Diễn đàn quản trị
'Là doanh nhân, hãy luôn khiêm tốn và tử tế'
Bên cạnh việc đầu tư cho tri thức, công nghệ, những doanh nhân hãy luôn khiêm tốn và tử tế để tự tạo ra cho mình cơ hội trong hội nhập toàn cầu.

Việt Nam đang muốn trở thành cái gì của thế giới trong một kỷ nguyên mới đang đến, hay lại tiếp tục trở thành “người làm thuê” cho toàn thế giới? 4.0 là gì mà từ Thủ tướng đến mọi người dân đều nhắc tới? Liệu chúng ta có để lỡ chuyến tàu thứ tư này cũng là cơ hội cuối cùng để trở thành điểm đến mới của thế giới?
Những câu hỏi lớn trên đã được đặt ra trong buổi tọa đàm “Doanh nhân trẻ và khát vọng toàn cầu” do CLB doanh nhân 2030 tổ chức nhân kỷ niệm 16 năm thành lập.
Chìa khóa là thương hiệu, công nghệ mới
Theo ông Nguyễn Hữu Thái Hòa, Chủ tịch iBosses Việt Nam, Giám đốc Trung tâm khoa học tư duy Việt Nam, muốn vươn ra thế giới, trước tiên phải có tri thức, công nghệ.

“Việt Nam đang có khả năng trở thành điểm đến mới của thế giới, muốn tận dụng thời cơ này, phải đặt lại câu chuyện về tri thức, mỗi doanh nhân phải là nhà chiến lược. Nhưng rất tiếc thời đại vạn vật kết nối rồi mà Trung tâm khoa học tư duy của tôi, nơi dùng tư duy khoa học để làm kinh doanh, nhưng lại … nghèo nhất nước! Dường như chúng ta không cần khoa học tư duy để làm kinh doanh?", ông Hòa trăn trở.
Theo phân tích của ông Hòa, nhìn vào bài học của Hàn Quốc, Malaysia và Philippines, những năm 80 thế kỷ trước ba nước này đều xếp ngang nhau. Hàn Quốc đã làm gì để phát triển đột phá? Họ học bài học Nhật Bản nhưng nhanh hơn, quyết liệt hơn. Philippines không phát triển được vì rơi vào bẫy nghèo, 3% là quý tộc, chiếm 99% GDP quốc gia.
Việt Nam có gì đó giống Philippines, rơi vào bẫy thu nhập trung bình. Công nghiệp 4.0 vẽ được con đường mới nhờ công nghệ, đó là lối thoát cho Việt Nam. Muốn làm được nhưu vậy, chỉ có tri thức, tri thức và tri thức. Nếu không, chúng ta sẽ mãi mãi trở thành người làm thuê cho toàn thế giới giống như Philippines, ông Hòa nhìn nhận.
Nhấn mạnh khát vọng về hàng hóa, thương hiệu, ông Nguyễn Lâm Viên, Chủ tịch kiêm CEO Vinamit nói: “Tôi là thế hệ doanh nhân ra đời từ khi chưa có luật doanh nghiệp, đó là năm tôi 24 tuổi. Từ 1986 đến 1996, khi đất nước bắt đầu mở cửa, lúc đó trong lòng tôi có khát vọng rất mãnh liệt làm sao mọi người trên thế giới biết Việt Nam là đất nước có thể làm ra hàng hóa, chứ không phải chỉ là đất nước của chiến tranh, của bệnh truyền nhiễm và nghèo khó.
Từ 1996-2006, tôi nuôi khát vọng Việt Nam phải có thương hiệu cho sản phẩm. Lúc đó chúng ta bán cho thế giới rất nhiều hàng hóa như gạo, cà phê, nhưng chẳng ai biết đến thương hiệu nào là của Việt Nam. Làm sao biết Việt Nam có hàng hóa, có thương hiệu là khát vọng cháy bỏng của tôi".
Nếu hiểu toàn cầu hóa chỉ là xuất khẩu, xuất ngoại không thì chưa đủ. Theo ông Viên, ba yếu tố quan trọng nhất trên con đường toàn cầu hóa là: Sản phẩm phải có hồn, có văn hóa, có sáng tạo, mang bản sắc của Việt Nam, nhưng có tính toàn cầu. Thứ hai, kết nối là quan trọng, kết nối càng tốt, càng nhanh , càng gắn chặt càng dễ thành công. Thứ ba, bạn phải là người có văn hóa, là người tử tế thì người ta mới quý mến mình.
