Luồng sinh khí mới

Khánh An Chủ nhật, 30/01/2022 - 14:35

Trong kế hoạch kinh doanh năm 2022 của nhiều doanh nghiệp, Covid-19 vẫn là từ khóa, nhưng không còn là nỗi ám ảnh. Mọi hoạt động sẽ phải trở lại bình thường dù theo cách nào và mọi con đường đều sẽ phải đi đến tương lai.

Những điều thú vị

Kết thúc cuộc nói chuyện với các doanh nghiệp dệt may vào những ngày cuối cùng của năm 2021, TS. Vũ Thành Tự Anh, Giám đốc Trường Chính sách công và Quản lý Fulbright đã nói: “Tôi tin là chúng ta sẽ vượt qua khó khăn và sẽ đạt được những thành tích tốt hơn trong năm 2022. Và tôi tin tăng trưởng kinh tế Việt Nam trong năm tới sẽ trở lại, không chỉ ở mức chỉ tiêu kế hoạch là khoảng 6-6,5% mà có thể cao hơn, khoảng 6,5-7%”.

Trước đó, ông đã phân tích khá dài những tác động từ xu thế phục hồi của thị trường toàn cầu, xu thế dịch chuyển của chuỗi sản xuất, cung ứng toàn cầu, xu thế chuyển đổi số... và từ các gói hỗ trợ kích thích kinh tế của Việt Nam dự kiến sẽ dành cho đầu tư công, thúc đẩy sản xuất...

Nhưng, dường như ấn tượng của ông với các chỉ số kinh tế vĩ mô còn ở một góc độ mà ông nói là rất thú vị. “Bất chấp dịch bệnh, kim ngạch xuất khẩu tăng trưởng mạnh và trở thành động lực tăng trưởng quan trọng của Việt Nam”, TS. Vũ Thành Tự Anh nhận xét khi nhìn vào các kim ngạch xuất khẩu các tháng trong năm 2021. Hai động lực quan trọng còn lại là đầu tư và tiêu dùng đều suy giảm.

Luồng sinh khí mới
Kim ngạch xuất khẩu ngành dệt may đạt 39 tỷ USD, trong khi xuất khẩu thủy sản thu về 8,9 tỷ USD trong năm 2021.

Trong sự thú vị này, theo vị tiến sỹ đến từ Fullbright, doanh nghiệp là đối tượng đã góp phần lớn, bằng trí tuệ, với những gì đã trải qua, những bài học từ kinh nghiệm đến sức mạnh nội tại, sức mạnh tinh thần.

Là chuyên gia kinh tế, TS. Tự Anh hẳn không gửi đi những lời chúc hoa mỹ hay mang tính ngoại giao.

Nửa đầu năm 2021, khi thị trường thế giới bắt đầu phục hồi, xuất khẩu đã tăng mạnh. Tới tháng 8, tháng 9/2021, khi đợt dịch lần thứ 4 bùng phát, càn quét các trung tâm kinh tế của Việt Nam, như TP.HCM, Bình Dương, Đồng Nai và các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long, xuất khẩu suy giảm, nhưng lại hồi phục rất mạnh vào các tháng cuối năm. Kết thúc năm, tổng trị giá xuất khẩu đạt trên 317 tỷ USD, “xô đổ” kỷ lục 282 tỷ USD của cả năm 2020, đưa Việt Nam trở thành nền kinh tế có quy mô xuất khẩu đứng thứ 22 trên thế giới...

Trong những ngày cuối cùng của năm 2021, Công ty CP Tập đoàn Lộc Trời đã hoàn thành xuất khẩu lô hàng 4.170 tấn gạo thơm và gạo trắng sang thị trường châu Âu. Đây cũng là lô hàng gạo xuất khẩu đầu tiên Lộc Trời sử dụng tàu biển dạng hàng rời nhằm tiết kiệm chi phí tại thời điểm phí vận chuyển bằng container đang rất cao do ảnh hưởng Covid-19.

