Phát triển bền vững
Koro kinh doanh bền vững bằng công nghệ từ tính
Sự hợp lực khoa học, công nghệ và đổi mới hỗ trợ giảm bớt các thách thức xã hội cũng như môi trường thông qua việc khai thác mô hình kinh tế xanh - tuần hoàn - sinh học (BCG) và phát triển kinh doanh bền vững.
Là một trong các đại diện của Việt Nam được mời và tài trợ chi phí tham gia Hội nghị và triển lãm APEC BCG Economy Thailand 2022: Tech to Biz (Thái Lan), chị Nguyễn Thị Minh Đăng, nhà sáng lập startup Koro tỏ ra vô cùng thoả mãn với chuyến đi vì nó như mở ra một chương mới, cơ hội mới và góc nhìn mới cho doanh nghiệp của chị.
GS. TS Chukit Limpichamnong, đại diện Cơ quan Phát triển khoa học và công nghệ quốc gia Thái Lan (NSTDA) đã tìm đến gian hàng của đại diện Việt Nam. Ông quan tâm, tìm hiểu máy lọc nước từ trường và đánh giá cao việc khôi phục nước trở về tự nhiên bằng công nghệ từ tính.
Gặp gỡ những doanh nghiệp và chuyên gia trong ngành đến từ khắp thế giới, người phụ nữ với đậm bản sắc Việt Nam trò chuyện với họ rất nhiều về công nghệ nước từ trường và việc tái tạo nước trở về tự nhiên là việc tất yếu và cần thiết, đặc biệt là cho sức khỏe.
Nhiều nhà cung ứng lớn thậm chí đã hỏi chị về số lượng đơn hàng tối thiểu để tiến hành các bước tìm hiểu và nghiên cứu phát triển sản phẩm của Koro tại thị trường Thái Lan.
“Từ đây, tiềm năng của nước từ trường và máy tạo nước từ trường Koro ngày càng được bạn bè và thị trường quốc tế đón nhận, càng mang đến những cơ hội mới về chăm sóc sức khỏe bằng nước”, đại diện startup từng tham gia gọi vốn trên Shark Tank chia sẻ.
Sự hợp lực khoa học, công nghệ và đổi mới (STI) được đánh giá là công cụ giúp giúp tăng năng suất, giảm chi phí nhằm tăng hiệu quả. STI hỗ trợ giảm bớt các thách thức xã hội cũng như môi trường thông qua việc khai thác mô hình kinh tế xanh - tuần hoàn - sinh học (BCG) và phát triển kinh doanh bền vững.
BCG là sáng kiến do Chính phủ Hoàng gia Thái Lan đề ra trong năm đăng cai Diễn đàn Hợp tác kinh tế APEC 2022. Đây là một chiến lược tăng trưởng đầy hứa hẹn sau đại dịch Covid-19, nơi khoa học, đổi mới và công nghệ được áp dụng để thúc đẩy việc sử dụng hiệu quả các nguồn tài nguyên, duy trì và phục hồi hệ sinh thái cũng như giảm thiểu chất thải để xây dựng một hệ thống nơi chính phủ và doanh nghiệp có thể phát triển.
Trong đó, kinh tế sinh học liên quan đến việc sản xuất các nguồn tài nguyên sinh học tái tạo và các vật liệu dựa trên sinh học và chuyển đổi chúng thành các sản phẩm giá trị gia tăng bằng cách sử dụng công nghệ và đổi mới.
Trọng tâm của nền kinh tế tuần hoàn là xem xét tổng thể hệ thống sản xuất và tiêu dùng để đảm bảo hệ thống này được tái tạo và thiết kế lại khái niệm về chất tồn dư bằng cách thiết kế chất thải và ô nhiễm ra khỏi hệ thống.
Còn nền kinh tế xanh thúc đẩy các quá trình của hệ sinh thái để mang lại lợi ích cho con người một cách bình đẳng và toàn diện mà không gây nguy hiểm cho tính bền vững của hệ sinh thái.
Bằng cách hiểu và hỗ trợ toàn bộ quá trình phát triển công nghệ và đổi mới, các quốc gia có thể đạt được tăng trưởng bền vững và bao trùm trên mọi lĩnh vực. Từ đó giúp các chính phủ lập kế hoạch cho hỗn hợp chính sách STI chặt chẽ, điều phối và can thiệp vào việc thực hiện các chính sách ngành để kinh doanh bền vững. Sâu xa hơn nữa là chuyển từ kinh tế sang bền vững trong nhiều lĩnh vực khác như xã hội, môi trường.
Theo chị Đăng, đối với doanh nghiệp, phát triển bền vững có nghĩa là áp dụng các chiến lược và hoạt động kinh doanh đáp ứng nhu cầu phát triển của doanh nghiệp và các bên liên quan ở hiện tại, đồng thời bảo vệ, duy trì và tăng cường nguồn nhân lực và tài nguyên thiên nhiên sẽ cần trong tương lai.
Như vậy, để có thể phát triển bền vững, doanh nghiệp không chỉ phải đưa ra được những sản phẩm mới, giải pháp mới có tính đột phá và thân thiện với môi trường mà còn phải đưa ra được chiến lược và cách thức đưa sản phẩm ra thị trường sao cho khách hàng, cũng như đội ngũ nhân viên càng ngày càng trở nên thông thái hơn, đạo đức hơn, sống tốt hơn và giàu tình người hơn. Để làm được điều này, doanh nghiệp cần có sự hỗ trợ của công nghệ, khoa học và đổi mới.
