Khởi nghiệp
Linh Phạm, nhà sáng lập Logivan: Từ tân binh tới chiến mã
Phạm Khánh Linh - Nhà sáng lập Logivan, 27 tuổi, vừa được Forbes Việt Nam vinh danh trong danh sách 30 Under 30 (30 gương mặt dưới 30 tuổi nổi bật nhất của Việt Nam trong năm 2019).
Một cô gái rất trẻ, một Cử nhân ngành Khoa học tự nhiên của Đại học Cambridge, một con người từng khởi nghiệp rất nhiều và từng thất bại. Nhưng đó chưa phải là tất cả về Linh Phạm - người sáng lập Logivan, công ty phát triển giải pháp công nghệ vận tải.
Trong thời gian du học, Linh đã cùng các bạn thực hiện ứng dụng nhận phiếu giảm giá dạng Snapchat kết hợp Groupon. Ứng dụng khi ra mắt tại Cambridge đã rất thành công nhưng khi thực hiện tại London, ứng dụng lại không được ưa dùng. Vì thế, sau gần 2 năm, Linh Phạm và các bạn đã quyết định xóa ứng dụng và ngừng kinh doanh.
Tốt nghiệp Đại học Cambridge, Linh đầu quân cho tập đoàn tài chính Goldman Sachs. Sau đó, cô gái trẻ quyết định trở về Việt Nam, làm việc trong nhà máy sản xuất HP gần 1 năm. Trong thời gian làm việc, Linh nhận thấy xe tải nhà máy đi chiều về 100% trong tình trạng rỗng hàng, từ đó một ý tưởng khởi nghiệp về logistics đã nảy ra.

Để ý tưởng khởi nghiệp có cơ sở chính xác hơn, Linh Phạm đã khảo sát các công ty vận tải. Với các tuyến ngắn, lượng xe tải rỗng lên chiều về lên tới 90%. Với các tuyến xa hơn, việc các bác tài tìm được hàng chiều về cũng rất khó khăn và có khi phải chờ tới 2 tuần mới có hàng để về. Ý tưởng khởi nghiệp bắt đầu được hình thành.
Rút kinh nghiệm từ thất bại đầu tiên, khi nảy ra ý tưởng, Linh cố gắng gặp, nói chuyện với nhiều chủ xe, chủ hàng và tham vấn ý kiến của chuyên gia trong ngành vận tải, cố gắng tìm mọi lập luận để chứng minh ý tưởng không khả thi. Vì theo cô, tự "giết chết chính mình" là cách nhanh nhất để tìm ra lối thoát.
Với Linh Phạm, làm thuê hay tự kinh doanh đều tốt nếu người lao động cảm thấy hạnh phúc với công việc. Cô gái trẻ khởi nghiệp vì đó là cách duy nhất để cô biến ý tưởng hữu ích với xã hội thành hiện thực, chứ không phải để kiếm một cái danh với đời.
Cuối cùng, ý tưởng đã được hiện thực hóa. Năm 2017, Logivan chính thức đi vào hoạt động. Logivan, về mặt công nghệ, được cố vấn trực tiếp từ Giám Đốc Công Nghệ và Giám Đốc Sản Phẩm UBER tại Mỹ.
Sứ mệnh của Logivan là số hóa ngành công nghiệp vận tải đường bộ, tạo nền tảng công nghệ cung cấp hệ thống kết hợp tự động hóa chất lượng cao, giúp tiết kiệm chi phí Logistics cho mọi doanh nghiệp Việt Nam, nâng cao năng lực cung cấp dịch vụ logistics thông qua công nghệ.
Thời điểm đó, thị trường vận tải đường bộ vẫn còn vận hành theo cách thức truyền thống khiến chủ hàng thường bị động trong việc tìm xe chở hàng phù hợp. Việc tra cứu cước phí xe tải và so sánh giá một cách thủ công khiến họ tốn không ít thời gian và chi phí.

Chưa kể, cách thức vận hành này dần bộc lộ khuyết điểm khi không tối ưu chi phí vận tải của doanh nghiệp vì phải "bù lỗ" 30% phí cho lượt chiều về của xe tải rỗng.
Theo thống kê, tổng chi phí logistics của Việt Nam năm 2016 chiếm 20,8% tổng GDP và 18% vào năm 2018. Trong khi đó, con số này ở các nước phát triển chỉ từ 9% - 14%.
