'Không để cò đất, xã hội đen lộng hành tại các đặc khu kinh tế'

An Chi Thứ năm, 19/04/2018 - 09:43

Trước thực trạng sốt đất tại các đặc khu kinh tế hiện nay, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã nhấn mạnh phải bảo đảm trật tự xã hội, không để cò đất, xã hội đen mua bán đất lộng hành trên địa bàn các đặc khu.

Phú Quốc, Kiên Giang.

"Cò đất mua bán đất lộng hành"

Tại phiên họp đầu tiên của Ban chỉ đạo quốc gia về phát triển các đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt (đặc khu kinh tế), trước thực trạng sốt đất tại các đặc khu kinh tế hiện nay, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã nhấn mạnh: Lập đặc khu thì phải tốt hơn, thuận lợi hơn cho cuộc sống của người dân bản địa, kể cả trước và sau khi Luật có hiệu lực.

Thủ tướng yêu cầu ba tỉnh Quảng Ninh, Khánh Hoà và Kiên Giang cần nghiêm khắc chấn chỉnh công tác quản lý đất đai, quản lý rừng, quản lý môi trường; phải bảo đảm trật tự xã hội, không để “cò đất”, xã hội đen mua bán đất lộng hành trên địa bàn.

Thủ tướng cũng yêu cầu phải dồn nỗ lực vào công tác quy hoạch, để có quy hoạch dài hơi, chất lượng. Chú trọng đào tạo nguồn nhân lực, kể cả nhân lực quản lý và các ngành nghề được xem là ưu tiên phát triển, song song với quan tâm vấn đề chọn nhà đầu tư chiến lược vào các đặc khu.

Về quản lý đất đai tại các đặc khu, lãnh đạo tỉnh Kiên Giang thừa nhận đất đai là vấn đề nóng tại Phú Quốc, nhất là về tình trạng xây dựng trái phép, mua bán đất trái phép. Từ tháng 10/2017 đến nay, Kiên Giang đã thành lập đoàn kiểm tra liên ngành, tiến hành kiểm tra, xử lý nghiêm, hiện tình hình này có chững lại chứ chưa chấm dứt hẳn.

Riêng Quảng Ninh khẳng định đã khống chế việc sốt đất, lãnh đạo tỉnh này cho biết năm 2017 đã rà soát tất cả các dự án trên địa bàn Vân Đồn và thu hồi 9 dự án nhỏ, lẻ với khoảng 352 ha không triển khai.

Quảng Ninh đã nghiêm cấm việc chuyển đổi đất rừng, nuôi trồng thủy sản trong thời điểm này.

Tại Vân Đồn, gần như toàn bộ quy hoạch chi tiết 1/500 đã dừng lại để chờ quy hoạch chung báo cáo Thủ tướng phê duyệt trên tinh thần là khu hành chính - kinh tế đặc biệt. Đề án về đặc khu Vân Đồn cũng được hoàn thiện, đang trình Hội đồng thẩm định.

Lãnh đạo tỉnh Khánh Hòa cho biết, tình hình đất đai ở Bắc Vân Phong cũng diễn biến phức tạp. Kể từ tháng 12/2017, tỉnh không cấp thêm giấy phép xây dựng dự án mới mà chỉ thực hiện quản lý chặt các dự án đã có. Địa phương cũng thành lập tổ liên ngành.

Sốt đất bao trùm các đặc khu

Trước đó, theo số liệu tại báo cáo hoạt động thị trường bất động sản quý I/2018 của Hội Môi giới Bất động sản Việt Nam cho biết, các đặc khu kinh tế đang là những thị trường thu hút được sự quan tâm rất lớn của nhà đầu tư.

Tại thị trường Vân Đồn, sản phẩm được giao dịch chủ yếu là đất nền và đất thổ cư tại các vị trí trung tâm. Tổng lượng giao dịch loại hình sản phẩm này tính trong ba tháng đầu năm 2018 đạt 800 giao dịch. 

