Tính đúng, tính đủ cho giá điện

Trình Tiêu Thứ tư, 21/08/2024 - 09:23

Ngành công nghiệp năng lượng Việt Nam đang hướng đến lộ trình của một nền kinh tế thị trường, nhưng cần tính đúng, tính đủ cho giá điện để thu hút đầu tư.

Giá điện, một trong những nội dung Ủy ban thường vụ Quốc hội đang xem xét, cho ý kiến sửa đổi, bổ sung Luật Điện lực 2014. Ông Phan Đức Hiếu, Ủy viên Thường trực Ủy ban Kinh tế của Quốc hội cho đây là cơ hội để thay đổi các quy định vốn đã ổn định trong nhiều năm để thu hút đầu tư vào ngành điện.

Chỉ số tiếp cận điện năng là một chỉ số quan trọng trong đánh giá chất lượng của môi trường kinh doanh trong thu hút đầu tư vào Việt Nam, ông Hiếu cho biết tại một tọa đàm về giá điện hôm 20/8.

Việt Nam đã duy trì một “chính sách năng lượng ổn định”, như Luật Điện lực năm 2004 hay Quyết định số 28 về giá bán điện năm 2014. Sự ổn định trong bối cảnh ngành điện thay đổi nhanh đồng nghĩa với “chậm thay đổi”, theo quan sát của ông Hiếu, người từng là một trong các nhà lãnh đạo của CIEM, cơ quan tư vấn chiến lược kinh tế của Bộ Kế hoạch và đầu tư.

Các nhà đầu tư năng lượng đang cần các chính sách có khả năng tiên lượng và đồng bộ. “Chúng ta cải cách rất mạnh về thu hút đầu tư vào thị trường phát điện, mua điện bán buôn nhưng chậm cải cách chính sách về bán lẻ điện, rõ ràng là không đồng bộ”, ông nói.

Trong bối cảnh hiện nay, nếu thiếu tính thị trường trong nội dung cơ chế chính sách thì rất khó để có công cụ thúc đẩy bền vững. Nhà đầu tư cần sự vững chắc về pháp lý nhưng chúng ta đang điều hành khá nhiều ở quyết định, điều này cần phải xem xét”, ông Hiếu nêu ý kiến.

Hệ thống thiếu nguồn điện nền

Nhiệt điện có thể tiếp tục vai trò này khi thủy điện đã khai thác hết tiềm năng, suất đầu tư các nguồn tái tạo cao và không ổn định do phụ thuộc thời tiết, theo ông Nguyễn Đình Tuấn, Giám đốc Công ty Nhiệt điện Sơn Động, một trong những nhà máy được huy động chạy tải nền.

Vấn đề ông Tuấn lo ngại là “giá đầu vào nhiên liệu đốt, như Biomass hay viên nén, đang cao hơn rất nhiều so với giá than, gấp 2-3 lần, sẽ ảnh hưởng đến giá bán điện”. Nhiệt điện than đang thực hiện lộ trình của Chính phủ, tiết giảm vào đến năm 2030, đảm bảo cam kết Net Zero vào năm 2050.

Hiện nay, các nguồn điện giá rẻ về cơ bản đã hết tiềm năng phát triển, các nguồn điện tái tạo có thành cao, biến động theo thời tiết, ảnh hưởng đến hệ số vận hành và an toàn hệ thống, theo ông Tuấn.

Theo số liệu của Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN), lượng điện tái tạo tiếp tục tăng, tháng 7/2024 đạt 24,02 tỷ kWh, chiếm 13,4% toàn hệ thống, trong đó điện mặt trời đạt 16 tỷ kWh, điện gió đạt 7,3 tỷ kWh.

Ông Tuấn cũng chỉ ra việc phát triển thêm nguồn chỉ có thể dựa vào các nguồn điện khí hay điện gió ngoài khơi, những nguồn điện có suất đầu tư cao sẽ ảnh hưởng đến giá điện bình quân. Công nghệ phát triển có thể đáp ứng yêu cầu dự trữ năng lượng tái tạo, nhưng đầu tư cho hệ thống là khoản kinh phí lớn.

Tốc độ phát triển của nguồn điện không tương xứng tốc độ phát triển kinh tế. Ông Tuấn cho rằng: “Việc đưa ra cơ chế mới để thu hút đầu tư là cần, nhưng khi đó các nhà đầu tư cũng sẽ tính toán lợi nhuận, yếu tố trực tiếp liên quan đến giá bán điện”.

