Tiêu điểm
Triển vọng tích cực của tăng trưởng kinh tế 2022
Nhiều chuyên gia cho rằng, kinh tế Việt Nam trong năm 2022 sẽ tiếp đà sự phục hồi nhanh, mạnh mẽ và nhanh chóng quay lại quỹ đạo phát triển bền vững.

Nền kinh tế đang phục hồi ấn tượng theo hình chữ V
Năm 2021, đại dịch Covid-19 tiếp tục hoành hành, nhất là đợt dịch lần thứ 4 bùng phát từ cuối tháng 4/2021, nhiều tỉnh thành phố lớn của cả nước buộc phải áp dụng giãn cách xã hội kéo dài đã khiến nền kinh tế Việt Nam thực sự “ngấm đòn”.
Quý III/2021, tăng trưởng kinh tế âm 6,17% so với cùng kỳ năm trước. Đây là mức giảm sâu nhất trong lịch sử. Triển vọng về tăng trưởng kinh tế cho cả năm 2021 được nhiều chuyên gia đánh giá không mấy khả quan.
Tuy nhiên, chỉ trong một thời gian rất ngắn, sau khi đẩy mạnh việc phủ tiêm vaccine cho người dân cả nước, Chính phủ đã nhanh chóng thay đổi chiến lược chống dịch bằng Nghị quyết 128 - sống chung, an toàn với dịch bệnh. Đây có thể coi là sự thay đổi chiến lược rất mạnh mẽ của Việt Nam trong cả công tác chống dịch và phát triển kinh tế.
Tổng sản phẩm trong nước quý IV/2021 ước tính tăng 5,22% so với cùng kỳ năm trước, cao hơn tốc độ tăng 4,61% của năm 2020. Đây là sự đảo chiều ấn tượng so với mức sụt giảm của quý trước, đưa tổng sản phẩm trong nước năm 2021 ước tính tăng 2,58%.
Nhìn lại chặng đường một năm qua, GDP quý I tăng 4,72%, quý II tăng 6,73%, quý III âm 6,02% và quý IV tăng 5,22%. Có thể nói, mức tăng GDP năm 2021 là một thành công lớn của Việt Nam trong việc phòng chống dịch bệnh, duy trì sản xuất kinh doanh.
TS. Nguyễn Sĩ Dũng, nguyên Phó chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội cho rằng, nền kinh tế đang bật trở lại theo hình chữ “V” rất nhanh. Năm vừa qua, trọng tâm là phòng chống dịch nhưng thực chất Đảng, Nhà nước, Chính phủ cũng quan tâm đến rất nhiều các lĩnh vực khác.
Có thể thấy như các dự án cơ sở hạ tầng được thúc đẩy mạnh mẽ, trật tự an toàn xã hội, ngoại giao, quốc phòng, an ninh được bảo đảm. Nhìn về tổng thể ta có thể thấy không có một lĩnh vực nào bị bỏ rơi. Đó chính là nền tảng quan trọng cho phát triển kinh tế. Nền kinh tế Việt Nam sẽ có bước phát triển rất nhanh nếu như khống chế được dịch bệnh.
Đồng quan điểm, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và đầu tư Trần Quốc Phương cũng cho rằng, ngay từ năm 2020 và năm 2021, rất nhiều chuyên gia kinh tế trong nước và nước ngoài đã đề cập đến mô hình phục hồi theo hình chữ V hay hình chữ U để mô tả khả năng một nền kinh tế có thể quay lại sau khi chịu tác động của dịch Covid-19.
Tuy nhiên, nhờ việc ban hành Nghị quyết 128, qua rà soát về số liệu GDP theo quý của năm 2021, có thể thấy rằng diễn biến từ quý II, III và IV, mô hình phục hồi kinh tế Việt Nam đúng là hình chữ V. Mức giảm của GDP quý III rất sâu, âm hơn 6% nhưng đến quý IV đã phục hồi trở lại hơn 5,22%.
Mô hình phục hồi này cũng cho thấy sức bật của nền kinh tế là rất khả quan, chỉ cần có điều kiện, các hoạt động kinh tế sẽ lập tức quay trở lại và đóng góp vào sự tăng trưởng chung. Nghị quyết 128 đã tác động mạnh mẽ, làm xoay chuyển cả cục diện chống dịch và phát triển kinh tế-xã hội, có ý nghĩa then chốt trong việc đảo chiều kết quả kinh tế năm 2021, ông Phương nhận định.