Đây có thể coi là bước đột phá của ngành xuất khẩu gạo, bởi mặc dù gạo Việt Nam đã có mặt ở nhiều thị trường nhưng ông Nguyễn Duy Thuận, Tổng giám đốc Tập đoàn Lộc Trời cho biết, việc xuất khẩu gạo vào các thị trường khó tính chính là một trong những thách thức hàng đầu đối với Lộc Trời nói riêng và các công ty nông sản nói chung. Với đơn hàng cuối cùng hơn 4.000 tấn vừa xuất khẩu sang châu Âu trước thềm năm mới, ông Thuận tin rằng năm 2022 sẽ mang lại rất nhiều cơ hội cho lúa gạo và các loại nông sản được sản xuất theo hướng xanh hơn, bền vững hơn của Việt Nam tại thị trường châu Âu và nhiều thị trường khác.

Lô hàng gạo xuất châu Âu lần này là kết quả chứng minh năng lực tổ chức sản xuất cho các đơn hàng lớn, đồng thời khả năng canh tác đưa ra các sản phẩm đáp ứng tiêu chuẩn chất lượng của các thị trường khó tính nhất.

Năm qua, Lộc Trời xuất khẩu 80.000 tấn gạo, mang lại doanh thu 1.000 tỷ đồng, tăng gấp khoảng 4 lần về sản lượng và doanh số so với năm trước. Tập đoàn cũng có thêm 15 đối tác mua hàng mới trên thị trường quốc tế. Đây là nỗ lực rất lớn của tập đoàn trong thời gian chuỗi cung ứng toàn cầu bị ảnh hưởng nặng nề bởi dịch bệnh, chi phí vận chuyển bằng container tăng cao khiến các doanh nghiệp toàn thế giới gặp khó trong việc đáp ứng nhu cầu hàng hóa với chi phí hợp lý.

TS. Võ Trí Thành, Viện trưởng Viện Nghiên cứu chiến lược thương hiệu và cạnh tranh đã gọi sự bứt phá của các doanh nghiệp xuất khẩu là câu trả lời cho câu hỏi nền kinh tế Việt Nam có thể bắt nhịp xu thế phục hồi của toàn cầu hay lỗi nhịp.

“Các doanh nghiệp dường như không bỏ lỡ bất cứ một cơ hội nào, dù là nhỏ nhất”, TS. Thành nói và kể về các cuộc trao đổi mỗi chiều thứ 6 suốt các tháng dịch bệnh phức tạp nhất, theo hình thức trực tuyến.

Tham gia các cuộc này là các doanh nghiệp thuộc nhiều ngành nghề, lĩnh vực, từ sản xuất công nghiệp, dịch vụ, logistics đến xuất khẩu, giáo dục... Các vấn đề được thảo luận cũng rất đa dạng, mọi phát sinh từ thực tiễn phòng chống dịch bệnh và phát triển kinh tế. Từ đây, các vấn đề về sự cát cứ của các địa phương, sự không đồng nhất trong cách phòng chống dịch... đến tâm trạng bất an của người lao động khi buộc phải ở lại nhà máy theo mô hình 3 tại chỗ, hàng tháng không được về nhà; chi phí phòng chống dịch tăng cao vượt sức chịu đựng của nhiều doanh nghiệp...

Có những cuộc trao đổi diễn ra thâu đêm, bởi nhiều văn bản hướng dẫn cách thức phòng chống dịch của không ít địa phương được ban hành trong đêm.

“Nhiều kiến nghị đã được gửi tới Thủ tướng Chính phủ và có những điều chỉnh quy định, chính sách ngay sau đó. Nghị quyết 128/2021/NQ-CP quy định tạm thời Thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19 cũng được ban hành từ những trải nghiệm, những khó khăn thậm chí là mất mát mà các doanh nghiệp đã đau đáu gửi tới Chính phủ”, ông Thành kể.

