Hanoi Melody Residences: 'Tọa độ nóng' của thị trường căn hộ nội đô
Tổ hợp căn hộ đa tiện ích Hanoi Melody Residences tại khu vực Tây Nam Linh Đàm đang đón lượng khách tăng vọt trong những ngày gần đây.
Đó là quan điểm của Trưởng Nhóm Công tác Đầu tư & Thương mại tại Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam giữa kỳ, 2017
Nhóm Công tác Đầu tư & Thương mại đánh giá Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) là một hiệp định thương mại đa phương của thế kỷ 21, có thể đem lại lợi ích thu nhập đáng kể cho từng quốc gia trong 12 quốc gia thành viên ký kết hiệp định.
Là quốc gia đang phát triển duy nhất trong nhóm 12 quốc gia, Việt Nam đã có thể thu được rất nhiều lợi ích – mức tăng trưởng GDP lớn nhất theo tỷ lệ so với toàn bộ các quốc gia thành viên của TPP, theo các chuyên gia phân tích hàng đầu, TPP được xem là một bước tiến hợp lý trong chiến lược hội nhập kinh tế toàn cầu kéo dài 20 năm cực kỳ thành công của Việt Nam, sau khi gia nhập WTO năm 2007 và nhiều hiệp định thương mại song phương cũng như đa phương khác trước đó.
“Vì vậy, tất cả chúng ta đều cảm thấy thất vọng trước việc chính quyền mới ở Washington thực hiện cam kết của mình và đã chính thức rút khỏi Hiệp định gần như là lập tức ngay khi tiếp quản chính quyền”, ông Fred Burke, Trưởng Nhóm Công tác Đầu tư & Thương mại nói. “Tuy nhiên Việt Nam đã khôn ngoan khi không bỏ hết trứng vào cái giỏ TPP”.
Trên thực tế, Việt Nam không chỉ có "Kế hoạch B", mà còn có cả kế hoạch C, D, E và F. Việt Nam là một ví dụ điển hình về các lợi ích tiềm năng trong thương mại toàn cầu. Việt Nam đã phát triển nhanh chóng từ một quốc gia gần như không có bất kỳ hoạt động thương mại nào vào năm 1990 để trở thành một trong các quốc gia xuất khẩu hàng đầu đáng kể nhất của thế giới trong ngành may mặc và giày dép, hải sản, các sản phẩm nông nghiệp chủ yếu như gạo, cà phê và gia vị, đồ nội thất và gần đây thậm chí còn có các sản phẩm điện tử và phần mềm.
Vậy làm thế nào để tiếp nối câu chuyện đáng kinh ngạc này?
Chỉ riêng Hiệp định Thuận lợi hóa thương mại cũng có thể làm giảm đến 20% các chi phí cho chuỗi cung ứng toàn cầu
WTOKế hoạch B - Hiệp định Thuận lợi hóa thương mại
Đây là hiệp định đa phương duy nhất trong Vòng đàm phán Doha trong khuôn khổ WTO đã được ký kết, thông qua thành công và có hiệu lực từ ngày 22/2/2017. Việt Nam phải chuẩn bị rất nhiều để thực thi hiệp định này, bao gồm cả việc khởi động Ủy ban Quốc gia về Tạo thuận lợi thương mại, và việc ký Hiệp định song phương về Hợp tác hải quan với các đối tác thương mại chính.
WTO ước tính rằng chỉ riêng hiệp định này cũng có thể làm giảm đến 20% các chi phí cho chuỗi cung ứng toàn cầu, giúp cho các quốc gia thực hiện hiệp định trở nên cạnh tranh hơn trên các thị trường toàn cầu.
Kế hoạch C - Thực hiện cam kết WTO và các hiệp định đang có hiệu lực khác
“Kế hoạch C” dành cho Việt Nam sẽ bao gồm, đầu tiên và trên hết là, tiếp tục thực hiện các cam kết của Việt Nam và các thỏa thuận khi gia nhập WTO năm 2007. Điều này sẽ bao gồm việc hoàn tất một số việc chưa hoàn thành như loại bỏ các thủ tục hành chính không cần thiết và gây phiền hà đối với việc kinh doanh và phân phối các sản phẩm nước ngoài.
Việc thực hiện các cam kết WTO khác đã mang lại những thay đổi đáng kể đối với nền kinh tế và xã hội Việt Nam, cải thiện đời sống người tiêu dùng nói riêng cũng như các doanh nghiệp phụ thuộc vào việc tiếp cận chuỗi cung ứng hàng hóa và dịch vụ toàn cầu để duy trì tính cạnh tranh trong nền kinh tế toàn cầu.
