Liệu có xảy ra khủng hoảng thừa khách sạn ở Đà Nẵng?
Quỳnh Như
Thứ tư, 23/05/2018 - 10:30
Không chỉ giành giật khách hàng với những khách sạn sẽ mở cửa trong hai năm tới, các khách sạn ở Đà Nẵng còn phải cạnh tranh với những đối thủ đang dần hiện diện ở Nam Hội An.
Ông Guy Poujoulat, Tổng giám đốc khách sạn 5 sao Grand Mercure Đà Nẵng
Đà Nẵng chẳng khác gì một công trường xây dựng kể từ giữa năm 2016 khi hàng loạt dự án bất động sản nghỉ dưỡng cao cấp được xây dựng dọc bờ biển kéo dài từ bán đảo Sơn Trà đến Hội An.
Với kinh nghiệm lâu năm trong ngành khách sạn, ông Guy Poujoulat, Tổng giám đốc khách sạn Grand Mercure Đà Nẵng nhận thấy, sự bùng nổ đầu tư khách sạn đang làm thay đổi cán cân cung cầu ở thành phố biển này.
Kể từ năm 2012 đến đầu năm 2017, trung bình mỗi năm lượng du khách đến Đà Nẵng tăng 20% trong khi lượng phòng khách sạn 3 đến 5 sao tăng tới 28%. Tuy nhiên, ông Guy Poujoulat cho rằng, ở giai đoạn này cung vẫn ít hơn cầu nên các khách sạn vẫn kinh doanh tốt.
Tuy nhiên, bắt đầu từ giữa năm 2017, cung dần bằng cầu và càng ngày càng có dấu hiệu đi lên cao hơn, ông Guy Poujoulat nhận định.
Trong quý IV/2017, Đà Nẵng đón nhận thêm thêm 1.500 phòng từ 5 khách sạn, trong đó có 600 phòng giai đoạn I của dự án 5 sao Danang Golden Bay, khách sạn Hùng Anh 3 sao góp 66 phòng, San Marino Boutique 3 sao với 80 phòng, giai đoạn 2 của Cocobay Boutique 3 sao cung cấp thêm 600 phòng và cuối cùng là Fivitel 157 phòng.
Nhà quản lý khách sạn kỳ cựu này dự đoán, với rất nhiều dự án nghỉ dưỡng đang được xây dựng, câu chuyện thừa phòng khách sạn sẽ xuyên suốt năm 2018 đến 2019 tại Đà Nẵng.
"Và chuyện thừa phòng chỉ có thể dừng vào cuối năm 2019, khi các nhà đầu tư bắt đầu tỉnh táo trở lại," ông Guy Poujoulat nhận định.
Tính đến cuối năm 2017, Đà Nẵng có tổng cộng 16.800 phòng khách sạn từ 3 đến 5 sao nhưng con số này có thể lên tới 23.000 phòng vào cuối năm 2019.
Vậy, có khả năng sẽ có “khủng hoảng” thừa diễn ra hay không? Ông Guy Poujoulat khẳng định: "Tất nhiên là không. Dù cung cao hơn cầu nhưng lượng phòng thừa không lớn tới mức có thể tạo ra khủng hoảng."
Đầu tư khách sạn đang bùng nổ dọc bờ biển Đà Nẵng
Tuy vậy, ông cảnh báo trong thời gian tới, thị trường bất động sản nghỉ dưỡng cao cấp Đà Nẵng sẽ vô cùng khốc liệt giống như một chiến trường, đặc biệt là với sự trỗi dậy từ đối thủ trực tiếp đang được xây dựng ở khu vực Nam Hội An của tỉnh Quảng Nam.
Đáng kể trong số này là dự án Hội An New City có tổng diện tích hơn 400ha, trong đó giai đoạn I đang hoàn thiện với 364 phòng khách sạn, 200 căn hộ hướng biển và 12 biệt thự.
Quy mô hơn là dự án Hoiana được xây dựng trên diện tích gần 1.000ha với gần 1.200 phòng khách sạn, căn hộ và 100 biệt thự nghỉ dưỡng đang được xây dựng trong giai đoạn đầu.
Nhanh chân hơn, Vingroup đang hoàn thiện tổ hợp Vinpearl Nam Hội An với 429 phòng khách sạn, 132 biệt thự và sân golf 18 hố.
Theo ông Guy Poujoulat, do nguồn cung khách sạn tăng lên nhanh chóng, bắt đầu từ giữa năm 2017, các khách sạn, khu nghỉ dưỡng từ 3-5 sao ở Đà Nẵng phải kèn cựa giành nhau từng khách một.
Trong quý IV/2017, tỷ lệ đặt phòng của các khách sạn 4-5 sao ở Đà Nẵng bình quân khoảng 53,7% với mức giá trung bình khoảng 112,6 USD/phòng ngày/đêm.
Năm 2018, ngành du lịch Đà Nẵng vẫn đang tiếp tục đà tăng trưởng vượt bậc với 2,4 triệu du khách quốc tế đến thành phố này trong bốn tháng đầu năm, tăng 131,7% so với cùng kỳ năm ngoái. Tuy nhiên, theo ông Guy Poujoulat, cầu vẫn thấp hơn cung.
Với những hấp lực riêng có Đà Nẵng là điểm đến lý tưởng cho các nhà đầu tư bất động sản nghỉ dưỡng quốc tế và Việt Nam trong nhiều năm qua. Tuy nhiên hiện nay để tìm kiếm được quỹ đất sạch, vị trí đẹp để phát triển dự án nghỉ dưỡng tại đây không dễ.
Các doanh nghiệp Hoa Kỳ đang tăng mức độ quan tâm và mở rộng đầu tư tại Việt Nam, tập trung vào công nghệ cao, năng lượng và chuỗi cung ứng, đánh dấu một bước tiến mới.
Chính phủ dành 51.000 tỷ đồng cùng 1% chi thường xuyên, đồng thời đẩy mạnh hợp tác công tư để tài trợ vốn cho các mục tiêu khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số.
Mong muốn này được ông Charles James Boyd Bowman, Tổng giám đốc dự án của Tập đoàn Trump Organization tại Việt Nam, chia sẻ trong cuộc gặp với Thủ tướng Phạm Minh Chính.
Thương vụ hợp tác giữa KBC với The Trump Organization chỉ đơn thuần là bước đi trong ngành bất động sản hay còn những toan tính khác của doanh nghiệp ông Đặng Thành Tâm?
Người được coi là cầu nối trong các dự án liên doanh, hợp tác quốc tế là ông Tan Bo Quan vừa được bầu làm chủ tịch hội đồng quản trị Tập đoàn Bamboo Capital.
Logistics xanh không còn là lựa chọn mà đã trở thành yêu cầu bắt buộc, nếu không chuyển đổi doanh nghiệp ngành này sẽ bị loại khỏi “sân chơi” toàn cầu.
Các doanh nghiệp Hoa Kỳ đang tăng mức độ quan tâm và mở rộng đầu tư tại Việt Nam, tập trung vào công nghệ cao, năng lượng và chuỗi cung ứng, đánh dấu một bước tiến mới.
Các chuyên gia tài chính đều chung góc nhìn tích cực về sự cải thiện chất lượng tài sản ngân hàng cùng sự hồi phục chung của nền kinh tế, đặc biệt với những tháo gỡ ở nhóm ngành bất động sản.