Nghị quyết 68: Cú hích thực chất cho doanh nghiệp vừa và nhỏ
Nghị quyết 68 tạo cú hích mạnh mẽ cho doanh nghiệp vừa và nhỏ bằng chính sách hỗ trợ tài chính, tháo gỡ khó khăn.
Nguồn cung ứng đầu vào cho sản xuất, kinh doanh đang gặp khó khăn trong khi phải đáp ứng nhu cầu tiêu dùng tăng cao.
Năm 2020, đại dịch Covid-19 đã chỉ cho thế giới thấy chuỗi cung ứng toàn cầu đang mong manh như thế nào, khi bị gián đoạn, thậm chí là đứt gãy hoàn toàn do những lệnh giãn cách xã hội, đóng cửa biên giới của các quốc gia và nền kinh tế.
Bước ra từ những thời khắc đen tối nhất của đại dịch với những biện pháp mang tính ngắn hạn, một lần nữa chuỗi cung ứng toàn cầu cho thấy sự thiếu bền vững khi tiếp tục bị gián đoạn bởi sự kiện con tàu Ever Given mắc kẹt tại kênh đào Suez, khiến thương mại quốc tế chịu thiệt hại hàng chục tỷ USD.
Hiện tại, chuỗi cung ứng toàn cầu lại tiếp tục rơi vào tình trạng khó khăn khi Ấn Độ, Bangladesh và khu vực Đông Nam Á, nơi diễn ra nhiều hoạt động sản xuất toàn cầu đang phải đối mặt với đợt bùng phát dịch bệnh mới.
Khủng hoảng từ nguồn cung
Sau một năm 2020 với sự suy thoái nặng nề, các quốc gia đều đang có nhiều chính sách thúc đẩy nhu cầu tiêu dùng với hy vọng đưa nền kinh tế tăng tốc để quay trở lại quỹ đạo phát triển. Một số chính sách cũng
CNBC dự báo, sức mua của các thị trường sẽ còn tiếp tục tăng cao khi bước vào mùa hè, đặc biệt tại các quốc gia đang khống chế tốt đại dịch và triển khai vắc xin trên diện rộng.
Tuy nhiên, theo Bloomberg, các doanh nghiệp trên thế giới đang tỏ ra tương đối chật vật để đáp ứng sự tăng trưởng của nhu cầu tiêu dùng khi phải đối mặt với tình trạng thiếu hụt nguồn cung ứng đầu vào.
Đại dịch Covid-19 đang bùng phát một cách mạnh mẽ tại Ấn Độ, Bangladesh và các nước ASEAN như Việt Nam, Indonesia và Philippines, các quốc gia đóng vai trò là mắt xích vô cùng quan trọng trong chuỗi giá trị toàn cầu.
Căng thẳng thương mại giữa Trung Quốc với Mỹ và châu Âu cũng gây ra những áp lực đối với dòng lưu chuyển của thương mại quốc tế.
Sự thiếu hụt về nhân công cũng đang gia tăng “một cách khó hiểu”, mặc dù tỷ lệ thất nghiệp đang tăng cao. Theo nghiên cứu của Deloitte, tính riêng tại Mỹ, sẽ có khoảng 2,1 triệu việc làm bị thiếu hụt từ nay cho tới năm 2030, gây thiệt hại khoảng 1.000 tỷ USD cho nền kinh tế lớn nhất thế giới.
Trước áp lực về nhân công ngày càng gia tăng, nhiều doanh nghiệp như Amazon, McDonald đã phải tăng mức lương đầu vào cho nhân lực. Điều này giúp thu hút ổn định một phần khó khăn trước mắt nhưng không thể giải quyết gốc rễ của vấn đề, nằm ở việc kỹ năng lao động không còn phù hợp.
Bên cạnh đó, một nghiên cứu của công ty nghiên cứu thị trường GEP, thiên tai và các hiện tượng thời tiết cực đoan cũng sẽ là yếu tố đe dọa đến chuỗi cung ứng, ví dụ như đợt bão tuyết kinh hoàng tại Texas đợt tháng 2 vừa qua.
