Leader talk

Không phải cứ miễn phí là hay

Nguyễn Đức Huy Thứ bảy, 13/05/2023 - 15:35

SEA Games 32 hiện tại đã đi được 2/3 chặng đường. Người Khmer đã làm ngỡ ngàng cả thế giới vì miễn vé toàn bộ các cuộc tranh tài tại SEA Games, kể cả bóng đá; miễn toàn bộ chi phí ăn ở, đi lại của các đoàn tham gia; miễn phí các chi phí dịch vụ y tế của vận động viên và miễn phí bản quyền truyền hình.

Trong lịch sử SEA Games và các sự kiện văn hóa thể thao thế giới, chưa nước nào làm được như vậy. Tương lai, cũng khó có nước nào làm được. Có người bảo, Campuchia nghèo mà xài sang. GDP đầu người thua cả Lào, chỉ hơn Myanmar. Có người cảm thán, chơi vậy ai chơi lại? 

Nhưng, chẳng nước nào cho tiền để nước khác chơi ngông. Tìm hiểu và thực tế đã chứng minh, Campuchia đã tận dụng sự kiện thể thao lớn nhất để quảng bá về đất nước, con người Khmer. Không chỉ cho du lịch mà cho cả nền kinh tế quốc gia. Không chỉ cho du khách mà cả người dân Campuchia. Số tiền khá lớn nhưng chưa bằng một phần thất thoát của đại án Ngân hàng TMCP Đông Á ở Việt Nam.

Mới hiểu vì sao, dù tuyển cử tự do, nhưng suốt nhiều năm qua, Hunsen và đảng của ông vẫn giữ quyền lãnh đạo. Có rất nhiều chuyện thú vị về ông. Từ việc làm hệ thống nhà vệ sinh ở quần thể Angkor, dẹp nạn đua xe. Gần đây là việc đón tàu MV Masterdam gồm 1.455 khách quốc tế và 802 thủy thủ đoàn, cập cảng Sihanouk du lịch, sau khi 5 quốc gia và vùng lãnh thổ từ chối vì dịch bệnh vào ngày 13/2/2020. Tết Chol Chnam Thmey, ông điều 450 xe 45 chỗ chở dân nghèo Phnom Penh và quê vui Tết Khmer…Tôi học được ở ông nhiều bài học về sự quyết đoán, tính nhân văn; đặc biệt là cách PR độc đáo, hiệu quả ông đã làm vì quốc gia.

Dù chưa bế mạc, vẫn có thể nói, SEA Games 32 đã thành công ngoài dự đoán, dù được tổ chức lần đầu tiên ở quốc gia nghèo thứ hai ASEAN. Dĩ nhiên vẫn còn nhiều thiếu sót và những sự cố không đáng có. Đặc biệt là cách phát hành vé xem các trận bóng đá. Cứ tưởng miễn phí là hay nhưng ngược lại, là rào cản, ngăn lượng khách khá lớn đến Campuchia xem các trận bán kết và chung kết bóng đá nam nữ.

Du lịch là phải có chương trình chi tiết. Mọi thứ được lập trình. Đi xem bóng đá mà không biết có vé xem hay không thì ai dám làm tour. Thậm chí có vé vẫn không thể vào sân. Vé mời không có số ghế. Mỗi vé được xem hai trận. Chỉ phát hành trước 1 ngày. Cung không đủ cầu…Có thể nói SEA Games 32 thành công mọi thứ, trừ việc xem bóng đá.

Tôi có mặt ở Phnom Penh từ 8 – 12/5. Mãi sát giờ trận bóng đá nam giữa Việt Nam và Malaysia, đối tác mới cho biết có vé. Đến trước 2 giờ, có vé vẫn không vào được. Xong trận Thái Lan – Lào vẫn không vào được vì khách xem trận trước không chịu về. Mưa tầm tã, cả nhóm cởi giày, đội mưa, chen nhau. Cuối cũng vào kịp chào cờ.

Chiều ngày 9/5, không có vé vào xem trận nữ Việt Nam – Philippines dù khán đài trống đến sợ. Khách trách công ty không nhiệt tình, dù lãnh đạo đối tác đã chầu chực suốt từ sáng sớm đến chiều vẫn không có vé. Lý do trận sau nữ Campuchia – Thái Lan, chủ nhà ưu tiên nhưng chỉ xem trận sau, nên trận trước Việt Nam – Philippine vắng thấy thương.

Chủ tịch đối tác đưa tôi xem văn bản của Tổng Thư ký Ủy ban Tổ chức SEA Games 32 duyệt cho công ty mấy trăm vé nhưng bộ phận phát hành vé bảo không có, dù đã nhận khách từ Việt Nam qua theo số vé được duyệt. Hai chủ tịch công ty từ Việt Nam trực tiếp dẫn đoàn, yêu cầu bằng mọi giá phải được vào sân ngày 11/5. Chiều 10/5, đối tác bảo, đã xin (thật ra là mua) được chỗ vào sân nhưng phải đi sớm, xem cả trận Malaysia – Singapore, coi như khuyến mãi.