Mấu chốt ở điều hành giá điện

Thị trường đang tồn tại những điểm còn chưa hợp lý trong cơ cấu giá thành điện năng, PGS.TS Bùi Xuân Hồi, Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Điện lực miền Bắc cho biết. Cách tính giá điện như hiện nay vẫn dưới giá thị trường trong bối cảnh giá đầu vào của ngành điện như than, dầu, khí luôn biến động và neo cao.

Tại Việt Nam đang duy trì cách tính theo giá bán lẻ điện bình quân, đó là một hạn chế, nhưng không phải là cốt lõi của những khó khăn của ngành điện hiện nay. “Mấu chốt nhất vẫn là câu chuyện điều hành giá”, ông Hồi cho biết.

PGS.TS. Bùi Xuân Hồi, người từng là giảng viên cao cấp của Viện Kinh tế và quản lý, Trường Đại học Bách khoa Hà Nội, cho rằng trên thế giới, mỗi nước có cách điều hành giá điện khác nhau. Điện là ngành đặc thù, không có cách tiếp cận chuẩn, đúng cho tất cả các hệ thống, dù là tiếp cận theo chi phí bình quân hay chi phí biên.

Trên thế giới thị trường điện thường có sự điều tiết của Chính phủ, không 100% vận hành theo thị trường. Vấn đề là họ tập trung vào việc điều tiết giá điện, tách bạch giữa hoạt động mang công ích và những hoạt động mang tính thị trường.

Tính đúng, tính đủ trong chi phí của mà hộ tiêu thụ, một điểm quan trọng được các quốc gia cố gắng hướng đến, dù không thể đạt 100%. Với cách tiếp cận này, cơ cấu biểu giá phải thể hiện đúng nguyên tắc tính đủ khi cung cấp điện cho hộ sản xuất, hộ sinh hoạt.

Nhiều quốc gia đang nỗ lực đưa ra cơ cấu biểu giá điện phù hợp. Thông thường cơ cấu biểu giá đều mang hai thành phần: Một là tính toán chi phí công suất, còn gọi là giá công suất hay giá thuê bao. Hai là chi phí điện năng, dùng bao nhiêu trả bấy nhiêu.

Giá điện chưa hợp lý đã khiến ngành điện không có đủ nguồn lực để đầu tư, cũng là lý do khiến năm 2023, Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) lỗ sau thuế hơn 26.770 tỷ đồng, tương đương hơn 1 tỷ USD. Theo ông Hồi, nếu các nhà làm chính sách không cố gắng tách bạch những hoạt động công ích và hoạt động thị trường sẽ không có cơ chế điều tiết giá phù hợp.

Ông Hồi dẫn chứng việc xây dựng cơ cấu biểu giá điện năm 2014, để cân bằng tài chính cho EVN, một giải pháp bắt buộc là đẩy giá điện kinh doanh lên mức cao hơn. Đó là quá trình hướng đến điều tiết, giảm ưu tiên, trả lại vị trí đúng cho hộ sản xuất.

Thời gian qua, việc không điều chỉnh giá điện đã dẫn đến nhiều bất cập, nhưng nếu lập tức xóa bù chéo chắc chắn sẽ gây sốc cho nền kinh tế. “Việc định vị đúng các vướng mắc về cách tính giá thành quan trọng, nhưng quan trọng hơn là thay đổi cách điều hành”, ông Hồi khuyến cáo.

Tình hình địa chính trị như hiện nay không thể kỳ vọng giá đầu vào sẽ giảm xuống, thậm chí có thể lập ra các mức mới, dao động ở mức cao hơn. Xu hướng chuyển dịch năng lượng chắc chắn khiến giá thành cung ứng điện sẽ tăng cao.

“Việc đảm bảo nguồn điện nền rất quan trọng”, ông Hồi cho biết. Do đó, cơ cấu nguồn điện vẫn không thể bỏ qua các nguồn cơ sở, bao gồm nhiệt điện than, nhiệt điện khí. Hiện nay, đầu tư vào các nguồn điện tái tạođạt tỷ trọng lớn, nhưng đó không phải các nguồn điện giá rẻ.

Tiến sĩ Hồi cũng nhắc lại, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ luôn nhất quán quan điểm và yêu cầu "phải đảm bảo điện năng trong mọi tình huống", trong đó có nhiệm vụ đặc biệt quan trọng là thúc đẩy đầu tư, đa dạng hóa nguồn lực đầu tư vào sản xuất, cấp phát, phân phối điện.