Mặc dù là chưa chính thức trở thành đặc khu, song do sức nóng, giá đất tại các khu vực này đã tăng rất mạnh so với các năm trước. Hiện đất nền tại các dự án của Vân Đồn đang có giá giao động từ 20 - 50 triệu đồng/m2, tăng mạnh so với trước Tết nguyên đán năm 2018.

Đất thổ cư giao dịch từ 3 - 60 triệu đồng/m2, tùy vào vị trí, diện tích và loại đất. Mức giá này cũng tăng nhưng biên độ nhỏ, tùy thuộc vào mức độ rõ ràng của quy hoạch tại vị trí đó.

Các dự án thuộc huyện Vân Đồn đang được triển khai như khu đô thị Thống Nhất có giá từ 20 - 25 triệu/m2 và đã thanh khoản hơn 90% dự án; khu đô thị Vương Long có giá 20 triệu/m2, đã bán đến 75% dự án.

Vân Đồn quay cuồng trong cơn sốt đất trước ngưỡng cửa đặc khu

Theo Hội Môi giới bất động sản Việt Nam (VARs), về giá trị đất tại Vân Đồn, do chưa có sự đầu tư lớn về hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội ở khu vực này nên giá trị đất đai thực sự chưa cao, giá trị tăng lên chủ yếu nhờ vào thông tin Nhà nước sắp đưa Vân Đồn thành đặc khu kinh tế.

Với yếu tố này, VARs cho rằng, đất đai chỉ có thể tăng giá trị khoảng 10 - 20% so với 2016 và 2017. Song thực tế hiện tại, đang có một số hiện tượng đầu cơ, môi giới bất động sản không chuyên đẩy giá tạo giá trị ảo với mức tăng khoảng 5 - 6 lần giá trị so với năm hai năm trước.

Còn tại Phú Quốc, thị trường bất động sản đang diễn biến rất phức tạp, các văn phòng công chứng đất đai liên tục tiếp nhận các hồ sơ mua bán trao đổi đất. Giá đất tại Phú Quốc liên tục tăng nhanh tới 10 - 20 lần chỉ trong thời gian ngắn. Có lô đất giá 800 triệu đồng, nhưng chỉ sau 3 năm đã lên tới 18 tỷ đồng.

Theo VARs, nhu cầu thực đối với loại hình này chưa có, chủ yếu vẫn là đầu cơ và lướt sóng. Các dự án quy mô nhỏ có mức giá trung bình từ 4 – 7 triệu đồng/m2. Các dự án có quy hoạch bài bản, quy mô lớn khoảng 10 – 55 ha có mức giá 15 – 25 triệu đồng/m2.

Tình trạng tương tự tại Bắc Vân Phong, Khánh Hòa. Trong quý I/2018, địa phương này cũng đã xuất hiện nhiều nhà đầu tư từ Hà Nội, Sài Gòn, Hạ Long và người dân Nha Trang đi tham khảo hiện trạng và giao dịch mạnh tại các khu vực đất thuộc khu kinh tế Vân Phong.

Các loại đất đều được thu mua với giá cao, từ đất ven biển, đất thổ cư đến đất nông nghiệp. Trước đây khu trung tâm kinh tế của Bắc Vân Phong giá đất chỉ vào khoảng vài trăm nghìn đồng mỗi m2 thì nay lên cả triệu đồng. Giá đất hiện đang được chào bán cao gấp 2 - 5 lần so với chỉ vài tháng trước đây.

Theo TS. Nguyễn Văn Đính, Phó chủ tịch VARs nhận định, các giao dịch tại đây vẫn đang có hiện tượng tăng trưởng nóng, giá đất bị thổi cao. Trong khi đó, tại đây vẫn đang có nhiều nhà đầu tư thiếu hiểu biết, đi gom đất và sử dụng các môi giới không chuyên đưa thông tin, quy hoạch không chính xác gây nhiễu loạn thị trường.