Chẳng hạn, sự hợp lực của công nghệ, khoa học và đổi mới đã giúp Koro trong phạm vi nguồn lực tài chính và con người còn hạn chế để có thể sáng chế được thiết bị tạo nước từ trường sinh học chỉ trong một thời gian ngắn. Đây là một sản phẩm vừa đáp ứng được nhu cầu cao của cộng đồng, lại vừa đáp ứng các tiêu chuẩn của một sản phẩm xanh, thân thiện với môi trường do không dùng điện, không nước thải, thời gian sử dụng lâu bền (trên 20 năm).
Ngoài ra, việc tiêu thụ sản phẩm này trong cộng đồng sẽ còn góp phần vào việc bảo vệ môi trường thông qua việc giảm thiểu rác thải nhựa từ vỏ nhựa dùng một lần của các chai nước đóng chai. Với việc kinh doanh sản phẩm này, Koro đã lọt vào Top 10 doanh nghiệp đổi mới sáng tạo của TP.HCM năm 2022 (I-STAR 2022).
Không chỉ giúp tạo ra được sản phẩm phát triển bền vững, việc hợp lực công nghệ, khoa học và đổi mới còn giúp Koro trong việc tìm ra giải pháp hiệu quả trong việc bảo vệ, duy trì và tăng cường chất lượng nguồn nhân lực về cả mặt sức khỏe và tinh thần, hiệu suất làm việc.
“Phát triển bền vững là chiến lược quản trị doanh nghiệp thích ứng được mọi hoàn cảnh, bảo đảm hài hòa các lợi ích về kinh tế (lợi nhuận và doanh thu) với lợi ích của người lao động và bảo vệ môi trường”, nhà sáng lập Koro nhấn mạnh.
3 ‘không’ để phát triển bền vững ở SAP
Dấu ấn doanh nghiệp trên con đường phát triển bền vững
Doanh nghiệp là chủ thể và là người “dẫn dắt cuộc chơi” trong xu thế phát triển bền vững, theo ông Phạm Hoàng Hải, Trưởng ban quan hệ đối tác, Hội đồng Doanh nghiệp vì sự phát triển bền vững Việt Nam (VBCSD).
Cách tiếp cận mới cho động cơ phát triển bền vững
Nếu trước đây, doanh nghiệp được điểm mặt như “thủ phạm” gây ra những bất ổn về môi trường, xã hội thì hiện tại, doanh nghiệp được xem là một phần không thể thiếu để tạo ra giải pháp cho những bất ổn đó.
Phát triển bền vững để kiến tạo giá trị chung ở BAT Việt Nam
Đóng góp tích cực cho nền kinh tế, tạo giá trị lan tỏa đến nhân viên, đối tác, người nông dân trong chuỗi cung ứng cũng như toàn thể cộng đồng, xã hội là những thành tựu BAT Việt Nam đạt được trong suốt gần 30 năm hình thành, phát triển và theo đuổi quản trị phát triển bền vững tại Việt Nam.
7 giải pháp thúc đẩy thị trường bất động sản phát triển bền vững
Không siết chặt tín dụng bất hợp lý, xây dựng hệ thống thông tin về đất đai, bất động sản và công khai minh bạch thông tin quy hoạch xây dựng là ba trong nhiều giải pháp của Chính phủ nhằm thúc đẩy thị trường bất động sản phát triển an toàn, lành mạnh, bền vững.
Nhiều quỹ lớn ở Trung Đông sắp mở rộng đầu tư tại Việt Nam
Lãnh đạo QIA, SALIC cho biết sẽ cử đoàn công tác tới Việt Nam để xúc tiến đầu tư tại các dự án cụ thể, đặc biệt ở lĩnh vực hạ tầng chiến lược.
Thủ tướng kêu gọi không chính trị hoá đầu tư phát triển
Tại hội nghị FII, Thủ tướng Phạm Minh Chính kêu gọi các đối tác đầu tư bền vững, không chính trị hóa, nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế và hợp tác dài lâu.
Tổng giám đốc VTV Lê Ngọc Quang làm Bí thư Quảng Bình
Tổng giám đốc Đài Truyền hình Việt Nam Lê Ngọc Quang được Bộ Chính trị phân công giữ chức Bí thư tỉnh ủy Quảng Bình, nhiệm kỳ 2020-2025.
Giá bất động sản thủ đô tăng 'phi mã', đâu là điểm sáng?
Bất động sản Hà Nội tăng trưởng quá nóng và giá trị đầu tư vượt mức, xu hướng dịch chuyển vốn sang các thị trường tỉnh đang trở nên rõ nét hơn bao giờ hết.
Ông Hoàng Nam Tiến: Lãnh đạo tương lai phải làm chủ AI
Ông Hoàng Nam Tiến tin rằng, trong thời đại trí tuệ nhân tạo (AI), nếu thế hệ sinh viên không khai phá tiềm năng sẽ dễ dàng rơi vào nhóm 90% người bình thường.
Giới trẻ tặng nhau sữa trái cây Mãng Cầu cho ngày mới đầy năng lượng
Không chỉ là thức uống thơm ngon, dinh dưỡng, mỗi chai nước uống sữa trái cây mãng cầu còn là món quà ý nghĩa mà giới trẻ dành tặng nhau, thể hiện sự quan tâm và sẻ chia nguồn năng lượng tích cực.
Giá xăng giảm gần 400 đồng mỗi lít từ chiều 31/10
Giá xăng dầu được điều chỉnh tăng giảm đan xen vào chiều 31/10. Tuy nhiên, so với đầu tháng 10, giá xăng hiện tại vẫn tăng khoảng 700 đồng.