5 bài học làm truyền thông nội bộ từ Bác Hồ

Quỳnh Chi Thứ hai, 19/05/2025 - 16:48
Nghe audio
0:00

Từ cách Bác Hồ khen đúng người, nêu gương đúng lúc đến quan điểm về tuyên truyền, mỗi chi tiết đều là bài học giá trị cho công tác truyền thông nội bộ trong tổ chức.

Gắn công việc thường ngày với mục tiêu lớn của tổ chức

Trong buổi trò chuyện với các anh nuôi, chị nuôi tại lớp học nghiệp vụ nấu ăn toàn miền Bắc năm 1961, Bác Hồ nhấn mạnh, nhờ có người nấu ăn, dọn ăn kịp thời, công nhân mới ăn uống tốt, làm việc tốt, máy móc được sản xuất nhiều hơn; nông dân làm việc hiệu quả hơn, từ đó góp phần vào sự nghiệp thống nhất và phát triển đất nước.

“Thế là vì làm tốt nhiệm vụ, mà những người nấu ǎn và dọn ǎn đã góp phần xứng đáng vào sự nghiệp chung”, Bác nói.

Chỉ trong vài câu ngắn gọn, Bác đã cho thấy, mọi công việc, dù nhỏ bé, nếu được gắn với mục tiêu chung, đều mang ý nghĩa lớn lao. Ảnh: Blue C

Chỉ trong vài câu ngắn gọn, Bác đã cho thấy, mọi công việc, dù nhỏ bé, nếu được gắn với mục tiêu chung, đều mang ý nghĩa lớn lao. Tương tự tại doanh nghiệp, truyền thông nội bộ không chỉ truyền đạt thông tin mà phải giúp mỗi người hiểu rõ vai trò của mình trong bức tranh tổng thể, thấy được giá trị đóng góp vào sứ mệnh chung của tổ chức.

Theo ông Lê Quang Vũ, CEO Blue C, khi nhân viên hiểu rằng công việc không chỉ để hoàn thành KPI mà là để cùng tổ chức tiến về phía trước, họ sẽ tìm thấy ý nghĩa trong từng việc làm mỗi ngày. Từ đó, sự gắn bó và niềm tự hào sẽ được nuôi dưỡng.

Ghi nhận, khen ngợi nhân viên ngay cả trong những hành động nhỏ

Sinh thời, Bác Hồ đã nhiều lần viết thư, làm thơ, gửi huy hiệu khen các tập thể, cá nhân có thành tích trong lao động sản xuất, chiến đấu và làm việc tốt. Mỗi lần như thế, Bác đều yêu cầu kiểm tra, xác minh thành tích thật tỉ mỉ.

Trong bài “Việc nhỏ, ý nghĩa to” đăng trên Báo Nhân Dân năm 1945, những tấm gương dung dị trong đời sống thường nhật được Bác nhắc lại cũng bằng ngôn từ giản dị, gần gũi và nói rất rõ ràng, chi tiết hành động được khen. Ví dụ như “nhân viên phòng kế toán ở Ty Công chính Gia Lâm trước đây làm một bảng lương phải mất một tuần, nay chỉ mất một ngày”, “anh Thủy thợ sơn, trước cạo một tấm biển mất một ngày, nay chỉ cần 2 giờ”, “anh Tin, công nhân nhà ga, đã giúp cán bộ xét thấy 5 thùng xăng lậu thuế”, “anh Thái Bá Lai, công nhân xe lửa Hải Dương, đã giúp cán bộ tìm ra hàng lậu thuế”…

Tương tự, trong truyền thông nội bộ, việc ghi nhận đúng lúc, ngay cả những việc nhỏ chính là đòn bẩy tạo động lực cho nhân viên. Một phản hồi tích cực, cụ thể, đi kèm cơ hội phát triển sẽ giúp họ cảm nhận rõ giá trị bản thân trong tổ chức. Sự ghi nhận kịp thời không chỉ khiến người được khen cảm thấy vui vì được ghi nhận mà còn lan tỏa đến những người xung quanh.

Những lời khen, bảng vàng, thư cảm ơn là cách tổ chức gửi đến nhân viên thông điệp “tổ chức luôn nhìn thấy và ghi nhận những nỗ lực, đóng góp của bạn”.