Ngay cả những việc như dứt khoát mở cửa thương mại nhập khẩu cho các công ty dược nước ngoài (đã được cam kết trong các hiệp định WTO) có thể có tạo ra phản ứng dây chuyền bằng cách cắt giảm các chi phí cùng với việc nâng cao chất lượng dược phẩm nhập khẩu.
Việc Việt Nam hội nhập vào chuỗi cung ứng toàn cầu đã được hỗ trợ bằng việc thực hiện các cam kết mở cửa thị trường cho các dịch vụ logistics quốc tế và nhiều lĩnh vực hỗ trợ thương mại khác. Việc này cho phép các chuỗi cung ứng quốc tế hàng đầu bắt đầu chuyển đến Việt Nam, và các lợi ích đang tiếp cận nhiều người hơn bao giờ hết nhờ các cải cách hỗ trợ đã bắt đầu được chấp nhận và phát triển.
Thực hiện các Hiệp định Tự do Thương mại đang có hiệu lực khác như Hiệp định Tự do Thương mại giữa Việt Nam và Hàn Quốc đang có các ảnh hưởng đáng chú ý và tích cực lên mối quan hệ thương mại và đầu tư song phương.
Kế Hoạch D – Theo đuổi lộ trình của Cộng đồng Kinh tế ASEAN đối với hội nhập khu vực
Việt Nam đã trở thành quốc gia ASEAN xuất khẩu hàng đầu vào Hoa Kỳ cũng như dẫn đầu trong công cuộc cải cách và phát triển. Chính ASEAN được kỳ vọng sẽ trở thành nhà xuất khẩu lớn thứ ba trên thế giới vào năm 2018. Điều này tạo các cơ hội thực sự cho các doanh nghiệp Việt Nam thử sức mình tại các thị trường dễ tiếp cận và thân thiện “gần sân nhà”.
Việc tiếp tục hài hoà hoá các quy định thủ tục, miễn thị thực cho các thể nhân, và các động thái khác để giúp việc lưu chuyển vốn, hàng hoá và dịch vụ tự do hơn trong khu vực ASEAN để góp phần thắt chặt mối liên kết đặc biệt của ASEAN với tư cách là một hiệp hội kinh tế.
Trong khi đó, Hiệp định Thương mại Tự do (FTA) giữa ASEAN và Trung Quốc cũng tiếp tục cho phép Việt Nam nhập khẩu các nguyên liệu thô, linh kiện và các thiết bị từ Trung Quốc để lắp ráp các sản phẩm tại Việt Nam cho các thị trường quốc tế ở mức giá cạnh tranh.
Kế hoạch E - FTA Việt Nam - EU, “TPP-11”, RCEP và các hiệp định đang chờ ký kết khác
Đứng đầu trong danh sách hiện nay là TPP 11 (tức là TPP không có Hoa Kỳ). Các cuộc họp giữa các quốc gia TPP 11 đều có triển vọng và một nghiên cứu đáng tin cậy bậc nhất từ Canada cho rằng hiệp định đó sẽ đem lại các lợi ích đáng kể.
Các hiệp định thương mại quốc tế khác đang chờ ký kết và có thể chẳng bao lâu nữa sẽ được hiện thực hoá bao gồm Hiệp định Thương mại Tự do Việt Nam - EU (EVFTA) đã được ký và đang chờ 27 Nghị viện châu Âu phê chuẩn, và Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP), là khối thương mại khổng lồ bao gồm Trung Quốc và Ấn Độ cũng như hầu hết các nước Đông Nam Á và Úc nhưng không có Hoa Kỳ.
Không có hiệp định nào trên đây loại trừ lẫn nhau. Trên thực tế, các hiệp định này bổ sung cho nhau để “lập nên một khối vững mạnh hơn toàn bộ các phần hợp thành”.
Nhiều cơ hội thương mại hơn dẫn đến việc tập hợp các nguồn lực mang tính cạnh tranh hơn, và Việt Nam cần tiếp tục chiến lược đa phương của mình để nắm bắt càng nhiều cơ hội như vậy càng tốt.
Kế hoạch F - Tiếp tục cải cách trong nước
Việc này để duy trì tính cạnh tranh và xây dựng nhằm giảm nghèo và tiến lên một tầm cao mới trong việc phát triển kinh tế, bao gồm các cải cách thủ tục hành chính để nâng cao vai trò của nhà nước trong việc hỗ trợ nuôi dưỡng các ngành công nghiệp để cạnh tranh trên phạm vi toàn cầu, đầu tư hiệu quả hơn vào các cơ sở hạ tầng, và cổ phần hóa các doanh nghiệp nhà nước để cắt giảm nguồn vốn mà các doanh nghiệp này rút ra khỏi nền kinh tế.