Ước tính giá điện sản xuất kinh doanh tăng gấp rưỡi hai năm tới

Ước tính giá điện sản xuất kinh doanh tăng gấp rưỡi hai năm tới

Tiêu điểm -  1 năm

Tăng tỷ lệ nhà máy điện tham gia thị trường điện có thể giúp giảm mức độ tăng giá điện, theo nghiên cứu từ VIETSE.

'Tối hậu thư' cho giá điện chuyển tiếp

'Tối hậu thư' cho giá điện chuyển tiếp

Tiêu điểm -  1 năm

Bộ Công thương yêu cầu trước 31/3/2023, EVN và các chủ đầu tư dự án điện chuyển tiếp phải thống nhất được mức giá điện.

Tăng giá điện, EVN có thêm khoảng 8.000 tỷ đồng

Tăng giá điện, EVN có thêm khoảng 8.000 tỷ đồng

Tiêu điểm -  1 năm

Điều chỉnh tăng giá điện 3% sẽ giúp tăng doanh thu của EVN thêm khoảng 8.000 tỷ đồng trong năm 2023, góp phần giúp EVN giảm bớt khó khăn tài chính.

Sửa miễn phí đồ gia dụng cho người dân vùng lũ Thái Nguyên

Sửa miễn phí đồ gia dụng cho người dân vùng lũ Thái Nguyên

Tiêu điểm -  1 giờ

Liên chi hội Cơ điện lạnh Việt Nam sửa miễn phí đồ gia dụng cho người dân bị ảnh hưởng bởi mưa lũ tỉnh Thái Nguyên, nhưng gặp khó khăn về link kiện.

FPT lãi trước thuế hơn 7.000 tỷ đồng, đón nhân sự thứ 80.000

FPT lãi trước thuế hơn 7.000 tỷ đồng, đón nhân sự thứ 80.000

Doanh nghiệp -  1 giờ

FPT đón sinh nhật thứ 36 với kết quả kinh doanh tích cực, đồng thời đã vượt mốc 80.000 nhân sự tại 30 quốc gia trên thế giới, với 78 quốc tịch khác nhau.

Lọc hóa dầu Bình Sơn trước cơ hội trở thành trung tâm năng lượng vùng

Lọc hóa dầu Bình Sơn trước cơ hội trở thành trung tâm năng lượng vùng

Phát triển bền vững -  7 giờ

Mở rộng cơ hội hợp tác đầu tư vào các lĩnh vực mới có thể giúp Lọc hóa dầu Bình Sơn rút ngắn thời gian trở thành doanh nghiệp năng lượng hàng đầu Việt Nam.

VASEP đề xuất cơ chế hỗ trợ doanh nghiệp sau bão

VASEP đề xuất cơ chế hỗ trợ doanh nghiệp sau bão

Phát triển bền vững -  7 giờ

Theo VASEP, các doanh nghiệp có hoạt động nuôi trồng thủy sản, sản xuất, ương dưỡng giống thủy sản cần được đưa vào danh mục được hỗ trợ sau bão.

Vietravel Airlines bổ nhiệm CEO mới

Vietravel Airlines bổ nhiệm CEO mới

Hồ sơ quản trị -  8 giờ

Hãng hàng không Vietravel Airlines chính thức bổ nhiệm ông Đào Đức Vũ làm tổng giám đốc sau khi ông Nguyễn Minh Hải từ nhiệm.

Sự tăng trưởng nhanh chóng của ROX iPark trên bản đồ khu công nghiệp

Sự tăng trưởng nhanh chóng của ROX iPark trên bản đồ khu công nghiệp

Bất động sản -  8 giờ

Sau hơn hai thập kỷ, ROX iPark đã trở thành nhà phát triển bất động sản khu công nghiệp hàng đầu Việt Nam, được nhiều nhà đầu tư trong và ngoài nước lựa chọn.

Khải Hoàn Land góp nghìn tỷ vào 2 dự án 'trên giấy'

Khải Hoàn Land góp nghìn tỷ vào 2 dự án 'trên giấy'

Doanh nghiệp -  10 giờ

Ước tính, Khải Hoàn Land đã góp thêm gần 1.500 tỷ đồng cho hai dự án Gò Găng và Tân Quới trong vòng hơn hai năm qua.