Tuy nhiên, theo ông Viên, chính doanh nghiệp Việt Nam đang giết chết mình vì cạnh tranh không lành mạnh, thi nhau giảm giá để chiếm lĩnh khách hàng của nhau.
“Đó là điều đau đầu nhất của văn hóa doanh nghiệp Việt Nam, đi ra ngoài thì cùng nhau, thống nhất cùng mức giá nhưng một hồi lại thi nhau phá giá. Điều đó làm cho khách hàng thế giới nghi ngờ, khiến người ta cứ nghĩ đến Việt Nam là thị trường giá rẻ. Ngày nào chúng ta chưa khắc phục được điều đó, chúng ta chưa thể phát triển. Phải bán trực tiếp đến thẳng người tiêu dùng mới có thể thoát khỏi bị phá giá được, còn không thì khó có cách”, ông Viên bức xúc.
Đồng quan điểm với ông Viên, Chủ tịch iBosses Việt Nam Nguyễn Hữu Thái Hòa nhìn nhận: “Doanh nghiệp Việt tính cá thể hóa và manh mún rất cao. Tôi rất mê chơi cá cảnh, ở Hong Kong có một con đường rất nhiều cửa hàng bán cá cảnh giống hệt nhau, tôi thường ghé mua cá cảnh của một cửa hàng người Việt ở đó. Một hôm đến thấy cửa hàng người Việt ghi đóng cửa ba ngày. Tôi hỏi ra mới biết họ đóng cửa để nhường doanh thu cho một cửa hàng mới vừa khai trương! Bao giờ doanh nghiệp Việt mới có được ý thức đó?
Chúng ta đang có vấn đề, ai là người đặt ra luật chơi? Vai trò của các hiệp hội thế nào? Tôi là kiến trúc sư, nhưng không được hiệp hội cấp chứng chỉ để hành nghề. Vai trò hiệp hội như CLB Doanh nhân 2030 rất quan trọng, để giúp doanh nhân kết nối với toàn thế giới".
Hãy luôn khiêm tốn và tử tế
Bàn về sự chuyển giao thế hệ trong các doanh nghiệp gia đình, điều mà thế hệ F1 muốn nhắn nhủ đến thế hệ F2, ông Viên chia sẻ: “ Đây là rủi ro của tôi. Khi đi ra thế giới, tôi luôn muốn chuẩn bị thế hệ con phải nối nghiệp, trước khi đó thì phải mang con ra nước ngoài. Nhưng do tôi mang ra nước ngoài sớm quá, nên 20 năm sau con tôi nói với bố: Tất cả những gì bố làm ra là của bố, còn con muốn tạo ra sự nghiệp của riêng mình! Khi con của mình là công dân toàn cầu rồi, nó nghĩ sự nghiệp phải là của nó. Nên tôi phải có phương án hai.
Suốt cả cuộc đời tôi vẫn mang tâm huyết đó và muốn truyền cho các bạn, thế hệ F2 rằng chúng ta là người Việt Nam, muốn ra thế giới, hãy luôn khiêm tốn và hãy là người tử tế. Hãy lắng nghe thế giới nói gì về con người, doanh nhân Việt Nam để sửa mình. Để văn hóa Việt Nam được thế giới thừa nhận, trước tiên chúng ta phải là những doanh nhân tử tế, đầy năng lượng và không phải mời thế giới vào dọn rác cho Việt Nam”.
Làm sao bán được tri thức là điều mà ông Hòa trăn trở nhất: “Làm sao để Trung tâm khoa học tư duy đừng là chỗ nghèo nhất? Phải bán được tri thức, muốn thế, đầu tiên người trí thức phải đừng là… trí ngủ.
Bên cạnh đó, trách nhiệm của Chính phủ, các hiệp hội là làm sao tạo ra nhiều trung tâm tri thức, tạo ra nhiều kết nối, biến khối lượng tri thức khổng lồ trên google để đóng gói lại thành công thức bán được, thì người tiêu dùng sẽ sử dụng.
Anh Viên nhắc đi nhắc lại cần lắng nghe thế giới nói gì về Việt Nam để tự sửa mình, tôi rất tâm đắc với điều đó. Mỗi doanh nghiệp hãy trở thành một menter để chắp cánh cho những vườn ươm khởi nghiệp, vì đó là tương lai của Việt Nam”.
Cuộc tọa đàm "Doanh nhân trẻ và khát vọng toàn cầu" do CLB Doanh nhân 2030 tổ chức với sự bảo trợ thông tin của TheLEADER là thông điệp truyền tải của đại diện thế hệ doanh nhân thành đạt như ông Francesco Trần Văn Liêng, Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc Công ty CP Cacao Việt Nam, ông Nguyễn Lâm Viên, Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc Công ty CP Vinamit và lớp doanh nhân trẻ tuổi như bà Trần Uyên Phương - Phó tổng giám đốc Tập đoàn Tân Hiệp Phát, bà Lâm Thị Thúy Hà - Founder Triip.me Corporation.