Những trải nghiệm phải trả bằng mất mát

“Đưa được TTF trở lại hoạt động như một doanh nghiệp bình thường với các nhà máy đầy việc là một điều đáng mừng trong năm 2021”, ông Mai Hữu Tín, Chủ tịch Công ty cổ phần Kỹ nghệ Tập đoàn Gỗ Trường Thành đã bắt đầu câu chuyện về một năm 2021 trong vai người đứng mũi chịu sào của Gỗ Trường Thành (mã chứng khoán TTF) bằng một thông tin mang tính tổng kết ngắn gọn, đúng như tính cách thận trọng trong phát ngôn của vị chủ tịch.

Với các cổ đông của TTF, đây là một giấc mơ mà họ đã đợi từ năm 2017, khi người được mệnh danh là ông “trùm giải cứu” chính thức ngồi vào ghế Tổng giám đốc, sau đó là Chủ tịch HĐQT Gỗ Trường Thành. Thời điểm đó, Gỗ Trường Thành gần như phá sản với các khoản lỗ khổng lồ bị phát lộ, bất ổn trong quản trị và những sai lầm từ chính người sáng lập thương hiệu này.

Đáng nói là giấc mơ “được hoạt động bình thường” đã thành hiện thực trong đúng thời điểm không bình thường nhất. Thậm chí, ông Tín còn gọi thời gian này là trải nghiệm với cảm giác bất lực chưa từng có và sẽ không bao giờ muốn trải qua lần nữa.

Đợt dịch thứ 4 bắt đầu vào vào cuối tháng 4 tại khu vực Hà Nội, nhưng tâm bão lại rơi vào khu vực TP.HCM và các tỉnh xung quanh. Tháng 8, tháng 9/2021, các hoạt động ở TP.HCM, Bình Dương, Đồng Nai... gần như tê liệt bởi các quyết định giãn cách xã hội ngặt nghèo. Doanh nghiệp buộc phải đóng cửa nếu không đủ điều kiện thực hiện tổ chức sản xuất theo mô hình 3 tại chỗ, 1 cung đường 2 điểm đến... Các cung đường bị chia cắt bởi các chốt phòng chống dịch.

Luồng sinh khí mới 1
Bất chấp dịch bệnh, kim ngạch xuất khẩu tăng trưởng mạnh và trở thành động lực tăng trưởng quan trọng của Việt Nam.

Trên thị trường quốc tế, các đối tác nhập khẩu, các thương hiệu lớn bắt đầu lo ngại về khả năng đáp ứng đơn hàng của doanh nghiệp Việt Nam. Cùng với đó, chi phí logistics tăng phi mã, thiếu container trở thành nỗi ám ảnh của các nhà xuất khẩu...

Ngay thời điểm đó, cũng như nhiều doanh nhân khác, ông Tín đã không muốn đưa ra bất cứ dự báo gì về thời điểm phục hồi, vì các vấn đề trước mắt quá lớn cần phải tập trung mọi nguồn lực để xử lý. Đó là chi phí tăng rất cao, mất lao động, mất khách hàng, phải đóng cửa nhà máy, nợ treo trên đầu.

Khi đó, ông Tín kể, các doanh nghiệp đã hết sức nỗ lực tổ chức 3 tại chỗ theo đề nghị của chính quyền, chấp nhận chịu chi phí rất cao để tổ chức ăn ở, xét nghiệm… và bảo đảm công việc, thu nhập cho người lao động… dù các nhà máy không được thiết kế để làm 3 tại chỗ. Họ đã cùng động viên nhau tiếp tục làm, chấp nhận chịu lỗ để giữ việc làm cho công nhân và giữ uy tín với khách hàng; đối thoại với chính quyền địa phương để người lao động được ưu tiên tiêm vaccine, phối hợp xây dựng quy trình phòng chống dịch bệnh chủ động tại doanh nghiệp.