Từ thực tế đó, Logivan ra đời như một làn gió mới trong ngành vận tải Việt Nam khi kết nối chủ hàng với các xe tải rỗng chiều về, giúp chủ hàng tiết kiệm chi phí logistics so với cách thức vận hành truyền thống.
Đến nay, Logivan đã có 2 trụ sở tại Hà Nội và Hồ Chí Minh, kết nối hơn 25.000 chủ hàng và 45.000 chủ xe tải các loại từ Nam ra Bắc. Mạng lưới xe tải với quy mô lớn cho phép Logivan luôn sẵn sàng và chủ động đáp ứng mọi nhu cầu vận chuyển hàng hóa, đặc biệt là trong các mùa cao điểm, các dịp lễ, Tết…
Giữa năm 2019, quyết định 703/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc áp dụng công nghệ trong ngành vận tải nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ và giảm chi phí logistics trong tổng GDP đã trở thành động lực để Logivan tiếp tục chứng minh vai trò của mình.
Là startup đầu tiên áp dụng trí tuệ nhân tạo vào ngành vận tải Việt Nam, Logivan đã ra mắt hệ thống tính giá APPLE, REEL và tích hợp vào gói dịch vụ chuyển hàng 5 sao LOGINOW, giúp chủ hàng tra cứu giá nhanh chóng và chính xác với cước phí tốt nhất cho mọi tuyến đường chuyển hàng. Từ đó, góp phần tiết kiệm thời gian, tối giản chi phí cho hoạt động logistics của doanh nghiệp.
Đó cũng là lý do hệ khách hàng của Logivan có sự chuyển biến tích cực. Nhiều tập đoàn lớn trong các lĩnh vực hàng tiêu dùng, công nghiệp, nông sản như Ajinomoto, Miwon, Vinalift, Kangaroo, Petrovietnam… đã tin tưởng và hợp tác với Logivan.

Tính đến tháng 10 năm 2019, GMV của Logivan đã tăng gấp đôi. Con số này đạt được chỉ sau 5 tháng. Với tốc độ tăng trưởng khối lượng hàng hóa tổng thể đạt 30% mỗi tháng, Logivan được dự đoán sẽ tiếp tục giữ vững vị thế doanh nghiệp công nghệ vận tải dẫn đầu Việt Nam trong thời gian tới.
Chỉ trong vòng 2 năm, Logivan đã có những bước nhảy ấn tượng trong ngành vận tải Việt Nam. Theo một công bố mới nhất của Tech In Asia - tạp chí công nghệ hàng đầu Châu Á, Logivan cùng những tên tuổi như Sendo.vn, Yeah1, Momo, TOPICA… nằm trong top 15 startup có tầm ảnh hướng lớn trong nền kinh tế Việt Nam.
Trong đó, Logivan xếp thứ 9 và là startup công nghệ duy nhất trong lĩnh vực logistics được "rót" vốn mạnh từ các nhà đầu tư lớn trên thế giới với tổng cộng gần 8 triệu USD.
Nguồn vốn này đã và đang được Logivan đầu tư vào công nghệ và nhân sự với mục tiêu trở thành sàn vận tải công nghệ lớn nhất Việt Nam. Song song đó, Logivan đang tích cực tham gia các vòng gọi vốn tiếp theo để nâng cao năng lực tài chính, mở rộng quy mô hoạt động, hoàn thiện hóa hệ sinh thái dịch vụ vận tải công nghệ 4.0.
Từ một "tân binh" đến "chiến mã" là cả một hành trình dài kỳ với nhiều nỗ lực. Logivan đã có một khởi đầu ấn tượng và sẵn sàng chuyển mình trong thời gian tới để giải quyết bài toán xe rỗng chiều về nhằm tiết kiệm chi phí cho nền kinh tế vĩ mô cũng như giảm thiểu khí CO2, góp phần phát triển bền vững vì một Việt Nam xanh, không còn xe tải rỗng.
'Uber xe tải' - Logivan của Việt Nam nhận vốn 5,5 triệu USD
Trang hàng hiệu Leflair đóng cửa sau khi gọi vốn 12 triệu USD
Năm ngoái, Leflair công bố vòng gọi vốn Series B từ 2 quỹ đầu tư GS Shop và Belt Road Capital Management có trị giá 7 triệu USD, đưa tổng giá trị các vòng gọi vốn của công ty từ lúc thành lập đến nay đạt gần 12 triệu USD.
Forbes 30 Under 30 vinh danh doanh nhân trẻ khởi nghiệp Việt Nam
Đây là lần thứ tư Forbes Việt Nam thực hiện danh sách tôn vinh những gương mặt trẻ đang hoạt động trong nhiều lĩnh vực khác nhau, có những ảnh hưởng tích cực trong ngành nghề, lĩnh vực hoạt động của họ tại Việt Nam.