Do giá đất tăng chóng mặt, nhiều nhà đầu tư sẵn sàng đổ tiền mua đất. Nhiều lô đất tại Vân Đồn đã được chuyển nhượng, sang tay từ 3 - 6 khách hàng, giá bán ngày càng được đẩy lên cao và chưa có điểm dừng.

Ông Đính cho rằng, các cấp chính quyền địa phương và cơ quan quản lý nhà nước cần có chính sách nhằm bảo vệ thị trường bất động sản Vân Đồn, tránh đầu cơ thổi giá, gây tác động tiêu cực đến thị trường bất động sản và các nhà đầu tư chân chính khi đầu tư tiền vào khu vực này.

Đồng thời, vị lãnh đạo này cũng khuyến cáo các nhà đầu tư bất động sản nên bình tĩnh, tìm hiểu kỹ trước khi quyết định mua đất, không chạy theo cơn sốt giá và mua với bất cứ giá nào. Đồng thời, cần tìm hiểu kỹ về quy hoạch dự án, tránh mua phải các diện tích đất nằm trong quy hoạch dẫn đến tiền mất tật mang.

Trước làn sóng tăng giá đất khó kiểm soát tại các địa phương, Bộ Xây dựng mới đây cũng đã chính thức yêu cầu ba địa phương trên tổ chức kiểm tra, nắm bắt tình hình, làm rõ nguyên nhân gây ra biến động của thị trường, đồng thời thanh tra và xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm pháp luật về đất đai, pháp luật về kinh doanh bất động sản và pháp luật có liên quan theo thẩm quyền.

Hệ lụy khôn lường từ cơn sốt đất đang càn quét các đặc khu kinh tế

Hệ lụy khôn lường từ cơn sốt đất đang càn quét các đặc khu kinh tế

Bất động sản -  6 năm
Thực trạng sốt đất tại các đặc khu kinh tế hiện nay không chỉ đẩy nhà đầu tư vào nguy cơ rủi ro cao mà còn gây khó khăn cho chính quyền địa phương, doanh nghiệp khi giải phóng mặt bằng triển khai dự án theo quy hoạch sau này. Thậm chí, có ý kiến còn cho rằng, điều này sẽ làm giảm sức hấp dẫn của đặc khu trong mắt các nhà đầu tư chiến lược.
Hệ lụy khôn lường từ cơn sốt đất đang càn quét các đặc khu kinh tế

Hệ lụy khôn lường từ cơn sốt đất đang càn quét các đặc khu kinh tế

Bất động sản -  6 năm
Thực trạng sốt đất tại các đặc khu kinh tế hiện nay không chỉ đẩy nhà đầu tư vào nguy cơ rủi ro cao mà còn gây khó khăn cho chính quyền địa phương, doanh nghiệp khi giải phóng mặt bằng triển khai dự án theo quy hoạch sau này. Thậm chí, có ý kiến còn cho rằng, điều này sẽ làm giảm sức hấp dẫn của đặc khu trong mắt các nhà đầu tư chiến lược.
Chân dung 'siêu cò' kiếm hai chục tỷ trong ba tháng tại đặc khu Vân Phong

Chân dung 'siêu cò' kiếm hai chục tỷ trong ba tháng tại đặc khu Vân Phong

Bất động sản -  6 năm

Trong bức tranh nóng bỏng của thị trường bất động sản nơi vùng xa xôi heo hút này, chân dung một “siêu cò” thu nhập hai chục tỷ trong hai tháng dần lộ diện.

Tạm dừng lập mới dự án tại đặc khu kinh tế Vân Đồn

Tạm dừng lập mới dự án tại đặc khu kinh tế Vân Đồn

Đầu tư -  6 năm

Các dự án chỉ được UBND tỉnh Quảng Ninh cho phép triển khai các bước tiếp theo cho đến khi Quy hoạch tổng thể kinh tế - xã hội và Quy hoạch chung xây dựng của Vân Đồn theo hướng phát triển là đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt được phê duyệt.