Những ngày cuối năm 2021, cổ phiếu TTF vẫn tiếp tục chuỗi phiên giao dịch khởi sắc. Thị trường đang chờ đợi một TFF lột xác sau các bước tái cơ cấu mạnh mẽ vào năm 2022. Ông Tín cũng tin như vậy, với nỗ lực chung của các cộng sự cùng các bài học xương máu về sự chấp nhận thay đổi và sẵn sàng thay đổi.

“Ngành gỗ và các ngành xuất khẩu thâm dụng lao động khác của Việt Nam phải chịu cùng lúc nhiều việc, trong đó 2 việc lớn nhất là mất lao động và chi phí vận chuyển sang thị trường chính là Mỹ lên quá cao. Các nhà máy chuyên làm hàng rẻ tiền sẽ khó sống hơn nữa. Cơ hội phục hồi là có, nhưng tuỳ thuộc rất nhiều vào chi phí vốn họ có thể xoay xở được. Chúng tôi sẽ cố gắng đi nhanh hơn nữa vì hiểu thêm rằng rủi ro thật sự sẽ lớn hơn điều mình nghĩ. Càng nhanh thì cơ hội tồn tại càng cao”, ông Tín chia sẻ.

Lời cảm ơn của doanh nghiệp

Cuối tháng 12/2021, Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) đã gửi một công văn tới Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, nhưng lần này không phải là những kiến nghị tháo gỡ khó khăn, xem xét sửa đổi, thay thế các quy định đang làm khó, làm khổ doanh nghiệp như thường thấy.

Mở đầu công văn, các doanh nghiệp viết: “VASEP cùng các doanh nghiệp thủy sản thành viên xin trân trọng cảm ơn Thủ tướng và Chính phủ đã kịp thời ban hành Nghị quyết 128/NQ-CP ngày 11/10/2021. Theo đó, đã điều chỉnh phương thức chống dịch “từ cố gắng dập tắt dứt điểm sang sống chung an toàn với dịch bệnh” - tháo gỡ được nhiều khó khăn, vướng mắc cho hoạt động doanh nghiệp trong giai đoạn tiếp tục duy trì chống dịch Covid-19”.

Cùng với đó, thông tin về sự hồi phục của kim ngạch xuất khẩu tháng 10 và bật tăng trở lại vào tháng 11 của ngành thủy sản. “Dự kiến kim ngạch xuất khẩu thủy sản của Việt Nam năm nay sẽ đạt khoảng 8,7 tỷ USD, tăng 3% so với năm 2020”, VASEP báo cáo tình hình.

Chỉ hai tháng trước, các doanh nghiệp ngành thủy sản, cũng như nhiều ngành xuất khẩu khác, đã không dám nghĩ tới các con số này sau kết quả kim ngạch xuất khẩu thủy sản quý III/2021 là giảm 24,1% so với cùng kỳ năm 2020.

Luồng sinh khí mới 2
Dự kiến kim ngạch xuất khẩu thủy sản của Việt Nam năm nay sẽ đạt khoảng 8,7 tỷ USD, tăng 3% so với năm 2020.

Trong một báo cáo tổng hợp tình hình doanh nghiệp gửi Thủ tướng Chính phủ vào tháng 9/2021 của Ban Nghiên cứu Phát triển kinh tế tư nhân (Ban IV), bức tranh doanh nghiệp thủy sản còn vô cùng nhức nhối với con số chỉ có khoảng 30-40% doanh nghiệp thủy sản đủ năng lực phục hồi sau khi các quyết định giãn cách xã hội nghiêm ngặt kết thúc.

Kết quả này thu nhận từ cuộc khảo sát doanh nghiệp thủy sản khu vực các tỉnh phía Nam của VASEP. Số doanh nghiệp còn lại đã ngừng sản xuất vì không đủ điều kiện thực hiện sản xuất 3 tại chỗ, 1 cung đường – 2 điểm đến hay phải dừng vì không chịu đựng được các chi phí phát sinh quá lớn... nên có thể không trở lại được, hoặc cần thời gian dài hơn để phục hồi.

