Doanh nghiệp
Masan muốn mạng ảo Reddi lặp lại thành công của Jio tại Ấn Độ
Dựa trên nền tảng bán lẻ Reliance của tập đoàn mẹ, nhà mạng Jio chỉ mất 3 năm để vươn lên số 1 thị trường viễn thông Ấn Độ với hơn 400 triệu người dùng và trở thành một công ty trị giá hàng chục tỷ USD với các nhà đầu tư Google, Facebook.
Sau khi công bố mua lại cổ phần kiểm soát nhà mạng di động ảo Reddi, CEO của Masan Group, ông Danny Lê đã có những chia sẻ với nhà đầu tư, chuyên viên phân tích về thương vụ quan trọng này trong chiến lược của Tập đoàn Masan.
Theo CEO của Masan, đây là bước đi đầu tiên của Masan trong lĩnh vực dịch vụ số, trụ cột thứ 3 của nền tảng Point of Life sau nhu yếu phẩm và dịch vụ tài chính đã được Masan đặt nền móng xây dựng từ nhiều năm trước.
Ước tính, nhu yếu phẩm và dịch vụ tài chính chiếm 50% chi tiêu tiêu dùng của người dân Việt Nam. Với mảnh ghép chiến lược thứ 3 này, Masan sẽ bắt đầu cung cấp dịch vụ viễn thông và giải trí, qua đó gia tăng khả năng tiếp cận chi tiêu tiêu dùng (wallet share) của người Việt lên 80%.

Cơ cấu dân số trẻ với 56% có độ tuổi dưới 35, tỉ lệ sở hữu thuê bao di động ở mức cao cùng độ phủ sóng 4G lên tới 95%, Việt Nam đang có cơ cấu dân số cũng như nền tảng hạ tầng viễn thông lý tưởng để phát triển dịch vụ số.
Dù đa phần người Việt Nam đều quen thuộc với điện thoại di động nhưng theo thống kê, gần một nửa số thuê bao di động chỉ sử dụng các tiện ích cơ bản là nghe gọi.
Thực tế cho thấy, các doanh nghiệp viễn thông không nhiều tiện ích để người dùng “tiêu tiền”, và chỉ khoảng 35% doanh thu của các doanh nghiệp viễn thông đến từ khai thác dữ liệu.
Một nhà mạng ảo (MVNO) như Reddi ra đời để bù đắp những thiếu sót này. Không có hạ tầng, các doanh nghiệp MVNO chỉ phải tập trung phát triển các dịch vụ gia tăng trên di động, giúp nâng cao chất lượng và đa dạng trải nghiệm.
Ra đời đầu tiên tại Anh vào năm 1999, đến nay MVNO đã xuất hiện ở hầu hết các châu lục, đặc biệt tại khu vực Tây Âu, Bắc Mỹ và Châu Á - Thái Bình Dương. Hầu hết các MVNO trên thế giới đang hoạt động thành công tại thị trường châu Âu như Anh, Đức và Bỉ.
Tuy vậy các nhà mạng ảo khi mới gia nhập thị trường luôn phải đối mặt với bài toán hệ thống phân phối, để nhanh chóng tiếp cận được khách hàng một cách hiệu quả. Bên cạnh đó là chi phí cao để thu hút thuê bao và mức độ trung thành của khách hàng.
Với việc kết hợp cùng Masan, Reddi gần như giải quyết được tất cả các bài toán của một MVNO. Cụ thể, Reddi sẽ được tiếp cận độc quyền với một tập đoàn tiêu dùng có sản phẩm tại 98% hộ gia đình Việt Nam, sở hữu hệ thống bán lẻ rộng lớn với 9 triệu người tiêu dùng tại 2.400 siêu thị VinMart và VinMart+, cộng đồng khách hàng trẻ và ưa thích công nghệ tại Phúc Long, hay gián tiếp là 5 triệu khách hàng có thu nhập tốt tại Techcombank và hàng triệu người tiêu dùng từ các đối tác chiến lược của Masan.
Đây là lợi thế giúp Reddi tiết giảm đáng kể chi phí thu hút khách hàng và cho phép công ty dùng khoản tiết kiệm này để tái đầu tư vào phát triển các giải pháp tiêu dùng số và nền tảng trải nghiệm cho người tiêu dùng Việt Nam.
Ở chiều ngược lại, với các trụ cột sản phẩm đã rất mạnh, sự có mặt của một mạng viễn thông Reddi sẽ tăng thêm độ phủ cho các sản phẩm của Masan. Doanh nghiệp này cũng tỏ rõ tham vọng không chỉ dừng lại ở hàng tiêu dùng mà tiếp tục tạo ra những tiện ích mới trên nền tảng viễn thông, mục tiêu phục vụ tất cả nhu cầu hàng ngày của khách hàng, từ ăn uống, mua sắm đến giải trí.
