Tiêu điểm
'Lỗ hổng' dự án BT đang giúp nhà đầu tư trục lợi kép
Theo ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch Hiệp hội bất động sản TP. HCM, việc thực hiện chỉ định thầu đối với các dự án BT, BOT đang tạo điều kiện cho nhà đầu tư được hưởng lợi "kép" 2 lần như mong muốn.

Theo báo cáo của Bộ Giao thông vận tải, trong giai đoạn 2011 - 2015, bộ này đã huy động vốn tư nhân được 186.660 tỷ đồng (chiếm 42%) trong tổng nguồn vốn đầu tư kết cấu hạ tầng giao thông với 62 dự án theo hình thức hợp đồng BOT và BT.
Trong đó, lĩnh vực đường bộ 58 dự án, đường thủy nội địa có 1 dự án, hàng hải 2 dự án, lĩnh vực đào tạo 1 dự án. Hai lĩnh vực chưa huy động được vốn là đường sắt và hàng không.
Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF) đánh giá thực hiện năm 2014, tính khả dụng của hạ tầng giao thông của Việt Nam hiện đứng ở vị trí 74, tăng 16 bậc so với năm 2012 và tăng 29 bậc so với năm 2010.
Tuy nhiên hiện nay, những dự án đầu tư theo hình thức BOT, BT đang tồn tại nhiều vấn đề bất cập, gây bức xúc trong dư luận.
TS. Lê Đăng Doanh: 'BOT đang bị biến tướng, trở thành miếng mồi ngon của các nhóm lợi ích'
Theo đó, BT là một dạng đầu tư hạ tầng giao thông theo hình thức xây dựng - chuyển giao. Khi thi công một dự án hạ tầng, nhà đầu tư được giao đất để thực hiện dự án khác, và nộp vào ngân sách số tiền chênh lệch giữa giá trị quyền sử dụng đất của dự án và tổng vốn đầu tư xây dựng công trình BT.
Các dự án BT hiện nay hầu như nhằm vào mảng làm cầu, đường, hạ tầng để đổi lấy đất xây đô thị và nhà ở vì đây là lĩnh vực tạo lợi nhuận cao. Theo thông tin từ Kiểm toán Nhà nước, một số chủ đầu tư thường khai “dư” tổng mức đầu tư dự án để đổi lấy nhiều đất hơn.
Thêm vào đó, việc lựa chọn nhà đầu tư chủ yếu bằng hình thức chỉ định thầu đang tạo nên cuộc cạnh tranh không lành mạnh, dẫn đến nguy cơ tham nhũng và lợi ích nhóm. Đặc biệt là cơ hội thâu tóm đất vàng là rất lớn, gây thất thoát hàng nghìn tỷ đồng cho ngân sách nhà nước.
Theo đánh giá của một số chuyên gia bất động sản, đối với các nhà đầu tư, về cơ bản, hình thức BT là hình thức ít rủi ro. Bởì nhà đầu tư triển khai dự án xong là bàn giao ngay cho Nhà nước và được thanh toán bằng quyền sử dụng đất sạch.
Trong khi đó, thông thường, nhà đầu tư muốn có được quyền sử dụng đất thì cũng phải trải qua nhiều quy trình phức tạp khó khăn, nhất là khi phải đấu giá cạnh tranh.
Như vậy, bằng cách đề xuất làm dự án theo hình thức BT, nhà đầu tư không phải đấu giá, mà giá đất được hai bên thỏa thuận, nhiều khi giá chưa được tính sát với giá thị trường.
Đây cũng chính là "con đường" đã giúp không ít doanh nghiệp bất động sản như Nam Cường, Geleximco, Him Lam... bỗng “lớn nhanh như thổi” chỉ sau một vài năm bước chân vào lĩnh vực này.
Nhìn nhận về vấn đề này, ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch Hiệp hội bất động sản TP. HCM cho rằng, việc thực hiện phương thức chỉ định nhà thầu, nhà đầu tư các khu đất vàng, hoặc theo hình thức BT, PPP, BOT khá phổ biến trong thời gian vừa qua đã bộc lộ những mặt hạn chế, do nguồn vốn chủ sở hữu của nhiều nhà thầu, nhà đầu tư thường chỉ có khoảng 10%, còn lại khoảng 90% vốn đầu tư xây lắp là vốn vay ngân hàng.
Điều này tiềm ẩn rất nhiều rủi ro, có thể ảnh hưởng đến tiến độ hoàn thành công trình, dẫn đến phát sinh tiêu cực, lợi ích nhóm, tác động đến môi trường đầu tư kinh doanh, lợi ích xã hội... Đặc biệt là trong bối cảnh thiếu cơ chế phản biện, giám sát, thẩm định khách quan như hiện nay.
Theo ông Châu, cơ chế này có thể đã tạo điều kiện cho nhà thầu, nhà đầu tư được hưởng lợi "kép" 2 lần như mong muốn.
Cụ thể, khi nhận thầu thi công công trình (đầu B - Building: Xây dựng), dự toán công trình thường do nhà thầu cũng là đơn vị đề xuất. Các khu đất đối ứng ở các địa điểm đắc địa và đã được tăng cường hệ thống hạ tầng giao thông để đầu tư kinh doanh bất động sản thường cũng do nhà thầu kiêm nhà đầu tư đề xuất các khu đất được thanh toán bù trừ.
Bên cạnh đó, các nhà thầu, nhà đầu tư này đã "tránh" được thủ tục "kép" 02 lần khi lựa chọn nhà thầu xây lắp công trình và lựa chọn chủ đầu tư dự án bất động sản thông qua phương thức chỉ định thầu, nên đã triệt tiêu sự cạnh tranh.
Nhà đầu tư đã được chỉ định làm nhà thầu xây lắp mà không phải qua thủ tục đấu thầu công khai, rộng rãi trong nước, quốc tế để lựa chọn nhà thầu.
Đồng thời, nhà đầu tư lại được chỉ định nhà đầu tư dự án bất động sản các khu đất đối ứng mà không phải qua thủ tục đấu thầu công khai, rộng rãi trong nước, quốc tế để lựa chọn nhà đầu tư.
Như vậy, việc thực hiện phổ biến hình thức chỉ định nhà thầu kiêm nhà đầu tư dự án BT, BOT, PPP đã làm giảm đi tính minh bạch, công khai, bình đẳng, cạnh tranh lành mạnh của môi trường kinh doanh; tác động tiêu cực đến niềm tin của nhà đầu tư trong nước, nước ngoài, dẫn đến gây thiệt hại ngân sách nhà nước (vì dự toán công trình nếu không được thẩm định chặt chẽ có thể bị nhà thầu nâng cao hơn giá trị thực, đồng thời nguồn đất đối ứng trả cho nhà thầu cũng là tài sản công, cũng là tiền ngân sách)... ông Châu nhấn mạnh.
Do đó, ông Châu kiến nghị, cần thực hiện phổ biến hình thức đấu giá công khai, đấu thầu rộng rãi trong nước, hoặc đấu thầu rộng rãi quốc tế để lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư dự án.
Bên cạnh đó, hạn chế tối đa việc chỉ định nhà thầu, chỉ định nhà đầu tư đối với các trường hợp trên đây và chỉ thực hiện hình thức chỉ định nhà thầu, nhà đầu tư theo quy định của Luật Đấu thầu. Nhất là trong các trường hợp đặc biệt theo điều 26 Luật Đấu thầu, để tạo lập môi trường đầu tư kinh doanh minh bạch, bình đẳng, cạnh tranh lành mạnh; củng cố lòng tin cho các nhà đầu tư; làm lợi cho ngân sách nhà nước và tăng cường sự đồng thuận trong xã hội.
Thanh tra Chính phủ phát hiện nhiều sai phạm tại các dự án BT nghìn tỷ ở Hà Nội
Từ năm 2019, áp dụng thu phí tự động trên tất cả các tuyến BOT
Với hệ thống thu phí tự động không dừng, phương tiện có thể tiết kiệm thời gian qua trạm, hạn chế kẹt xe vào giờ cao điểm trên cao tốc.
HoREA: Hạn chế tối đa việc chỉ định thầu đối với các dự án BOT
Hiệp hội Bất động sản TP. HCM kiến nghị cần hạn chế tối đa việc chỉ định nhà thầu, chỉ định nhà đầu tư đối với các dự án hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng giao thông theo hình thức PPP.
Bộ Giao thông Vận tải bác đề xuất lấy vốn từ BOT Pháp Vân - Cầu Giẽ
Sau khi Tổng cục Đường bộ Việt Nam lên phương án cải tạo, phân luồng nhằm xóa ùn tắc tại nút Pháp Vân - Hà Nội, nhà đầu tư dự án mở rộng đường Pháp Vân - Cầu Giẽ vừa có đề xuất được lấy nguồn vốn từ dự án để triển khai. Tuy nhiên, đề xuất này đã bị bác bỏ.
TS. Lê Đăng Doanh: "BOT đang bị biến tướng, trở thành miếng mồi ngon của các nhóm lợi ích"
Việc thực hiện các dự án một cách tùy tiện, không có sự giám sát và khung pháp lý rõ ràng đang khiến BOT trở thành mảnh đất màu mỡ cho lợi ích nhóm, TS. Lê Đăng Doanh nhận định.
Tháng 11 sẽ giảm giá vé tại hàng loạt trạm BOT
Có khoảng 60-70% trong 54 dự án BOT sẽ được điều chỉnh giảm phí từ 5% đến 25% tùy vào kết quả đàm phán với nhà đầu tư.
Chính phủ yêu cầu kiểm soát đà tăng giá bất động sản
Thủ tướng yêu cầu khẩn trương đưa ra phương án để tăng khả năng tiếp cận nhà ở của người dân, mở rộng nguồn cung.
Đổi mới tư duy, nâng tầm tham mưu chiến lược tuyên giáo, dân vận trong giai đoạn mới
Đảng bộ Ban Tuyên giáo và dân vận Trung ương sẽ đổi mới mạnh mẽ tư duy, nâng cao chất lượng tham mưu, ứng dụng công nghệ, đặc biệt là trí tuệ nhân tạo trong kỷ nguyên số.
Tìm hướng 'dìu dắt' 5 triệu hộ kinh doanh lên doanh nghiệp
Nâng cấp 5 triệu hộ kinh doanh đang hoạt động để đạt được mục tiêu cả nước có 2 triệu doanh nghiệp theo Nghị quyết 68 là hoàn toàn khả thi.
Thủ tướng chỉ ra nghịch lý: Biển rộng nhưng đầu tư ít
Thủ tướng Phạm Minh Chính cảnh báo đại dương chiếm 70% diện tích Trái đất nhưng lại nhận ít đầu tư nhất trong 17 mục tiêu phát triển bền vững.
Doanh nghiệp xuất khẩu xoay trục nhờ thương mại điện tử B2B
Thương mại điện tử B2B không chỉ mở rộng cánh cửa ra thế giới cho doanh nghiệp mà còn góp phần chuyển đổi mô hình kinh doanh truyền thống sang hiện đại, bền vững hơn.
Cơn khát môi giới giữa thời bùng nổ dự án bất động sản
Khi nguồn cung tăng tốc, bài toán ai sẽ bán và bán được hàng đang tái định hình lại vai trò chiến lược của các sàn môi giới bất động sản trên thị trường.
Kiến tạo ‘nền tảng’ kinh tế xanh từ chuyển đổi số
Chuyển đổi số muốn hiệu quả cần hệ sinh thái đồng bộ, kết nối giữa công nghệ, con người và môi trường, hướng tới phát triển xanh và bền vững.
Chính phủ yêu cầu kiểm soát đà tăng giá bất động sản
Thủ tướng yêu cầu khẩn trương đưa ra phương án để tăng khả năng tiếp cận nhà ở của người dân, mở rộng nguồn cung.
Sống giữa trung tâm, dẫn đầu xu hướng tại The K-Park Avenue
Giữa đà tăng trưởng mạnh mẽ của bất động sản Thanh Hóa, một tọa độ vàng đang trở thành “tâm chấn” hấp dẫn giới đầu tư và người mua ở thực. Đó chính là K-Park Avenue (Vinhomes Star City), phân khu căn hộ cao cấp tọa lạc trên Đại lộ Hùng Vương - trục huyết mạch trung tâm thành phố.
SHB lưu ý khách hàng tổ chức cần sinh trắc học với người đại diện trước 1/7/2025
Ngân hàng TMCP Sài Gòn – Hà Nội (SHB) thông báo về việc bổ sung thông tin sinh trắc học đối với người đại diện hợp pháp của khách hàng tổ chức trước ngày 1/7/2025.
Đổi mới tư duy, nâng tầm tham mưu chiến lược tuyên giáo, dân vận trong giai đoạn mới
Đảng bộ Ban Tuyên giáo và dân vận Trung ương sẽ đổi mới mạnh mẽ tư duy, nâng cao chất lượng tham mưu, ứng dụng công nghệ, đặc biệt là trí tuệ nhân tạo trong kỷ nguyên số.
Tìm hướng 'dìu dắt' 5 triệu hộ kinh doanh lên doanh nghiệp
Nâng cấp 5 triệu hộ kinh doanh đang hoạt động để đạt được mục tiêu cả nước có 2 triệu doanh nghiệp theo Nghị quyết 68 là hoàn toàn khả thi.