Virus Corona: 'Kẻ hủy diệt' sự giàu có
Virus Corona không chỉ là mối đe dọa về sức khỏe, nó còn là kẻ hủy diệt sự giàu có của nền kinh tế toàn cầu trong nhiều tháng tới.
Dịch bệnh Covid-19 khiến ngành du lịch bị “chấn động” mạnh. Dù đã nỗ lực tung ra các giải pháp, chương trình ưu đãi nhằm kích cầu, nhưng tình hình vẫn có vẻ không mấy khả quan.
Anh Phạm Văn Thái - CEO Công ty TNHH Thương mại du lịch điện tử thông minh (Esmart Tour) có trụ sở tại TP. HCM cho biết, dịch viêm đường hô hấp cấp do virus Corona (Covid-19) vẫn đang bùng phát, lây lan nhanh trên diện rộng và diễn biến phức tạp ở nhiều nước đã gây ra hiệu ứng khách hàng lo sợ về an nguy sức khỏe.
“Thời gian gần đây, chúng tôi nhận được rất nhiều yêu cầu từ khách hàng tạm ngưng không đi du lịch đến Nhật Bản”, anh Thái cho biết. Nhật Bản là một trong hơn 50 quốc gia trên thế giới ghi nhận trường hợp nhiễm bệnh và tử vong vì Corona.
"Khách hàng đưa ra yêu cầu hủy tour và hoàn tiền vì đa số khách hàng là người lớn tuổi, e ngại đến sức khỏe", anh Thái cho biết. Không chỉ tour đi nước ngoài, nhiều tour trong nước cũng bị hủy khiến doanh thu của công ty sụt giảm mạnh.
Đây là tình trạng chung của nhiều doanh nghiệp hoạt động trong ngành du lịch. Trong bối cảnh căng thẳng của mùa dịch Corona, hàng loạt đặt phòng và tour bị hủy, gây thiệt hại lớn cho ngành du lịch trong nước, Hiệp hội Du lịch Việt Nam mới đây đã triển khai chương trình "Liên minh kích cầu du lịch Việt Nam" với hy vọng củng cố niềm tin, giúp ngành sớm thoát khỏi sự khủng hoảng.
Giá vé của tất cả các hãng bay đang hạ nhiệt, nhiều khách sạn tung ra các mức giá kích cầu hấp dẫn dành cho các đối tác là công ty lữ hành và khách lẻ. Trong khi các công ty lữ hành cũng đề xuất nhiều gói du lịch, chương trình ghép tour, thiết kế combo kích cầu với mức giá ưu đãi.
Ngày 4/3, khi lệnh cách ly tại thị xã Sơn Lôi (Vĩnh Phúc) chính thức dỡ bỏ, một khách sạn ở Tam Đảo cũng tranh thủ đưa ra gói ưu đãi nghỉ dưỡng 2 ngày 1 đêm với 780.000/người cùng nhiều dịch vụ ưu đãi như 1 đêm nghỉ dưỡng tại hạng phòng Superior, 1 bữa sáng tại nhà hàng, 1 bữa ăn chính (trưa hoặc tối) theo set menu, 1 vé xông hơi – tắm sục, miễn phí sử dụng bể bơi bốn mùa, phòng Gym, khu vui chơi trẻ em, miễn phí trà, café, nước suối tại phòng. Thời hạn từ ngày 1/3 – hết ngày 31/3/2020.
Một khách sạn tại TP. Đà Lạt mới được khai trương vào 12/2019 với 71 phòng có sức chứa 220 khách, thông báo hiện tại đến hết 25/8/2020 sẽ có ưu đãi giảm từ 10-30% theo booking và đề xuất các mức giá ưu đãi hơn nữa so với bảng giá tùy theo thời điểm trong năm.
Ngoài các sản phẩm làm cùng với liên minh kích cầu du lịch, Hanoi Redtours cho biết công ty lữ hành này cũng triển khai hàng loạt sản phẩm kích cầu với mức giảm cao nhất lên tới 50% như các tour đi Đà Nẵng, Đà Lạt đồng giá 3,9 triệu đồng.
"Các sản phẩm được khách lựa chọn nhiều nhất là tour đi Phú Quốc, Đà Lạt, Côn Đảo", đại diện Hanoi Redtours cho biết.
"Đặc biệt, nhân dịp chào mừng ngày 10/3 (chiến dịch Tây Nguyên), Hanoi Redtours áp dụng chính sách giảm thêm trên mức giá khuyến mại cho du khách là cựu chiến binh (áp dụng cho một số tour. Các tour trên được sự trợ giá của các nhà cung cấp dịch vụ như hàng không, đối tác landtours nhằm kích cầu du lịch nên giá tour mới được giảm sâu", Hanoi Redtours cho biết thêm.
Từ cuối tháng 2 đến đầu tháng 3, Liên minh Kích cầu du lịch sẽ tổ chức một số chương trình khảo sát (tuyến Tây Nguyên - Nam Trung Bộ và Tây Bắc) dành cho các doanh nghiệp lữ hành nằm trong chương trình kích cầu để trải nghiệm dịch vụ áp dụng theo tiêu chí an toàn, từ đó xây dựng các chương trình tour kích cầu giới thiệu đến khách du lịch trong và ngoài nước.
