công nghệ số
Ngành ngân hàng thống nhất triển khai chương trình này theo tinh thần "chỉ bàn làm, không bàn lùi".
Trước áp lực thuế quan, Becamex IDC hoãn thương vụ đấu giá lịch sử
Kế hoạch bán đấu giá 300 triệu cổ phiếu của Becamex IDC bị hoãn lại trong bối cảnh ngành bất động sản công nghiệp chịu áp lực lớn từ chiến lược thuế quan của Tổng thống Mỹ Donald Trump.
Thâu tóm New Tech, Văn Phú - Invest mở lối vào thị trường địa ốc TP.HCM
Trong khi việc thanh toán quỹ đất cho dự án làm đường bị bế tắc, Văn Phú - Invest chuyển hướng sang mua bán - sáp nhập để có thể thâm nhập vào thị trường bất động sản TP.HCM.