Tọa đàm được sự điều phối của hai chuyên gia: Ông Nguyễn Hữu Thái Hòa, Chủ tịch iBosses Việt Nam, Giám đốc Trung tâm khoa học tư duy Việt Nam và bà Đường Thu Hương, CEO tạp chí Forbes Việt Nam.
Buổi tọa đàm đã cung cấp những kinh nghiệm thực tiễn cho cộng đồng doanh nhân để họ có thể vạch đường hướng vươn ra toàn cầu trong các hoạt động kinh doanh dịch vụ.
Doanh nghiệp phải là trung tâm của cách mạng công nghiệp 4.0
Quản trị rủi ro thế nào để sống chung với thế giới ngày càng biến động?
Những tổ chức có văn hóa quản trị rủi ro mạnh mẽ sẽ vượt trội hơn hẳn các đối thủ cạnh tranh về lâu dài trong việc điều hướng các cú sốc.
Cú nhảy ESG: Khởi động hành trình bền vững cho SMEs
ESG không còn là cuộc chơi riêng của các tập đoàn lớn. Cú nhảy ESG chính là sự kiện giúp SMEs Việt chủ động tiếp cận ESG một cách linh hoạt.
Chất lượng quản trị doanh nghiệp trong cuộc đua hút vốn
Nâng cao chất lượng quản trị là yếu tố then chốt, quyết định việc doanh nghiệp tiếp cận được nguồn vốn dài hạn trên thị trường chứng khoán.
Hóa giải khủng hoảng truyền thông với doanh nghiệp thực phẩm
Khủng hoảng truyền thông với các doanh nghiệp thực phẩm đang ngày càng dữ dội và khó kiểm soát trong thời đại mạng xã hội lên ngôi.
Pizza 4P’s và 4 mảnh ghép tạo 'trải nghiệm WOW' khác biệt
Văn hóa là yếu tố quan trọng bậc nhất ở Pizza 4P’s nhưng chỉ từng đó là không đủ, khiến thương hiệu này từng rơi vào thế khó khi mở rộng quy mô.
Quản trị rủi ro thế nào để sống chung với thế giới ngày càng biến động?
Những tổ chức có văn hóa quản trị rủi ro mạnh mẽ sẽ vượt trội hơn hẳn các đối thủ cạnh tranh về lâu dài trong việc điều hướng các cú sốc.
Syre rót 1 tỷ USD xây nhà máy tái chế dệt may tại Việt Nam
Nhà máy tái chế dệt may của Syre với tổng vốn đầu tư 1 tỷ USD vừa được Ban quản lý Khu kinh tế tỉnh Bình Định cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư.
Ngân hàng chuyển giao bắt buộc có thể bị giảm hết vốn điều lệ
Trong quy định mới, Ngân hàng Nhà nước sẽ giảm toàn bộ vốn của ngân hàng được chuyển giao bắt buộc nếu lỗ lũy kế lớn hơn 100% vốn điều lệ và quỹ dự trữ.
Cơn khát môi giới giữa thời bùng nổ dự án bất động sản
Khi nguồn cung tăng tốc, bài toán ai sẽ bán và bán được hàng đang tái định hình lại vai trò chiến lược của các sàn môi giới bất động sản trên thị trường.
Kiến tạo ‘nền tảng’ kinh tế xanh từ chuyển đổi số
Chuyển đổi số muốn hiệu quả cần hệ sinh thái đồng bộ, kết nối giữa công nghệ, con người và môi trường, hướng tới phát triển xanh và bền vững.
Chính phủ yêu cầu kiểm soát đà tăng giá bất động sản
Thủ tướng yêu cầu khẩn trương đưa ra phương án để tăng khả năng tiếp cận nhà ở của người dân, mở rộng nguồn cung.
Sống giữa trung tâm, dẫn đầu xu hướng tại The K-Park Avenue
Giữa đà tăng trưởng mạnh mẽ của bất động sản Thanh Hóa, một tọa độ vàng đang trở thành “tâm chấn” hấp dẫn giới đầu tư và người mua ở thực. Đó chính là K-Park Avenue (Vinhomes Star City), phân khu căn hộ cao cấp tọa lạc trên Đại lộ Hùng Vương - trục huyết mạch trung tâm thành phố.