CEO Tubudd Vũ Thị Thái An: 'Tôi thích nhảy tango cùng nỗi sợ'
Là một người có trong mình những đam mê, hoài bão lớn và luôn hướng đến một phiên bản "lớn hơn" của chính mình, nhà sáng lập kiêm Tổng giám đốc Tubudd Vũ Thị Thái An sẵn sàng chấp nhận mọi thử thách và giữ tinh thần truyền lửa đến cộng sự và những người xung quanh.
Pharmacity nhận vốn đầu tư 32 triệu USD
Dự kiến năm 2020, chuỗi bán lẻ dược phẩm Pharmacity sẽ mở mới 350 cửa hàng và đạt con số 1.000 cửa hàng trên toàn quốc vào năm 2021.
Startup đồ chơi giáo dục Việt kiếm triệu USD trên đất Mỹ
Bắt đầu kinh doanh từ năm 2020 thông qua website công ty và các nền tảng thương mại điện tử như Amazon, Etsy với thị trường chính là Mỹ, Úc và Canada, đến năm 2023, doanh thu Kalotoys là 95 tỷ đồng.
Tiến sĩ hóa học muốn tạo cuộc cách mạng về chất tẩy rửa
Tiến sĩ hóa học Vũ Thị Tần hiện là giảng viên đại học Bách Khoa Hà Nội, đã sở hữu cho mình 17 sáng chế về vật liệu và xử lý bề mặt.
Startup bán mì ramen cấp đông gọi vốn 2,5 tỷ đồng
Seichou Machi Ramen kêu gọi đầu tư 2,5 tỷ đồng cho 12,5% cổ phần, với hai mô hình kinh doanh là chuỗi bán lẻ và sản xuất sản phẩm đông lạnh.
Thị trường mua trước trả sau đón tay chơi lớn
Thị trường mua trước trả sau đang trở nên "nóng" hơn cả, khi gần đây liên tục đón nhận sự tham gia của các tay chơi lớn.
Thị trường Fintech đã hết nóng?
Thay vì dồn dập các thương vụ đầu tư góp vốn như vài năm trước, thị trường fintech Việt Nam giờ đây đang trở nên phân hóa, tập trung vào hai mảng sản phẩm đầu tư và mua trước trả sau.
KBC bắt tay The Trump Organization: Cú hích định hình lại đường lối quản trị
Thương vụ hợp tác giữa KBC với The Trump Organization chỉ đơn thuần là bước đi trong ngành bất động sản hay còn những toan tính khác của doanh nghiệp ông Đặng Thành Tâm?
Những chướng ngại trên con đường bứt phá của kinh tế Việt Nam
Chiến tranh thương mại và kinh tế toàn cầu giảm tốc gây áp lực lên xuất khẩu, chuỗi cung ứng và tăng trưởng kinh tế Việt Nam.
Tập đoàn Bamboo Capital có tân chủ tịch hội đồng quản trị
Người được coi là cầu nối trong các dự án liên doanh, hợp tác quốc tế là ông Tan Bo Quan vừa được bầu làm chủ tịch hội đồng quản trị Tập đoàn Bamboo Capital.
Nhựa và cao su trước thách thức xanh hóa
Các ngành nhựa và cao su đang chủ động xanh hóa, áp dụng kinh tế tuần hoàn để đáp ứng yêu cầu thị trường cũng như các quy định của pháp luật.
Doanh nghiệp logistics đối mặt áp lực phải xanh hoá
Logistics xanh không còn là lựa chọn mà đã trở thành yêu cầu bắt buộc, nếu không chuyển đổi doanh nghiệp ngành này sẽ bị loại khỏi “sân chơi” toàn cầu.
Chương mới của làn sóng đầu tư Hoa Kỳ vào Việt Nam
Các doanh nghiệp Hoa Kỳ đang tăng mức độ quan tâm và mở rộng đầu tư tại Việt Nam, tập trung vào công nghệ cao, năng lượng và chuỗi cung ứng, đánh dấu một bước tiến mới.
Bất động sản cởi trói, nợ xấu ngân hàng thoái lui
Các chuyên gia tài chính đều chung góc nhìn tích cực về sự cải thiện chất lượng tài sản ngân hàng cùng sự hồi phục chung của nền kinh tế, đặc biệt với những tháo gỡ ở nhóm ngành bất động sản.