Vân Đồn trở thành sân bay quốc tế trước ngưỡng cửa đặc khu kinh tế

Vân Đồn trở thành sân bay quốc tế trước ngưỡng cửa đặc khu kinh tế

Đầu tư -  6 năm

Sân bay Vân Đồn dự kiến bắt đầu đón chuyến bay đầu tiên từ tháng 8 năm nay với công suất ban đầu 2,5 triệu lượt hành khách/năm.

Phác thảo 'hình hài' đặc khu kinh tế Vân Đồn đến năm 2030

Phác thảo 'hình hài' đặc khu kinh tế Vân Đồn đến năm 2030

Tiêu điểm -  6 năm

Dự kiến đến năm 2030, Vân Đồn cần 270.000 tỷ đồng để đầu tư phát triển.

Sức mạnh thương hiệu: Chìa khóa mở cửa tương lai phát triển bền vững

Sức mạnh thương hiệu: Chìa khóa mở cửa tương lai phát triển bền vững

Phát triển bền vững -  7 giờ

Phát triển bền vững giúp thương hiệu vươn xa với việc định hình hành vi tiêu dùng và thúc đẩy giá trị tích cực, tạo động lực cho tăng trưởng toàn diện và lâu dài.

Triển lãm lạnh và điều hòa không khí thu hút hơn 100 thương hiệu

Triển lãm lạnh và điều hòa không khí thu hút hơn 100 thương hiệu

Nhịp cầu kinh doanh -  7 giờ

Triển lãm quốc tế về lạnh và điều hòa không khí, phòng sạch và phụ trợ nhà máy công nghệ cao 2024 diễn ra tại Trung tâm Hội chợ và triển lãm Sài Gòn từ ngày 21 – 23/11.

Vietnam Airlines tính thuê thêm máy bay mùa cao điểm Tết Nguyên đán

Vietnam Airlines tính thuê thêm máy bay mùa cao điểm Tết Nguyên đán

Nhịp cầu kinh doanh -  7 giờ

Vietnam Airlines Group, bao gồm Vietnam Airlines, Pacific Airlines và Vasco, lên phương án thuê thêm bốn máy bay để đáp ứng nhu cầu đi lại tăng cao trong dịp Tết Nguyên đán 2025.

Kinh doanh 'đình trệ', Pomina gấp đôi lỗ lũy kế

Kinh doanh "đình trệ", Pomina gấp đôi lỗ lũy kế

Doanh nghiệp -  10 giờ

Pomina hiện có tổng nợ vay tài chính là gần 6.219 tỷ đồng, chiếm 70% tổng tài sản và gấp hơn 12 lần vốn chủ sở hữu.

Doanh nghiệp Quảng Ninh hưởng ứng kích cầu du lịch

Doanh nghiệp Quảng Ninh hưởng ứng kích cầu du lịch

Tiêu điểm -  10 giờ

Với hàng loạt giải pháp kích cầu đồng bộ và chất lượng, du lịch Quảng Ninh hứa hẹn sẽ bứt tốc mạnh mẽ và hiện thực hóa mục tiêu đón 19 triệu lượt khách năm 2024.

Phát triển bền vững là chiến lược kinh doanh hay lựa chọn đạo đức?

Phát triển bền vững là chiến lược kinh doanh hay lựa chọn đạo đức?

Diễn đàn quản trị -  11 giờ

Làm thế nào để doanh nghiệp hoạt động không chỉ vì lợi nhuận, mà còn vì giá trị phát triển bền vững cho xã hội và môi trường?

Là đối tác chiến lược toàn diện: Thương mại Việt Nam - Malaysia có cất cánh?

Là đối tác chiến lược toàn diện: Thương mại Việt Nam - Malaysia có cất cánh?

Hồ sơ quản trị -  11 giờ

Quan hệ hai nước được nâng lên Đối tác chiến lược toàn diện, kỳ vọng thúc đẩy thương mại Việt Nam - Malaysia cất cánh, hướng tới 18 tỷ USD trong tương lai gần.

Đọc nhiều