Thời điểm đó, công suất chung của cả vùng đã giảm 60-70%, 40-50% các đơn hàng bị giao trễ hẹn, khoảng 10-15% các đơn hàng bị hủy. Nhiều nhà nhập khẩu đã tỏ thái độ quan ngại, trước mắt vẫn giữ đơn hàng, nhưng họ cũng gửi thông điệp có thể cân nhắc tới việc tìm nguồn cung thay thế khi các doanh nghiệp không trả lời được câu hỏi bao giờ trở lại hoạt động. Vấn đề là, đây không phải là bức tranh riêng của doanh nghiệp thủy sản.

“Phải chứng kiến khoảng thời gian căng thẳng đó, chứng kiến sự bối rối, lo lắng của doanh nghiệp, của chính quyền các cấp mỗi khi có người lao động mắc bệnh; chứng kiến những khổ sở, ách tắc trên các tuyến đường do các chốt phòng chống dịch mỗi địa phương mỗi khác... mới thấy hết giá trị của Nghị quyết 128/NQ-CP với nguyên tắc đảm bảo các điều kiện để doanh nghiệp được hoạt động. Doanh nghiệp chỉ cần được hoạt động thông suốt, mọi khó khăn đều có thể hóa giải”, ông Nguyễn Hoài Nam, Phó tổng thư ký VASEP chia sẻ về bức thư cám ơn của doanh nghiệp gửi người đứng đầu Chính phủ.

Thông điệp mà các doanh nghiệp gửi đi thông qua lời cảm ơn cũng rất rõ, doanh nghiệp đang phục hồi, nhưng cần sự hỗ trợ nhiều hơn để được hoạt động thông suốt.

Thậm chí, ông Nguyễn Đình Cung, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương còn cho rằng, sự hẫu thuẫn chính sách sẽ quyết định chất lượng phục hồi của doanh nghiệp. Lấy ngay ví dụ điểm sáng xuất khẩu năm 2021, song hoạt động xuất nhập khẩu vẫn đối mặt với những khó khăn rất cũ, đã được nhắc đến nhiều năm nhưng chưa được gỡ dứt điểm, đó là kiểm tra chuyên ngành chồng chéo, thiếu thực tiễn; danh mục hàng hóa thuộc diện quản lý; chưa áp dụng đầy đủ chế độ quản lý rủi ro...

“Dẹp được hành chính, xin – cho, doanh nghiệp sẽ dành nguồn lực và động lực để cải thiện năng lực cạnh tranh, xây dựng lại chiến lược. Các doanh nghiệp mới, có thể cả doanh nghiệp khó khăn do đại dịch buộc phải dừng lại sẽ quay trở lại với tư duy, cách làm mới, phù hợp với xu thế phát triển. Tôi mong rằng, đây sẽ là mục tiêu của các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp, trong đó cần ưu tiên cải cách thể chế, cải thiện môi trường kinh doanh”, ông Cung khuyến nghị.

Đặc biệt, ngay thời điểm này, theo ông Cung, doanh nghiệp cần được củng cố niềm tin rằng, chúng ta sẽ tiếp tục mở cửa an toàn, thích ứng, với các điều kiện rõ ràng, minh bạch; không còn phải phong tỏa trên diện rộng, không đứt gãy lớn về chuỗi cung ứng... Chỉ khi đó, doanh nghiệp sẽ an tâm triển khai các kế hoạch đầu tư vào sản xuất, kinh doanh; đầu tư chuyển đổi số để nâng cao năng lực, tiếp cận, tham gia vào các chuỗi giá trị đang được dịch chuyển sau những tác động lớn của đại dịch. 