Trận đầu chỉ vài trăm khán giả. Trận sau, khán đài A chưa kín hết ghế, khán đài B phải ngồi trên tam cấp lối đi. Thông tin sân cho biết lượng khán giả đến sân là 5.320 khách. Đối tác bảo sân chỉ có 5.000 chỗ. Các báo Việt Nam viết 10.000 chỗ, có báo còn viết 15.000 chỗ. Tôi nghĩ khoảng 5.000 là chính xác.

Việc đơn giản, tổ chức cho các đoàn xem bóng đá ngày 11/5 nhưng phập phòng đủ thứ. Cứ như ngồi trên lửa. Có hàng trăm khách của các công ty du lịch không thể vào sân. Lãnh đạo đối tác phờ phạc, sụt ký thấy rõ. Tour lỗ vì chi phí phát sinh. Miễn phí nhưng vé chợ đen vòng loại đã mấy chục USD và không dễ mua vì bị cấm và sợ xử phạt. Xem bóng đá, phải vào sân từ 14h00, xem liền 2 trận. 22h00 mới lên xe ra về. Dù trời dịu hơn mấy bữa trước nhiều nhưng vẫn rất nóng. Có người đùa, mồ hôi cổ động viên có khi nhiều hơn cầu thủ.

Việc phát hành vé vỡ trận nhưng cách tổ chức rất chuyên nghiệp. Nước chỉ mang ly nhựa mỏng có nắp. Qua cửa an ninh, phải bỏ từ chai nước đến thuốc lá, hộp quẹt, ảnh cổ động, vật cứng, kể cả máy ảnh cơ (trừ nhà báo). Đừng mơ chuyện ném chai lọ, vật cứng xuống sân, đốt pháo sáng. Thể thao phi chính trị nên không mang ảnh lãnh tụ, thần tượng vào sân. Chỉ được mang cờ.

Phải nói ở châu Á, cổ động viên bóng đá Việt Nam là số 1. Chuyên nghiệp từ đồng phục, trống kèn, loa tay, cờ lớn mấy chục mét vuông…Trận nào cũng áp đảo đối phương về số lượng, màu sắc, âm thanh; truyền lửa tối đa cho các tuyển thủ. Có nhạc trưởng, vỗ tay, hát nhạc, hát rap, hô vang Việt Nam vô địch, dù đang bị dẫn trước.

Có một số người ăn theo rất xấu xí. Họ nhục mạ, la ó chửi trọng tài khi cho rằng đội nhà bị xử ép dù không phải vậy. Có ghế không ngồi, cứ nhảy loi choi trước mặt người khác. Trộm nghĩ, nếu có người nước ngoài ngồi chung, biết tiếng Việt, thu âm, ghi hình đưa lên mạng thì còn gì văn hóa Việt Nam. Có bạn bảo, lần sau xem bóng đá cứ tránh đám đông Việt Nam cho lành.

Điều ấn tượng nhất là sau trận đấu, một số cổ động viên Việt Nam tự nguyện ở lại làm vệ sinh khu vực áo đỏ sao vàng trong khi số đông selfie với các tuyển thủ. Hình ảnh tưởng độc quyền của người Nhật sau các sự kiện đông người. Do không được mang đủ thứ vào như Việt Nam nên sân vận động cũng bớt rác. Dù ngồi khu vực khác, cổ động viên Việt Nam vẫn phát hiện ra ông Park Hang Seo xem trận Việt Nam – Thái Lan.

Việt Nam vào bán kết, cả bóng đá nam lẫn nữ. Khách Việt có nhu cầu cổ vũ đội tuyển nước nhà gia tăng nhưng đành chịu. Sau khi kết thúc trận Việt Nam – Thái Lan, đối tác du lịch Campuchia tuyên bố: Dừng toàn bộ các tour xem cổ vũ bóng đá vì quá mệt mỏi, tốn kém và mạo hiểm với uy tín, thương hiệu.

Tôi hoàn toàn ủng hộ và cũng quyết định tương tự. Nóng hơn xông hơi suốt 8 giờ liền vì vé phát hành hai trận như hiện nay thì bệnh như chơi dù có thể giảm béo. Bài học kinh nghiệm đắt giá không chỉ cho Campuchia.

Mới biết, không phải cứ miễn phí là hay. Của cho không bằng cách cho. Miễn phí xem bóng đá SEA Games 32 như Campuchia, lợi bất cập hại, dù mục đích rất tuyệt.

CEO Amanaki Bùi Trung Đức vén màn sự thật về phát triển bền vững ngành khách sạn

CEO Amanaki Bùi Trung Đức vén màn sự thật về phát triển bền vững ngành khách sạn

Leader talk -  3 ngày

Ông Bùi Trung Đức, nhà sáng lập kiêm Tổng giám đốc Khách sạn Amanaki, chia sẻ đầy tâm huyết về bản báo cáo phát triển bền vững đặc biệt.