Triển vọng lạc quan về tăng trưởng kinh tế năm 2022
Tại toạ đàm "Nhìn lại 2021 - Những chuyển hướng chiến lược", ông Dũng cho rằng, kinh tế Việt Nam trong năm 2022 sẽ tiếp đà tăng trưởng. Vừa qua, việc Chính phủ ban hành và triển khai kịp thời một loạt chính sách mang tính chuyển hướng chiến lược trong phòng chống dịch bệnh, nhất là Nghị quyết số 128/NQ-CP ngày 11/10/2021 đã góp phần quan trọng trong khống chế dịch bệnh, khôi phục sản xuất và thúc đẩy thị trường, từng bước tạo niềm tin cho các doanh nghiệp.
Kết quả điều tra của Tổng cục Thống kê về xu hướng kinh doanh của các doanh nghiệp ngành công nghiệp chế biến, chế tạo cho thấy, hầu hết các doanh nghiệp đều đang rất lạc quan về tình hình sản xuất kinh doanh trong quý I/2022. 81,7% doanh nghiệp đánh giá tăng trưởng kinh tế sẽ ổn định và tốt hơn so với quý IV/2021.
Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và đầu tư Trần Quốc Phương cũng có niềm tin rất mạnh mẽ về năm 2022, nền kinh tế Việt Nam sẽ thực sự phục hồi nhanh, mạnh mẽ và nhanh chóng quay lại quỹ đạo phát triển bền vững.
Ba động lực của tăng trưởng kinh tế trong bối cảnh khó khăn do dịch bệnh được ông Phương chỉ ra.
Thứ nhất, trong lĩnh vực nông nghiệp, năm 2020 và năm 2021, ngành nông nghiệp luôn là trụ đỡ, lĩnh vực nông nghiệp luôn cố gắng duy trì ở mức ổn định, tạo sự chống đỡ cho nền kinh tế. Trong mức tăng chung của toàn nền kinh tế năm 2021, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 2,9%, đóng góp 13,97% vào tốc độ tăng tổng giá trị tăng thêm của toàn nền kinh tế.
Thứ hai là công nghiệp, trong đợt dịch đầu năm, dịch bệnh đã ảnh hưởng đến trung tâm công nghiệp phía bắc như tỉnh Bắc Ninh, Bắc Giang, Hải Dương. Đến đợt dịch thứ 4, khu vực trọng tâm nhất về công nghiệp đã bị Covid-19 xâm nhập, chủng Delta tàn phá ghê gớm khiến động lực tăng trưởng công nghiệp quý III giảm rất sâu. Song, trong cả năm 2021, khu vực công nghiệp và xây dựng vẫn tăng 4,05%, đóng góp 63,80% vào tăng trưởng.
Thứ ba là dịch vụ, đây là lĩnh vực gặp khó khăn, chịu tác động lâu nhất và sâu nhất tới sự phát triển và tăng trưởng. Cuối năm 2020 cũng như các tháng đầu năm 2021, tăng trưởng dịch vụ luôn luôn ở mức thấp, thậm chí âm. Tuy nhiên, sau khi áp dụng Nghị quyết 128, tăng trưởng của khu vực dịch vụ đã có sự khởi sắc. Trong quý III, ngành dịch vụ tăng trưởng 5,42%. Cả năm, khu vực dịch vụ tăng 1,22%, đóng góp 22,23% vào tổng giá trị tăng thêm của toàn nền kinh tế.
Trải qua năm 2020, 2021, Việt Nam đã đúc rút được rất nhiều bài học kinh nghiệm để có động lực mới, sức sống mới cho sự phát triển.
"Chúng ta có tinh thần dân tộc rất cao trong bối cảnh Covid-19 vừa qua. Những khó khăn lớn như vậy đã vượt qua được, không có lẽ gì những khó khăn trước mắt không thể vượt qua", ông Phương nhấn mạnh và cho rằng, Việt Nam vẫn giữ được những nền tảng cơ bản của nền kinh tế để phục hồi kinh tế nhanh như kinh tế vĩ mô ổn định, khống chế được lạm phát.
Bên cạnh đó, trên toàn thế giới, các đối tác chiến lược toàn diện của Việt Nam đều đang trong quá trình phục hồi. Tuy còn nhiều rủi ro, còn sự không đồng đều nhưng các quốc gia đều đang trong quá trình phục hồi kinh tế. Đây sẽ là cơ hội rất lớn cho sự hồi phục kinh tế của Việt Nam để không bị lỡ nhịp phát triển trên toàn cầu.
Tăng trưởng kinh tế Việt Nam năm 2022: Trở lại nhịp trước đại dịch
Chương trình phục hồi kinh tế 2 năm tới có quy mô gần 350.000 tỷ đồng
Cấu phần của chương trình hỗ trợ phục hồi kinh tế sắp tới gồm giải pháp tài khóa 291.000 tỷ đồng, tiền tệ khoảng 46.000 tỷ đồng và qua các quỹ khác 10.000 tỷ đồng.
Phục hồi kinh tế nhìn từ góc độ văn hoá kinh doanh
Một văn hoá mạnh sẽ giúp doanh nghiệp thích ứng nhanh, chuyển đổi mạnh, biến nguy thành cơ để tạo bước đột phá.