Thời điểm phù hợp để ‘nghĩ lớn, làm lớn, nghĩ khác, làm khác’

Thời điểm phù hợp để ‘nghĩ lớn, làm lớn, nghĩ khác, làm khác’

Leader talk -  3 năm
Theo Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Nguyễn Minh Vũ, trong bối cảnh bất định, khó lường, sự thay đổi và thích ứng từ chính trong từng doanh nghiệp là điều quan trọng và mang ý nghĩa quyết định nhất.
Thời điểm phù hợp để ‘nghĩ lớn, làm lớn, nghĩ khác, làm khác’

Thời điểm phù hợp để ‘nghĩ lớn, làm lớn, nghĩ khác, làm khác’

Leader talk -  3 năm
Theo Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Nguyễn Minh Vũ, trong bối cảnh bất định, khó lường, sự thay đổi và thích ứng từ chính trong từng doanh nghiệp là điều quan trọng và mang ý nghĩa quyết định nhất.
Tăng trưởng xanh và cách xoá dấu chân các-bon

Tăng trưởng xanh và cách xoá dấu chân các-bon

Phát triển bền vững -  3 năm

Ngày càng nhiều doanh nghiệp tuyên bố những cam kết mạnh mẽ về bảo vệ môi trường, thực hiện trách nhiệm xã hội. Tuy nhiên vẫn còn khoảng trống không nhỏ giữa tuyên bố và thực tế.

Triển vọng tích cực của tăng trưởng kinh tế 2022

Triển vọng tích cực của tăng trưởng kinh tế 2022

Tiêu điểm -  3 năm

Nhiều chuyên gia cho rằng, kinh tế Việt Nam trong năm 2022 sẽ tiếp đà sự phục hồi nhanh, mạnh mẽ và nhanh chóng quay lại quỹ đạo phát triển bền vững.

Ngành sản xuất duy trì tăng trưởng, lạc quan về 2022

Ngành sản xuất duy trì tăng trưởng, lạc quan về 2022

Tiêu điểm -  3 năm

Ngành sản xuất của Việt Nam tiếp tục tăng trưởng, với các chỉ số cho thấy tình trạng chậm trễ của chuỗi cung ứng đã bớt nghiêm trọng.

Nếu tính GDP theo tiêu chí 'xanh', kinh tế Việt Nam chưa chắc đã tăng trưởng

Nếu tính GDP theo tiêu chí 'xanh", kinh tế Việt Nam chưa chắc đã tăng trưởng

Phát triển bền vững -  3 năm

Chỉ số GDP là một chỉ số rất “thô”, thể hiện được sự tăng trưởng của nền kinh tế nhưng những cá thể trong nền kinh tế đó lại không cảm nhận được sự tăng trưởng.

Sun Group động thổ 'khu du lịch tâm linh trắng' 35.000 tỷ đồng tại Thanh Hóa

Sun Group động thổ 'khu du lịch tâm linh trắng' 35.000 tỷ đồng tại Thanh Hóa

Tiêu điểm -  2 giờ

Quần thể du lịch tâm linh và di tích lịch sử Am Tiên hơn 350ha, tổng vốn đầu tư 35.000 tỷ đồng vừa được Sun Group động thổ sáng 26/4.

Ngân hàng Thế giới hạ dự báo tăng trưởng GDP Việt Nam giữa bất ổn thương mại

Ngân hàng Thế giới hạ dự báo tăng trưởng GDP Việt Nam giữa bất ổn thương mại

Tiêu điểm -  6 giờ

Dù dự báo tăng trưởng GDP thấp hơn, Việt Nam vẫn là một trong những nền kinh tế dẫn đầu về tốc độ tăng tại Đông Nam Á.

Vướng mắc giá FIT cho điện tái tạo: Bộ Công thương thúc EVN xử lý

Vướng mắc giá FIT cho điện tái tạo: Bộ Công thương thúc EVN xử lý

Tiêu điểm -  1 ngày

Bộ Công thương yêu cầu EVN khẩn trương báo cáo giải quyết vấn đề hưởng giá FIT các dự án điện gió, điện mặt trời theo đúng yêu cầu Nghị quyết 233 của Chính phủ.