Truyền thông nội bộ phải phù hợp với từng nhóm đối tượng

Trong bài “Người tuyên truyền và cách tuyên truyền” đăng trên báo Sự thật năm 1947, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã viết: “Tuyên truyền là đem một việc gì nói cho dân hiểu, dân nhớ, dân theo, dân làm. Nếu không đạt được mục đích đó, là tuyên truyền thất bại”.

Muốn vậy, Bác cho rằng, phải nắm vững đối tượng được tuyên truyền. Nếu người tuyên truyền không điều tra, không phân tích, không nghiên cứu, không hiểu biết quần chúng, chỉ gặp sao nói vậy, nhất định thất bại. Bác cũng lưu ý, dân chúng không nhất luận như nhau. Đối với mỗi tầng lớp đối tượng, phải có phương thức tuyên truyền thích hợp và phải chú trọng ưu tiên cho lớp đối tượng có trình độ nhận thức, văn hóa thấp. Bởi vì đối tượng này hiểu được thì các đối tượng khác cũng nắm bắt dễ dàng.

Ông Vũ cho rằng, truyền thông nội bộ hiệu quả không phải là “nói được cái cần nói” mà là “nói đúng người, đúng cách, đúng lúc”. Trước khi bắt đầu bất cứ nội dung, thông tin nào, người làm truyền thông nội bộ cần hiểu rõ về nhóm nhân viên mà mình đang hướng đến, từ đặc thù công việc, độ tuổi, thói quen, sở thích và cả những mối quan tâm của họ…

Đối tượng sẽ quyết định hình thức, chủ đề, cách thức thể hiện và kênh phù hợp để người làm truyền thông tiếp cận họ.

Bởi, sẽ thất bại ngay từ khi bắt đầu nếu muốn truyền thông tới nhóm nhân viên tuyến đầu như bán hàng, khảo sát thị trường… vốn vô cùng bận rộn và thường xuyên phải đi ra ngoài, nhưng lại chọn một bài viết sâu, dài hàng nghìn từ với nhiều từ ngữ học thuật.

Lắng nghe hai chiều

Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn đề cao việc lắng nghe ý kiến của nhân dân, coi đó là nguyên tắc cốt lõi trong mọi hoạt động, kể cả trong sáng tạo nghệ thuật. Sau mỗi lần xem phim, bao giờ, Bác cũng hỏi các chiến sĩ bảo vệ, những người cùng xem về những suy nghĩ, nhận xét của họ, và dặn dò các nghệ sĩ: “Phải lắng nghe ý kiến của nhân dân, để làm cho hay, cho tốt”.

Theo lời kể của NSND Nguyễn Đăng Bảy, sau buổi chiếu phim Nổi gió (1966), cả đoàn hồi hộp chờ ý kiến nhưng Bác không nói gì. Khi ông đánh bạo xin nhận xét, Bác vui vẻ bảo: Muốn biết phim có hay không, phải hỏi ý kiến của quần chúng xem phim, đừng hỏi riêng Bác.

Theo ông Vũ, truyền thông nội bộ không phải là độc thoại từ trên xuống, mà là cuộc đối thoại hai chiều – nơi nhân viên không chỉ được nghe mà còn được nói. Doanh nghiệp cần xây dựng kênh lắng nghe và môi trường thuận lợi để nhân viên có thể đưa ra các ý kiến, đóng góp, phản hồi, sáng kiến…

Việc lắng nghe ngày càng quan trọng hơn, trong bối cảnh thị trường, đối thủ, khách hàng, công nghệ liên tục thay đổi. Bởi, khi tổ chức lắng nghe nhân viên của mình, họ không chỉ nhận ra các vấn đề mà còn có cơ hội đón nhận những ý tưởng đổi mới để nâng cao hiệu quả công việc, phát triển tổ chức.

Lãnh đạo làm gương

Khi đất nước vừa giành được độc lập năm 1945, để giải quyết nạn đói đang hoành hành, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã kêu gọi đồng bào cả nước “Cứ 10 ngày nhịn ăn một bữa, mỗi tháng nhịn 3 bữa. Đem gạo đó (mỗi bữa một bơ) để cứu dân nghèo”. Bác cũng nêu gương “tôi xin thực hành trước” rất nghiêm túc, cho dù phải làm việc nhiều, sức khỏe lại giảm sút bởi trải qua trận ốm nặng trước đó.