Giai đoạn đầu, Liên minh Kích cầu Du lịch Việt Nam triển khai ở bốn tỉnh Bình Định, Phú yên, Đắk Lắk, Gia Lai sau đó sẽ nhân rộng ra các địa phương an toàn khác trên cả nước.
Dù vậy, trong bối cảnh dịch Covid-19 vẫn đang đang diễn biến phức tạp khi vừa có thêm các ca nhiễm mới ở Hà Nội và nguy cơ phát sinh thêm ở các địa phương khác, nhiều khách sạn "kiệt sức", phải ngậm ngùi đóng cửa vì không đủ lượng khách để duy trì hoạt động.
Vinpearl, chuỗi khách sạn có số lượng phòng lớn nhất Việt Nam, mới đây đã quyết định đóng cửa tạm thời bảy khách sạn ở Đà Nẵng, Nha Trang và Phú Quốc.
Tại Hà Nội, mặc dù treo biển quảng cáo giảm giá phòng tới 50%, không ít khách sạn ở phố cổ Hà Nội vẫn buộc phải tạm đóng cửa, ngừng hoạt động vì vắng khách.
Theo Tổng cục Du lịch Việt Nam, trong 3 tháng tới, ước tính thiệt hại của ngành du lịch sẽ vào khoảng 6 - 7 tỷ USD bởi riêng khách du lịch Trung Quốc, khoảng 30%, sẽ giảm 90 - 100%. Rất nhiều doanh nghiệp du lịch sẽ rơi vào cảnh “kiệt sức”.
Virus Corona không chỉ là mối đe dọa về sức khỏe, nó còn là kẻ hủy diệt sự giàu có của nền kinh tế toàn cầu trong nhiều tháng tới.
Ping An Insurance, công ty bảo hiểm lớn nhất của Trung Quốc theo giá trị thị trường, có kế hoạch tăng đầu tư vào công nghệ trong năm nay để giảm thiểu tác động của sự bùng phát của virus Corona sau khi công bố thu nhập thấp hơn dự kiến vào năm 2019.
Do phụ thuộc lớn vào nguồn cung từ Trung Quốc, nhiều doanh nghiệp dệt, may Việt Nam có khả năng ngừng việc, đóng cửa nếu dịch Corona diễn biến phức tạp và kéo dài.
Chiến tranh thương mại và kinh tế toàn cầu giảm tốc gây áp lực lên xuất khẩu, chuỗi cung ứng và tăng trưởng kinh tế Việt Nam.
Các doanh nghiệp Hoa Kỳ đang tăng mức độ quan tâm và mở rộng đầu tư tại Việt Nam, tập trung vào công nghệ cao, năng lượng và chuỗi cung ứng, đánh dấu một bước tiến mới.
Chính phủ dành 51.000 tỷ đồng cùng 1% chi thường xuyên, đồng thời đẩy mạnh hợp tác công tư để tài trợ vốn cho các mục tiêu khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số.
Mong muốn này được ông Charles James Boyd Bowman, Tổng giám đốc dự án của Tập đoàn Trump Organization tại Việt Nam, chia sẻ trong cuộc gặp với Thủ tướng Phạm Minh Chính.
Chính phủ đẩy mạnh chuyển đổi số, hướng tới Chính phủ không giấy tờ và điều hành trên môi trường điện tử dựa trên dữ liệu.
Thương vụ hợp tác giữa KBC với The Trump Organization chỉ đơn thuần là bước đi trong ngành bất động sản hay còn những toan tính khác của doanh nghiệp ông Đặng Thành Tâm?
Chiến tranh thương mại và kinh tế toàn cầu giảm tốc gây áp lực lên xuất khẩu, chuỗi cung ứng và tăng trưởng kinh tế Việt Nam.
Người được coi là cầu nối trong các dự án liên doanh, hợp tác quốc tế là ông Tan Bo Quan vừa được bầu làm chủ tịch hội đồng quản trị Tập đoàn Bamboo Capital.
Các ngành nhựa và cao su đang chủ động xanh hóa, áp dụng kinh tế tuần hoàn để đáp ứng yêu cầu thị trường cũng như các quy định của pháp luật.
Logistics xanh không còn là lựa chọn mà đã trở thành yêu cầu bắt buộc, nếu không chuyển đổi doanh nghiệp ngành này sẽ bị loại khỏi “sân chơi” toàn cầu.
Các doanh nghiệp Hoa Kỳ đang tăng mức độ quan tâm và mở rộng đầu tư tại Việt Nam, tập trung vào công nghệ cao, năng lượng và chuỗi cung ứng, đánh dấu một bước tiến mới.
Các chuyên gia tài chính đều chung góc nhìn tích cực về sự cải thiện chất lượng tài sản ngân hàng cùng sự hồi phục chung của nền kinh tế, đặc biệt với những tháo gỡ ở nhóm ngành bất động sản.