Thủ tướng đưa ra 3 sứ mệnh cho doanh nghiệp trong kỷ nguyên chuyển đổi số

Thủ tướng đưa ra 3 sứ mệnh cho doanh nghiệp trong kỷ nguyên chuyển đổi số

Tiêu điểm -  1 ngày

Thủ tướng đề nghị cộng đồng doanh nghiệp xây chiến lược dài hạn, đổi mới văn hoá, quản trị, tự sáng tạo đột phá thay vì chỉ ứng dụng và làm chủ công nghệ…

Đối diện 'cơn sóng thần' thuế quan, bản đồ nào dẫn lối tránh cho doanh nghiệp Việt?

Đối diện 'cơn sóng thần' thuế quan, bản đồ nào dẫn lối tránh cho doanh nghiệp Việt?

Tiêu điểm -  2 ngày

Giữa những bất định vì thuế quan, các hiệp định thương mại có sẵn là bước đệm giúp doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam chuyển hướng.

TP.HCM vẫn khan hiếm nguồn cung căn hộ mới

TP.HCM vẫn khan hiếm nguồn cung căn hộ mới

Bất động sản -  2 phút

Các chủ đầu tư sở hữu quỹ đất có xu hướng ưu tiên phát triển các phân khúc trung và cao cấp để tối đa hóa lợi nhuận, thay vì tập trung vào phân khúc vừa túi tiền với biên lợi nhuận thấp hơn.

Sun Group động thổ 'khu du lịch tâm linh trắng' 35.000 tỷ đồng tại Thanh Hóa

Sun Group động thổ 'khu du lịch tâm linh trắng' 35.000 tỷ đồng tại Thanh Hóa

Tiêu điểm -  2 giờ

Quần thể du lịch tâm linh và di tích lịch sử Am Tiên hơn 350ha, tổng vốn đầu tư 35.000 tỷ đồng vừa được Sun Group động thổ sáng 26/4.

VPBank bổ nhiệm chủ tịch hội đồng thành viên GPBank

VPBank bổ nhiệm chủ tịch hội đồng thành viên GPBank

Hồ sơ quản trị -  4 giờ

Việc bổ nhiệm dàn lãnh đạo mới là một phần trong lộ trình triển khai phương án chuyển giao bắt buộc GPBank cho VPBank đã được Ngân hàng Nhà nước phê duyệt.

Bất động sản mất hút trên thị trường trái phiếu doanh nghiệp quí I

Bất động sản mất hút trên thị trường trái phiếu doanh nghiệp quí I

Tài chính -  4 giờ

Nhóm ngân hàng và chứng khoán gần như độc chiếm thị trường phát hành trái phiếu doanh nghiệp trong ba tháng đầu năm.

Ngân hàng Thế giới hạ dự báo tăng trưởng GDP Việt Nam giữa bất ổn thương mại

Ngân hàng Thế giới hạ dự báo tăng trưởng GDP Việt Nam giữa bất ổn thương mại

Tiêu điểm -  6 giờ

Dù dự báo tăng trưởng GDP thấp hơn, Việt Nam vẫn là một trong những nền kinh tế dẫn đầu về tốc độ tăng tại Đông Nam Á.

Giá vàng hôm nay trưa 26/4: Trong nước bất ngờ tăng giá

Giá vàng hôm nay trưa 26/4: Trong nước bất ngờ tăng giá

Vàng -  7 giờ

Giá vàng trong nước bất ngờ tăng vào lúc gần trưa nay ở tất cả các nhà bán thêm từ 50.000 – 100.000 đồng/chỉ.

Phá kỷ lục lợi nhuận, Techcombank hướng tới vốn hóa 20 tỷ USD cuối 2025

Phá kỷ lục lợi nhuận, Techcombank hướng tới vốn hóa 20 tỷ USD cuối 2025

Tài chính -  7 giờ

Chủ tịch Hồ Hùng Anh cho biết Techcombank tự tin sẽ lặp lại những kỳ tích như giai đoạn IPO cổ phiếu vào năm 2017.

Đọc nhiều