Chọn lối đi nào để kinh tế bứt phá tăng trưởng 2 con số?

Chọn lối đi nào để kinh tế bứt phá tăng trưởng 2 con số?

Leader talk -  1 tuần

TS. Huỳnh Thế Du, giảng viên Trường Chính sách công và quản lý, Đại học Fulbright Việt Nam cho rằng, đổi mới sáng tạo chính là chìa khoá đưa Việt Nam bước vào nhóm các quốc gia thu nhập cao trong bối cảnh các động lực tăng trưởng cũ đã dần suy yếu.

Khi 'hữu cơ' trở thành lối sống đầy cảm hứng

Khi 'hữu cơ' trở thành lối sống đầy cảm hứng

Leader talk -  1 tuần

Với Tyna Huỳnh, đồng sáng lập Drinkizz, hữu cơ (organic) không chỉ là một lựa chọn thực phẩm, mà là một triết lý sống kết nối con người với thiên nhiên và cộng đồng.

Doanh nghiệp may mặc hành động vì bình đẳng giới

Doanh nghiệp may mặc hành động vì bình đẳng giới

Leader talk -  1 tuần

Xây dựng một môi trường làm việc tôn trọng là chìa khóa để kiến tạo tương lai thịnh vượng và công bằng cho các doanh nghiệp may mặc ở Việt Nam.

Loại bỏ quan hệ liên kết với ngân hàng, doanh nghiệp rộng cửa vay vốn

Loại bỏ quan hệ liên kết với ngân hàng, doanh nghiệp rộng cửa vay vốn

Leader talk -  1 tuần

Deloitte Việt Nam khuyến nghị các doanh nghiệp nhanh chóng rà soát và đánh giá sự ảnh hưởng của các thay đổi của Nghị định 20 để áp dụng ngay trong kỳ quyết toán thuế sắp tới.

KBC bắt tay The Trump Organization: Cú hích định hình lại đường lối quản trị

KBC bắt tay The Trump Organization: Cú hích định hình lại đường lối quản trị

Doanh nghiệp -  44 phút

Thương vụ hợp tác giữa KBC với The Trump Organization chỉ đơn thuần là bước đi trong ngành bất động sản hay còn những toan tính khác của doanh nghiệp ông Đặng Thành Tâm?

Những chướng ngại trên con đường bứt phá của kinh tế Việt Nam

Những chướng ngại trên con đường bứt phá của kinh tế Việt Nam

Tiêu điểm -  2 giờ

Chiến tranh thương mại và kinh tế toàn cầu giảm tốc gây áp lực lên xuất khẩu, chuỗi cung ứng và tăng trưởng kinh tế Việt Nam.

Tập đoàn Bamboo Capital có tân chủ tịch hội đồng quản trị

Tập đoàn Bamboo Capital có tân chủ tịch hội đồng quản trị

Hồ sơ quản trị -  3 giờ

Người được coi là cầu nối trong các dự án liên doanh, hợp tác quốc tế là ông Tan Bo Quan vừa được bầu làm chủ tịch hội đồng quản trị Tập đoàn Bamboo Capital.

Nhựa và cao su trước thách thức xanh hóa

Nhựa và cao su trước thách thức xanh hóa

Phát triển bền vững -  14 giờ

Các ngành nhựa và cao su đang chủ động xanh hóa, áp dụng kinh tế tuần hoàn để đáp ứng yêu cầu thị trường cũng như các quy định của pháp luật.

Doanh nghiệp logistics đối mặt áp lực phải xanh hoá

Doanh nghiệp logistics đối mặt áp lực phải xanh hoá

Phát triển bền vững -  19 giờ

Logistics xanh không còn là lựa chọn mà đã trở thành yêu cầu bắt buộc, nếu không chuyển đổi doanh nghiệp ngành này sẽ bị loại khỏi “sân chơi” toàn cầu.

Chương mới của làn sóng đầu tư Hoa Kỳ vào Việt Nam

Chương mới của làn sóng đầu tư Hoa Kỳ vào Việt Nam

Tiêu điểm -  23 giờ

Các doanh nghiệp Hoa Kỳ đang tăng mức độ quan tâm và mở rộng đầu tư tại Việt Nam, tập trung vào công nghệ cao, năng lượng và chuỗi cung ứng, đánh dấu một bước tiến mới.

Bất động sản cởi trói, nợ xấu ngân hàng thoái lui

Bất động sản cởi trói, nợ xấu ngân hàng thoái lui

Tài chính -  23 giờ

Các chuyên gia tài chính đều chung góc nhìn tích cực về sự cải thiện chất lượng tài sản ngân hàng cùng sự hồi phục chung của nền kinh tế, đặc biệt với những tháo gỡ ở nhóm ngành bất động sản.