Sự tắc nghẽn của chuỗi cung ứng toàn cầu cùng với nhu cầu sản xuất, tiêu dùng bùng nổ do các chính sách kích cầu cũng đang gây ra một rủi ro mới đối với nền kinh tế toàn cầu, là hiện tượng nguyên vật liệu đầu vào dường như đang đi đến giai đoạn “siêu chu kỳ tăng giá”.
Theo đó, khoảng đầu tháng 5 vừa qua, các kim loại cơ bản như đồng, sắt đều ghi nhận mức giá tăng kỷ lục trong suốt nhiều năm trở lại đây. Giá gỗ xẻ cũng tăng gấp 3 lần chỉ trong vòng 12 tháng.
Giá dầu mỏ, xi măng hay các loại nông sản cũng tăng cao, làm chi phí sản xuất tăng vọt, gây nhiều khó khăn cho doanh nghiệp. Nhiều công ty đã phải tăng giá bán ra để không phải chịu cảnh “càng bán càng lỗ”.
Bình luận về mối nguy cơ gián đoạn chuỗi cung ứng, ông Mohamed A. El-Erian, cựu Giám đốc điều hành quỹ đầu tư PIMCO cho biết, tình trạng khó khăn về nguồn cung mà các doanh nghiệp phải đối mặt sẽ còn diễn biến nghiêm trọng hơn và phải mất rất lâu để có thể được giải quyết.
Nghị quyết 68 tạo cú hích mạnh mẽ cho doanh nghiệp vừa và nhỏ bằng chính sách hỗ trợ tài chính, tháo gỡ khó khăn.
Thủ tướng yêu cầu phải có hệ thống các chính sách đột phá, thu hút được các nhà đầu tư quốc tế tham gia trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam.
Bắc Ninh đang tăng tốc cải thiện môi trường điều hành và thúc đẩy hệ sinh thái đổi mới sáng tạo, quyết tâm ghi tên vào nhóm 10 tỉnh, thành phố dẫn đầu cả nước.
Theo Thủ tướng Phạm Minh Chính, đây là công trình quan trọng, cần được hoàn thành kịp thời để phục vụ các hoạt động đối ngoại trong khuôn khổ APEC 2027.
Những vướng mắc về xác định giá đất để thanh toán cho nhà đầu tư đã bỏ vốn xây dựng hạ tầng cho khu đô thị mới Thủ Thiêm đã được tháo gỡ.
HANOISME vinh dự đón nhận Huân chương Lao động hạng Nhất, ghi nhận 30 năm cống hiến, đồng hành và hỗ trợ phát triển bền vững cho doanh nghiệp Việt Nam.
Khám phá cách các doanh nghiệp tái thiết mô hình kinh doanh để tìm ra vùng lợi nhuận thực sự và nâng cao hiệu quả chiến lược dài hạn.
Nghị quyết 68 tạo cú hích mạnh mẽ cho doanh nghiệp vừa và nhỏ bằng chính sách hỗ trợ tài chính, tháo gỡ khó khăn.
Dự báo giá vàng tuần tới cho thấy sự giằng co và khó đoán, phụ thuộc vào kết quả đàm phán Mỹ - Trung và loạt dữ liệu kinh tế quan trọng từ Mỹ.
Thúc đẩy ngành công nghiệp nghiên cứu và sản xuất giống cây trồng cần sự chung tay của nhà nước, nhà trường, nhà khoa học cùng cộng đồng doanh nghiệp.
Tại Đông Nam Á, Cake là ngân hàng thuần số đầu tiên đạt cấp độ cao nhất về công nghệ chống giả mạo khuôn mặt, do chính kỹ sư công nghệ người Việt xây dựng.
Thủ tướng yêu cầu phải có hệ thống các chính sách đột phá, thu hút được các nhà đầu tư quốc tế tham gia trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam.