Phát triển bền vững
Lúa phát thải thấp ĐBSCL sẽ nhận hỗ trợ gần 1.000 tỷ đồng
Việc hỗ trợ chi trả của Ngân hàng Thế giới có ý nghĩa quan trọng với đề án 1 triệu ha lúa phát thải thấp ở Đồng bằng Sông Cửu Long, nhưng chưa phải bán tín chỉ carbon.
Từ ngày 23-9 đến 2-10, Ngân hàng Thế giới (WB) có kế hoạch làm việc với Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn (MARD) về các bước hỗ trợ chi trả giảm phát thải khí nhà kính từ Quỹ Tài chính carbon chuyển đổi (TCAF) nhằm hỗ trợ Đề án “Phát triển 1 triệu ha vùng chuyên canh lúa chất lượng cao và phát thải thấp gắn với tăng trưởng xanh vùng Đồng bằng Sông Cửu Long đến năm 2030”.
Chuyên gia của WB và Quỹ TCAF sẽ có các chuyến thực địa vùng thí điểm, xem xét việc thực hiện các biện pháp kỹ thuật, thống nhất phương pháp đo đạc, báo cáo và xác nhận (MRV) về phát thải khí nhà kính từ sản xuất lúa, hình thành tín chỉ carbon, trao đổi/chuyển nhượng, theo cam kết quốc gia NDC.
Đại diện WB cho biết sẵn sàng hỗ trợ Việt Nam trong chương trình thực hiện 1 triệu ha lúa chất lượng cao và phát thải thấp. Trên cơ sở hợp tác, WB hi vọng sẽ triển khai thành công đề án, góp phần giảm phát thải ròng về 0 vào năm 2050 theo cam kết của Chính phủ.
Việc hỗ trợ chi trả tín chỉ carbon của WB có “ý nghĩa quan trọng” với người nông dân, đặc biệt ở giai đoạn sản xuất thí điểm, ông Trần Thanh Nam, Thứ trưởng MARD cho biết, chiều 23/9 trong cuộc họp thống nhất các bước chuẩn bị ký Thỏa thuận chi trả giảm phát thải (ERPA) với Quỹ TCAF về hỗ trợ Đề án 1 triệu ha lúa phát thải thấp ở Đồng bằng Sông Cửu Long của WB.
Thứ trưởng MARD cho rằng, việc Quỹ TCAF sớm hỗ trợ chi trả 20 triệu USD giai đoạn 1 sẽ "khích lệ" nông dân sản xuất lúa chất lượng cao và phát thải thấp. Thời điểm này, MARD chưa đặt vấn đề bán tín chỉ carbon lúa, khi điều kiện cho phép, MARD sẽ đề xuất Chính phủ bán tín chỉ carbon cho Quỹ TCAF.
Ban quản lý TCAF hôm 12/9 đã gửi thư xác nhận đề xuất (PIN) của Việt Nam về hỗ trợ chi trả thí điểm thực hiện Đề án 1 triệu ha lúa chất lượng cao, phát thải thấp ở Đồng bằng Sông Cửu Long, theo Vụ Hợp tác quốc tế của MARD.
Quỹ TCAF đã phê duyệt tổng kinh phí 33,3 triệu USD, số tiền này có thể tăng lên đến 40 triệu USD, khoảng 826-992 tỷ đồng, dựa trên kết quả thực hiện. Việc chi trả sẽ theo hai giai đoạn.
Giai đoạn 1 chi trả 15 triệu USD, có thể tăng lên đến 18 triệu USD. Thời gian đàm phán về ERPA giữa Quỹ TCAF và MARD dự kiến vào tháng 5-2025.
Giai đoạn 2, số tiền chi trả là 18,3 triệu USD, có thể tăng lên đến 22 triệu USD.
Thêm vào đó, Quỹ TCAF cũng sẽ cung cấp hỗ trợ kỹ thuật trị giá 2 triệu USD, do WB trực tiếp quản lý, để thực hiện các hoạt động tăng cường năng lực giúp thực hiện Điều 6 Thỏa thuận Paris, hệ thống MRV và các đề nghị khác.
Theo MARD, mục đích của đề án 1 triệu ha lúa vùng Đồng bằng Sông Cửu Long là nâng cao giá trị bền vững của hạt gạo Việt Nam, giúp người dân nâng cao thu nhập, đảm bảo môi trường theo cam kết quốc tế. Sau vụ Đông Xuân, đến vụ Hè Thu năm 2025, MARD dự kiến ban hành hệ số giảm phát thải trên cây lúa.
Tại 5 tỉnh Đồng bằng Sông Cửu Long, 7 mô hình thí điểm Đề án 1 triệu hecta vùng chuyên canh lúa chất lượng cao, phát thải thấp đã cho kết quả khả quan ngay vụ mùa đầu tiên.
Các mô hình thí điểm, diện tích khoảng 300ha ở các vùng khác nhau, ghi nhận hệ số giảm phát thải ban đầu, chi phí vật tư giảm, lúa được doanh nghiệp đăng ký thu mua với giá cao hơn giá thị trường và thu nhập của nông dân tăng lên.
Theo MARD, diện tích sản xuất đạt tín chỉ carbon sẽ tăng nhanh, có thể đạt 200.000 ha vào năm 2025. Hiện 12 tỉnh Đồng bằng Sông Cửu Long đã có kế hoạch sản xuất theo Đề án 1 triệu héc ta lúa chất lượng cao, phát thải thấp.