Những đồng chí từng phục vụ bên Bác kể lại rằng, một lần, tướng Tiêu Văn của quân đội Tưởng Giới Thạch mời chiêu đãi Bác Hồ vào đúng bữa cơ quan nhịn ăn để góp gạo cứu đói, dù anh em có báo cáo với Bác là phần gạo của Bác đã cho vào hũ gạo cứu đói rồi, nhưng Bác vẫn quyết định “nhịn ăn một bữa” vào ngày hôm sau.

Trong doanh nghiệp, lãnh đạo không thể truyền thông giá trị nếu chính mình không sống cùng giá trị ấy. Muốn xây dựng văn hóa kỷ luật, lãnh đạo phải đúng giờ. Muốn nhân viên đoàn kết, lãnh đạo phải biết lắng nghe và sẻ chia.

"Những điều lãnh đạo làm hàng ngày chính là thông điệp sống động và chân thật nhất về văn hóa tổ chức. Làm gương không phải là một chiến dịch mà là cách lãnh đạo truyền thông bằng chính cuộc sống và cách ứng xử của mình", CEO Blue C nhấn mạnh.

Để truyền thông nội bộ không chỉ là ‘cái loa’

Để truyền thông nội bộ không chỉ là ‘cái loa’

Diễn đàn quản trị -  7 tháng
Để khẳng định giá trị của mình, những người làm truyền thông nội bộ cần phải thể hiện được những đóng góp thiết thực cho sự phát triển của doanh nghiệp.
Để truyền thông nội bộ không chỉ là ‘cái loa’

Để truyền thông nội bộ không chỉ là ‘cái loa’

Diễn đàn quản trị -  7 tháng
Để khẳng định giá trị của mình, những người làm truyền thông nội bộ cần phải thể hiện được những đóng góp thiết thực cho sự phát triển của doanh nghiệp.
Khai phá sức mạnh truyền thông nội bộ trong xây dựng văn hóa doanh nghiệp

Khai phá sức mạnh truyền thông nội bộ trong xây dựng văn hóa doanh nghiệp

Diễn đàn quản trị -  7 tháng

Sự tương tác và xây dựng lòng tin giữa các thành viên trong cộng đồng giúp giảm đáng kể chi phí giao dịch, truyền thông và quản lý nội bộ, từ đó thúc đẩy sự phát triển và tăng trưởng của tổ chức.

Phó tổng giám đốc ACB kể chuyện vượt khủng hoảng sau biến cố bầu Kiên

Phó tổng giám đốc ACB kể chuyện vượt khủng hoảng sau biến cố bầu Kiên

Diễn đàn quản trị -  1 năm

Theo ông Nguyễn Khắc Nguyện, người làm truyền thông nội bộ phải thực sự có niềm tin vào những gì mình đang truyền tải. Bản thân ông khi đó tin tưởng vào con đường của ACB, từ đó tin tưởng làm việc dù phải đối mặt với khó khăn.

3 chữ 'Hiểu' trong xây dựng văn hóa doanh nghiệp

3 chữ 'Hiểu' trong xây dựng văn hóa doanh nghiệp

Diễn đàn quản trị -  1 năm

Hiểu sếp, hiểu đồng nghiệp và hiểu chính mình là một trong những yếu tố quan trọng nhất giúp người làm truyền thông nội bộ xây dựng văn hóa doanh nghiệp hiệu quả và bền vững.

Chuyển đổi IFRS: Bước nhảy chiến lược của doanh nghiệp Việt

Chuyển đổi IFRS: Bước nhảy chiến lược của doanh nghiệp Việt

Diễn đàn quản trị -  1 ngày

Hành trình chuyển đổi IFRS giữa kỷ nguyên số hóa mang lại nhiều cơ hội lẫn thách thức cho các doanh nghiệp Việt.

Bước ngoặt sống còn của doanh nghiệp gia đình thời tư nhân trỗi dậy

Bước ngoặt sống còn của doanh nghiệp gia đình thời tư nhân trỗi dậy

Diễn đàn quản trị -  3 ngày

Chủ tịch VCCI Phạm Tấn Công cho rằng cần xây dựng văn hóa doanh nghiệp gia đình của Việt Nam.

Bình dân hóa quản trị số

Bình dân hóa quản trị số

Diễn đàn quản trị -  4 ngày

Trong khi quản trị số được xem là động lực tăng trưởng đất nước, thì tại nhiều doanh nghiệp, khoảng 70% các nhà quản trị vẫn chưa biết bắt đầu từ đâu.