Nghị quyết 35 đã hỗ trợ rất nhiều đối với vấn đề này và tinh thần của văn bản quan trọng này cần được thực hiện một cách kiên quyết hơn nữa.
Kế hoạch G - Hiệp định Thương mại tự do (FTA) song phương với Hoa Kỳ
Mặc dù đã rút khỏi TPP, Hoa Kỳ vẫn tuyên bố quan tâm đến việc theo đuổi Hiệp định Thương mại tự do song phương với Việt Nam. Rõ ràng là, chính quyền mới cho rằng, họ có nhiều đòn bẩy đàm phán hơn cũng như có thể đạt được thỏa thuận tốt hơn cho mình bằng hiệp định song phương.
Vào thời điểm một vài quốc gia quay lại chủ nghĩa bảo hộ lạc hậu, Việt Nam là một minh chứng đáng tuyên dương về sự hòa nhập với thế giới.
Xét các thâm hụt thương mại đáng kể mà Hoa Kỳ phải chịu trong giao thương với Việt Nam, ít nhất là đối với thương mại hàng hóa, thì cũng là điều dễ hiểu khi các nhóm lợi ích kinh doanh Mỹ sẽ đòi hỏi việc gia tăng tiếp cận thị trường như một phần của thỏa thuận FTA và chính quyền Trump mong muốn thể hiện được lợi ích từ hoạt động xuất khẩu ngay lập tức cho Hoa Kỳ.
Việt Nam có thể biến điều này thành cơ hội để tăng tốc lộ trình tiếp cận thị trường lẫn nhau tại thị trường Mỹ. Trong khi thỏa thuận song phương có thể không phải là phương án hiệu quả và hữu hiệu nhất, miễn là hai bên có sẵn nguồn nhân lực (các chuyên gia đàm phán có kinh nghiệm) thì thỏa thuận song phương đó có thể phù hợp và bổ sung cho các sáng kiến thương mại khác đã được đề cập ở trên.
Nhìn chung, Việt Nam đang ở một vị trí thuận lợi để gặt hái các thành quả bằng cách thực hiện chiến lược hội nhập toàn cầu của mình bất kể việc Hoa Kỳ rút khỏi TPP, dựa trên số lượng các sáng kiến song phương, đa phương và nội địa mà Việt Nam đang theo đuổi. Đặc biệt là vào thời điểm một vài quốc gia quay lại chủ nghĩa bảo hộ lạc hậu, Việt Nam là một minh chứng đáng tuyên dương về sự hòa nhập với thế giới.
Chúng tôi mạnh mẽ đề xuất chính phủ kiên quyết tiếp tục theo đuổi chiến lược hội nhập kinh tế toàn cầu của mình bất kể các các trở ngại đôi lúc gặp phải.
Tổ hợp căn hộ đa tiện ích Hanoi Melody Residences tại khu vực Tây Nam Linh Đàm đang đón lượng khách tăng vọt trong những ngày gần đây.
PVcomBank khuyến nghị khách hàng cập nhật giấy tờ tùy thân và đối chiếu sinh trắc học trước 1/1/2025 để đảm bảo giao dịch an toàn, liên tục.
Quản trị số sẽ không chỉ là một công cụ hỗ trợ, mà còn là "linh hồn" của nền kinh tế số Việt Nam, giúp đất nước chuyển mình mạnh mẽ trong bối cảnh mới.
Với chủ đề “Vật liệu cho tương lai bền vững”, tọa đàm của Quỹ VinFuture với các nhà khoa học hàng đầu thế giới, mang tới góc nhìn sâu sắc về vật liệu bền vững.
SeABank triển khai chương trình cho vay mua nhà lãi suất 0% tại dự án NewTown Diamond với mức lãi suất cho vay 0% và ân hạn trả nợ gốc lên tới 36 tháng.
Công ty CP Mù Cang Chải Discovery vừa ký kết thỏa thuận để Radisson Hotel Group quản lý vận hành khu nghỉ dưỡng ở địa danh nổi tiếng với ruộng bậc thang.
SHB lần thứ tư được vinh danh trong Top 10 doanh nghiệp có báo cáo thường niên tốt nhất nhóm ngành tài chính, minh chứng cho những nỗ lực về phát triển bền vững.