Bamboo Capital ‘lấn sân’ thị trường tín chỉ carbon
Thí điểm sàn giao dịch tín chỉ carbon giai đoạn 2025-2028
Việt Nam đang hướng tới thị trường tín chỉ carbon tuân thủ, được vận hành, quản lý, theo dõi và giám sát bởi Bộ Tài nguyên và môi trường.
Thị trường tín chỉ carbon: Doanh nghiệp sản xuất chưa mặn mà
Nhiều doanh nghiệp chưa đủ thông tin và chưa có hạn ngạch phát thải khí nhà kính cụ thể nên chưa biết mình thuộc diện phải mua hay được bán tín chỉ carbon.
Doanh nghiệp taxi điện có thể bán tín chỉ carbon
Theo đại diện Hiệp hội Vận tải ô tô Việt Nam, doanh nghiệp kinh doanh taxi điện chắc chắn sẽ có mức phát thải thấp hơn so với hạn ngạch, phần hạn ngạch còn thừa có thể chuyển thành tín chỉ carbon, bán cho đơn vị khác.
Tiên phong mở lối đi mới trong du lịch hang động
Giữa Cẩm Phả, Quảng Ninh, hang Ngọc Rồng đang cho thấy sự đổi mới trong cách tiếp cận, khai thác cảnh quan tự nhiên. Một sản phẩm du lịch có cách thức tiếp cận hài hòa giữa bảo tồn, phát triển kinh tế và lợi ích cộng đồng, đang vun đắp cho con đường du lịch bền vững.
Syre rót 1 tỷ USD xây nhà máy tái chế dệt may tại Việt Nam
Nhà máy tái chế dệt may của Syre với tổng vốn đầu tư 1 tỷ USD vừa được Ban quản lý Khu kinh tế tỉnh Bình Định cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư.
Kiến tạo ‘nền tảng’ kinh tế xanh từ chuyển đổi số
Chuyển đổi số muốn hiệu quả cần hệ sinh thái đồng bộ, kết nối giữa công nghệ, con người và môi trường, hướng tới phát triển xanh và bền vững.
Cơ hội vàng cho ngành nhựa ‘kể câu chuyện khác’
Ngành nhựa đứng trước cơ hội chuyển mình, từ một ngành công nghiệp bị định kiến trở thành ngành công nghiệp hiện đại, có trách nhiệm và bền vững.
Chủ tịch HanelPT Trần Thị Thu Trang: Đừng coi ESG là gánh nặng
Bà Trần Thị Thu Trang - Chủ tịch HanelPT khẳng định ESG chính là cơ hội thúc đẩy tăng trưởng bền vững cho doanh nghiệp, mang lại lợi ích kinh tế và xã hội lâu dài.
Bất động sản Đà Nẵng: Nghỉ dưỡng hạ nhiệt, chung cư soán ngôi
Bất động sản nghỉ dưỡng ven biển tại Đà Nẵng đang ở giai đoạn trầm lắng sau thời gian tăng trưởng nóng, trong khi chung cư sở hữu lâu dài lại trở thành lựa chọn ưu tiên của các nhà đầu tư.
Sáu năm liên tiếp Lotte Finance tăng vốn điều lệ
Năm nay, vốn điều lệ của Lotte Finance đã tăng hơn 726 tỷ đồng so với năm 2024, từ 4.186 tỷ đồng lên hơn 4.912 tỷ đồng để thúc đẩy cho vay tiêu dùng.
'Lối thoát' sau nhiều năm mắc kẹt của CTX Holdings
Bán đi dự án "vàng" tại Cầu Giấy, CTX Holdings dự kiến ghi nhận kết quả kinh doanh cao nhất kể từ khi thành lập, đồng thời có nguồn lực để bước vào chu kỳ mới.
Từ sự vụ C.P. Việt Nam: Lỗ hổng quản trị nguy hiểm khi phớt lờ tiếng nói nội bộ
Sự việc của C.P. Việt Nam là hồi chuông cảnh tỉnh cho các doanh nghiệp về hệ thống quản trị minh bạch và hiệu quả.
Đầu tư giáo dục theo cách của BITEX
Với Tổng giám đốc BITEX Trần Thanh Thảo, muốn đất nước phát triển mạnh mẽ thì không có con đường nào bền vững hơn đầu tư vào giáo dục.
Vì sao InterContinental chọn Vịnh Hạ Long – viên ngọc mới của châu Á
InterContinental Halong Bay, khu nghỉ dưỡng hạng sang mới nhất thuộc thương hiệu khách sạn cao cấp hàng đầu thế giới, đang được kỳ vọng sẽ thiết lập chuẩn mực mới cho du lịch nghỉ dưỡng miền Bắc. Nhưng điều gì khiến một thương hiệu toàn cầu như InterContinental lựa chọn Hạ Long?
Tổng thống Cộng hòa Litva đến Hà Nội trên chuyên cơ Vietjet
Tổng thống nước Cộng hòa Litva Gitanas Nauseda và phu nhân tới Hà Nội tối 11/6 trên chuyến bay chuyên cơ Vietjet, bắt đầu thăm chính thức Việt Nam từ ngày 11 - 12/6.