30 năm VIMC và hành trình tái sinh trên biển lớn

30 năm VIMC và hành trình tái sinh trên biển lớn

Diễn đàn quản trị -  1 tuần

Tổng công ty Hàng hải Việt Nam (VIMC) đã tái sinh mạnh mẽ từ đáy vực nợ nần bằng bản lĩnh, tư duy đổi mới và tinh thần quyết liệt.

Truyền thông ngân hàng 'trôi tuột' giữa thời khách hàng nhớ ngắn, lướt nhanh

Truyền thông ngân hàng 'trôi tuột' giữa thời khách hàng nhớ ngắn, lướt nhanh

Diễn đàn quản trị -  1 tuần

Không thiếu tiền, không thiếu công nghệ nhưng truyền thông ngân hàng lại thiếu khả năng chạm đến đúng người, vào đúng lúc, với đúng điều khách hàng cần.

5 bài học làm truyền thông nội bộ từ Bác Hồ

5 bài học làm truyền thông nội bộ từ Bác Hồ

Diễn đàn quản trị -  4 giây

Từ cách Bác Hồ khen đúng người, nêu gương đúng lúc đến quan điểm về tuyên truyền, mỗi chi tiết đều là bài học giá trị cho công tác truyền thông nội bộ trong tổ chức.

Thế cuộc mới cho Trungnam Group và Bim Group tại Ninh Thuận

Thế cuộc mới cho Trungnam Group và Bim Group tại Ninh Thuận

Tiêu điểm -  1 phút

Trungnam Group, Bim Group sắp được VDB bơm thêm nhiều nghìn tỷ đồng vốn vay ưu đãi để thực hiện các dự án lớn tại tỉnh Ninh Thuận.

HDBank mở gói vay 20.000 tỷ đồng ưu đãi cho doanh nghiệp hạ tầng và công nghệ số

HDBank mở gói vay 20.000 tỷ đồng ưu đãi cho doanh nghiệp hạ tầng và công nghệ số

Tài chính -  27 phút

Thực hiện định hướng của Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước trong chương trình tín dụng trọng điểm 500.000 tỷ đồng nhằm thúc đẩy đầu tư hạ tầng và công nghệ số, hai động lực tăng trưởng chiến lược của giai đoạn 2025-2030, HDBank triển khai gói tín dụng ưu đãi 20.000 tỷ đồng dành cho doanh nghiệp đang và sẽ đầu tư vào các lĩnh vực then chốt này.

SHB chốt danh sách cổ đông ngày 10/6 để trả cổ tức bằng tiền

SHB chốt danh sách cổ đông ngày 10/6 để trả cổ tức bằng tiền

Nhịp cầu kinh doanh -  3 giờ

Ngân hàng Sài Gòn – Hà Nội (SHB) vừa thông báo về ngày chốt danh sách cổ đông để chi trả cổ tức năm 2024 bằng tiền mặt với tỷ lệ 5%.

VNG được vinh danh là doanh nghiệp trí tuệ nhân tạo của năm

VNG được vinh danh là doanh nghiệp trí tuệ nhân tạo của năm

Nhịp cầu kinh doanh -  3 giờ

VNG được vinh danh dựa trên các sáng kiến đột phá trong triển khai hạ tầng và hiệu quả ứng dụng công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI) vào thực tiễn.

GSM ra mắt nền tảng xanh SM Platform tại Lào

GSM ra mắt nền tảng xanh SM Platform tại Lào

Nhịp cầu kinh doanh -  4 giờ

Công ty cổ phần Di chuyển xanh và thông minh (GSM), đơn vị vận hành Xanh SM, công bố triển khai nền tảng công nghệ Xanh SM Platform cùng việc phân phối chính thức hai mẫu ô tô điện VinFast VF 3 và VF 5 tại Lào.

Quần thể du lịch Bà Nà - Suối Mơ tăng đầu tư lên 2 tỷ USD

Quần thể du lịch Bà Nà - Suối Mơ tăng đầu tư lên 2 tỷ USD

Bất động sản -  5 giờ

Phó thủ tướng Trần Hồng Hà đã thay mặt Thủ tướng Chính phủ ký ban hành Quyết định số 946/QĐ-TTg về việc chấp thuận chủ trương đầu tư để điều chỉnh dự án quần thể khu du lịch Bà Nà - Suối Mơ. Quyết định phê duyệt trên cơ sở đề nghị của Bộ Tài chính, ý kiến thẩm định của các bộ và UBND thành phố Đà Nẵng.