Tiến độ xây dựng gói phục hồi kinh tế
Bên cạnh chính sách về tài khoá, tiền tệ là cốt lõi, chương trình phục hồi kinh tế còn huy động nguồn lực từ các quỹ ngoài ngân sách, quỹ của doanh nghiệp và sự tham gia của khu vực tư nhân.
Cần tận dụng tốt các cơ hội cho phục hồi kinh tế
Trước nhiều mối đe doạ lớn sau dịch bệnh, theo nhiều chuyên gia, toàn nền kinh tế và các doanh nghiệp cần thay đổi để thích ứng với bối cảnh mới và quản trị tốt rủi ro để có thể phục hồi và phát triển bền vững.
Tổ hợp Alumin hơn 910 triệu USD tại Bình Phước thông đường
Tổ hợp Alumin công suất hai triệu tấn alumin/năm tại tỉnh Bình Phước hứa hẹn về đích trong 6 năm tới, sau khi nhận chủ trương và định hình chủ đầu tư.
Chuyện ngành nhựa chinh phục thị trường Hoa Kỳ
Ngành nhựa thành công chinh phục thị trường Hoa Kỳ nhưng sẽ phải đối diện với nhiều khó khăn để giữ và phát triển thị phần tại nền kinh tế hàng đầu thế giới.
MB thu xếp 12.500 tỷ đồng cho dự án điện phân nhôm Đắk Nông
Điện phân nhôm Đắk Nông, dự án sản xuất nhôm kim loại đầu tiên của Việt Nam với hàng loạt ưu đãi đang nhen hy vọng về đích trong năm tới, sau 10 năm chờ đợi tháo gỡ.
Lý do doanh nghiệp tư nhân, hộ kinh doanh không muốn lớn
Hiện đang có tình trạng doanh nghiệp tư nhân nhỏ, hộ kinh doanh không muốn lớn, không chịu lớn để tránh các quy định ràng buộc, thủ tục phức tạp.
Ninh Bình hối thúc dừng nhà máy điện than, đầu tư mới điện linh hoạt
Ninh Bình tiếp tục xin bổ sung dự án điện linh hoạt trị giá 5.600 tỷ đồng vào Kế hoạch thực hiện quy hoạch điện quốc gia thời kỳ 2021-2030, đồng thời dừng này máy điện than hiện tại.
Giá 'bỏng tay', giới nhà giàu vẫn đổ xô mua biệt thự Hà Nội
Bất chấp giá bất động sản Hà Nội đang tăng quá cao, có dấu hiệu tăng nóng, giới nhà giàu vẫn "xuống tiền" đầu tư.
Hạ tầng Gelex vay 40 triệu USD của HSBC
Khoản vay sẽ giúp CTCP Hạ tầng Gelex tiếp cận nguồn vốn dài hạn bằng ngoại tệ, thúc đẩy đầu tư vào các lĩnh vực kinh doanh cốt lõi.
Tỷ giá vượt 26.000 đồng, NHNN có 'ra tay' nâng lãi suất điều hành?
Chuyên gia của Standard Chartered cho rằng NHNN có thể tăng lãi suất thêm 50 điểm cơ bản trong quý II/2025 để ứng phó lạm phát gia tăng.
Startup Stride gỡ nút thắt điện mặt trời trên mái nhà
Ngoài cung cấp gói lắp đặt điện mặt trời trên mái nhà, Stride còn đưa ra giải pháp trả chậm giảm áp lực tài chính cho người dân và doanh nghiệp.
Ông Lê Bá Thọ làm Chủ tịch GELEX Electric
CTCP Điện lực GELEX (HoSE: GEE – GELEX Electric) vừa công bố quyết định bổ nhiệm ông Lê Bá Thọ giữ chức vụ Chủ tịch hội đồng quản trị kể từ ngày 25/3/2025. Trước khi được bổ nhiệm, ông Thọ đang là thành viên hội đồng quản trị của công ty.
Cách mạng hạ tầng y tế, giáo dục định hình bức tranh đô thị tương lai của Phủ Lý, Hà Nam
Sau hai bệnh viện lớn là Bạch Mai và Việt Đức cơ sở 2, hàng loạt trường đại học danh tiếng đã lên kế hoạch đầu tư cơ sở 2 tại Phủ Lý, Hà Nam.
Thoát khỏi vùng an toàn, du lịch Việt Nam tìm ‘mỏ vàng’ mới
Việt Nam đang tìm cách đa dạng hóa nguồn khách du lịch quốc tế ngoài thị trường chính là Trung Quốc, Hàn Quốc. Đâu là thị trường tiềm năng mới và rào cản nào cần tháo gỡ để thu hút du khách?