Phát triển bền vững
Thí điểm sàn giao dịch tín chỉ carbon giai đoạn 2025-2028
Việt Nam đang hướng tới thị trường tín chỉ carbon tuân thủ, được vận hành, quản lý, theo dõi và giám sát bởi Bộ Tài nguyên và môi trường.

Theo dự thảo mới nhất của Đề án phát triển thị trường carbon tại Việt Nam, thị trường tín chỉ carbon trong nước sẽ là thị trường carbon tuân thủ (còn gọi là thị trường carbon bắt buộc), tức là được vận hành nhằm đáp ứng cam kết đóng góp quốc gia tự nguyện (NDC) của Việt Nam theo Công ước khung Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu.
Cụ thể, một số đơn vị, cơ sở sản xuất sẽ được cấp hạn ngạch phát thải, quy về đơn vị tấn carbon. Doanh nghiệp chỉ được phép xả thải ở mức nằm trong hạn ngạch cho phép, nếu vượt quá sẽ phải chịu đóng tiền phạt hoặc phải mua tín chỉ carbon để bù đắp.
Theo dự thảo, sàn giao dịch tín chỉ carbon sẽ được vận hành thí điểm trên toàn quốc trong giai đoạn 2025 – 2028.
Đối với giai đoạn thí điểm, toàn bộ hạn ngạch sẽ được phân bổ miễn phí cho một số lĩnh vực có lượng phát thải carbon lớn và chưa thực hiện đấu giá hạn ngạch. Sàn giao dịch tín chỉ carbon vận hành trong nước, chưa bán ra nước ngoài và chưa đưa ra quy định kết nối, trao đổi tín chỉ carbon với quốc tế.
Tham gia vào thị trường carbon là các cơ sở, đơn vị có cường độ phát thải khí nhà kính lớn, thuộc lĩnh vực được phân bổ hạn ngạch theo Quyết định số 13/2024/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ. Bên cạnh đó, các cá nhân và tổ chức khác cũng có thể tham gia mua, bán tín chỉ carbon trên sàn giao dịch.
Các loại tín chỉ carbon được trao đổi, mua bán trên thị trường bao gồm tín chỉ carbon thu được từ các chương trình, dự án tạo tín chỉ trong nước hoặc chương trình, dự án dựa trên cơ chế trao đổi, bù trừ tín chỉ carbon quốc tế.
Sau giai đoạn thí điểm, từ năm 2029, thị trường carbon sẽ vận hành chính thức, đồng thời tiếp tục xây dựng, hoàn thiện cơ sở pháp lý và cơ sở hạ tầng để kết nối với thị trường carbon quốc tế.
Trong giai đoạn vận hành chính thức, bên cạnh phần lớn hạn ngạch phát thải được phân bổ miễn phí, một phần sẽ được đưa ra đấu giá.
Bên cạnh các loại tín chỉ carbon được phép giao dịch trong giai đoạn thí điểm, Chính phủ sẽ xem xét bổ sung một số loại tín chỉ carbon được xác nhận để trao đổi, mua bán trên thị trường.
Mới đây, tại cuộc họp cho ý kiến hoàn thiện dự thảo Đề án phát triển thị trường carbon tại Việt Nam, Phó thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà giao Bộ Tài chính, Bộ Tài nguyên và môi trường, Bộ Kế hoạch và đầu tư cùng các đơn vị liên quan phối hợp xác định cung - cầu thị trường carbon trong nước và quốc tế, xây dựng khuôn khổ pháp lý về tính toán, đo đạc, xác định các sản phẩm giao dịch trên thị trường.
Doanh nghiệp taxi điện có thể bán tín chỉ carbon
TP.HCM sẽ thí điểm tín chỉ carbon
Nhiều cơ hội mở ra cho TP.HCM thí điểm cơ chế trao đổi, bù trừ phát thải khí nhà kính.
Việt Nam đã bán được tín chỉ carbon chưa?
Việt Nam chưa bán được tín chỉ carbon rừng do chưa có quy hoạch thực hiện cam kết quốc gia tự nguyện. Tuy nhiên, nhiều dự án tín chỉ carbon đã được triển khai, đem lại nguồn lợi lớn cho nhà đầu tư.
Chuyện 'nghề carbon'
Tín chỉ carbon là sân chơi dành cho những tay chơi chuyên nghiệp, bởi đầu tư một dự án tạo và thương mại hóa tín chỉ carbon cần không chỉ nhiều tiền mà còn nhiều kiến thức và kinh nghiệm.
Tăng cường liên kết tạo đột phá phát triển giống cây trồng
Thúc đẩy ngành công nghiệp nghiên cứu và sản xuất giống cây trồng cần sự chung tay của nhà nước, nhà trường, nhà khoa học cùng cộng đồng doanh nghiệp.
Quy hoạch hạ tầng điểm sạc mở lối cho doanh nghiệp xe điện
Quy hoạch hạ tầng sạc công cộng quyết định sự phát triển của doanh nghiệp xe điện, đồng thời mở ra thị trường rộng lớn và bền vững nếu hệ thống điểm sạc thuận tiện.
AgriS cam kết phát triển bền vững, đạt 'Net Zero' vào năm 2035
Việc đưa toà nhà AgriS Building vào vận hành là lời khẳng định mạnh mẽ của AgriS về chiến lược phát triển bền vững với tầm nhìn dài hạn, hiện thực hóa các cam kết xanh, hướng tới mục tiêu đạt phát thải ròng bằng 0 vào năm 2035.
Giải pháp quản lý năng lượng hỗ trợ doanh nghiệp xanh hóa
Khi áp lực chuyển đổi sang mô hình phát triển bền vững ngày càng gia tăng, các doanh nghiệp Việt Nam đang chủ động tiếp cận các công nghệ năng lượng xanh nhằm tối ưu hóa chi phí, giảm phát thải và nâng cao năng lực cạnh tranh.
Tập đoàn TH chia sẻ về kinh tế tuần hoàn và phát triển bền vững tại AANZFTA
Với 51,9% thị phần sữa tươi và hai công ty đạt trung hòa carbon, đại diện Tập đoàn TH đã có những chia sẻ đáng chú ý về mô hình kinh tế tuần hoàn và phát triển bền vững.
Tăng cường liên kết tạo đột phá phát triển giống cây trồng
Thúc đẩy ngành công nghiệp nghiên cứu và sản xuất giống cây trồng cần sự chung tay của nhà nước, nhà trường, nhà khoa học cùng cộng đồng doanh nghiệp.
Cake đạt chứng nhận quốc tế sinh trắc học cấp độ cao nhất
Tại Đông Nam Á, Cake là ngân hàng thuần số đầu tiên đạt cấp độ cao nhất về công nghệ chống giả mạo khuôn mặt, do chính kỹ sư công nghệ người Việt xây dựng.
Thủ tướng yêu cầu trình nghị quyết về trung tâm tài chính quốc tế ngay tại kỳ họp thứ 9
Thủ tướng yêu cầu phải có hệ thống các chính sách đột phá, thu hút được các nhà đầu tư quốc tế tham gia trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam.
Bắc Ninh đặt mục tiêu vào nhóm 10 tỉnh thành dẫn đầu đổi mới sáng tạo
Bắc Ninh đang tăng tốc cải thiện môi trường điều hành và thúc đẩy hệ sinh thái đổi mới sáng tạo, quyết tâm ghi tên vào nhóm 10 tỉnh, thành phố dẫn đầu cả nước.
Tập đoàn TH khánh thành nhà máy chế biến sữa quy mô lớn tại Nga
Nhà máy đặt tại Kaluga có công suất 1.000 tấn/ngày. Trong đó giai đoạn 1 là 500 tấn/ngày, thuộc nhóm nhà máy có công suất chế biến hàng đầu Liên bang Nga.
Nhóm công ty gia đình Johnathan Hạnh Nguyễn giảm tỷ lệ sở hữu tại Sasco
Sau 11 năm nắm giữ cổ phiếu Sasco, lần đầu tiên doanh nghiệp liên quan đến ông Johnathan Hạnh Nguyễn đăng ký bán ra hơn 1,3 triệu cổ phiếu.
Chủ tịch VNG: Bản sắc của chúng tôi là đương đầu thách thức
Chủ tịch VNG, ông Lê Hồng Minh khẳng định, ngay cả trong những thời điểm khó khăn nhất, người VNG vẫn luôn trung thành với bản sắc của mình.