Sự kết hợp giữa một tập đoàn bán lẻ với một mạng viễn thông đặc biệt thành công tại Ấn Độ. Đây có thể là hình mẫu thành công mà Masan hướng tới trong mục tiêu phải triển mạng di động ảo Reddi.
Reliance Industries là nhà bán lẻ hàng đầu tại Ấn Độ về quy mô với gần 11.000 điểm bán, sở hữu 23 trung tâm phân phối và cơ sở dữ liệu với hơn 110 triệu khách hàng thân thiết.
Năm 2016, Reliance quyết định “lấn sân” sang lĩnh vực kỹ thuật số và điện tử viễn thông khi giới thiệu nhà mạng Jio. Đến nay Jio đã trở thành nhà khai thác di động lớn nhất của Ấn Độ, đánh bật nhiều đối thủ cạnh tranh thông qua chiến lược giá hợp lý, chất lượng sóng tốt và các gói dịch vụ hấp dẫn và khác biệt.
Hiện nay, Jio sở hữu khoảng 400 triệu người dùng trả phí cho các dịch vụ trong hệ sinh thái của họ. Hệ sinh thái này bao gồm cả JioTV –TV trực tuyến, JioMoney –tiền kỹ thuật số và thanh toán điện tử, JioMart – hệ thống cửa hàng online….
Với hệ thống sinh thái về ứng dụng đa dạng, Jio nhanh chóng chiếm lĩnh được thị trường hơn một tỷ dân tại Ấn Độ và thu hút ánh mắt thèm muốn của các nhà đầu tư trên toàn thế giới. Doanh nghiệp được định giá là công ty Ấn Độ lớn thứ tư theo vốn hóa thị trường và nhận được đầu tư tổng cộng 20 tỉ USD từ các nhà đầu tư lớn bao gồm cả Google, Facebook.
Sự phát triển nhanh chóng của các nền tảng số càng được hậu thuẫn với sự xuất hiện của dịch Covid-19, khi hàng triệu người dân bắt đầu chuyển sang làm việc và học tập online, cũng như đặt lịch khám bệnh, mua sắm và thanh toán thông qua ngân hàng điện tử đã góp phần tạo nên thành công của Jio.
Với Reddi, trước mắt doanh nghiệp sẽ tập trung vào nhóm khách hàng trung thành của các siêu thị Winmart. Mục tiêu ngắn hạn trong 6 – 12 tháng tới của Reddi là bao phủ khoảng 16% lượng khách hàng trung thành của chuỗi siêu thị Winmart, tương đương khoảng 1,4 triệu thuê bao, mang về doanh thu khoảng 150 tỷ đồng/tháng.
Trong dài hạn đến năm 2025, tầm nhìn của Masan là xây dựng nền tảng tích hợp xuyên suốt từ offline đến online nhằm phục vụ các sản phẩm và dịch vụ thiết yếu, có tần suất sử dụng hàng ngày cho 50 triệu người tiêu dùng Việt Nam.
Masan chi gần 300 tỷ mua mạng di động ảo Reddi
Hoàng Huy gọi vốn 2.000 tỷ cho loạt dự án bất động sản Hải Phòng
Công ty CP Đầu tư dịch vụ tài chính Hoàng Huy lên kế hoạch phát hành thêm hơn 200 triệu cổ phiếu trong năm 2025 để huy động vốn phát triển hai dự án bất động sản lớn tại Hải Phòng.
Vì sao Đất Xanh Group cấp thiết tăng vốn lên 10.000 tỷ đồng?
Nhà sáng lập Đất Xanh Group, Lương Trí Thìn khẳng định tập đoàn sẽ tăng vốn điều lệ lên trên 10.000 tỷ đồng để trở thành công ty cấp trung và cỡ lớn.
Mùa đại hội chỉ tiến không lùi
Mùa đại hội năm nay chứng kiến các doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam thể hiện tinh thần "chỉ tiến không lùi", như lời khẳng định về nội lực quốc gia trước những bất ổn toàn cầu.
V-Green cùng 4 đối tác đầu tư 300 triệu USD làm 63.000 cổng sạc VinFast tại Indonesia
V-Green và các đối tác gồm Chargecore, Chargepoint, Amarta Group và CVS, cam kết đầu tư 300 triệu USD để phát triển hạ tầng trạm sạc tại Indonesia.
Hóa dầu Long Sơn tiếp tục thổi bay nghìn tỷ lợi nhuận của SCG
Được kỳ vọng là dự án chiến lược tại Việt Nam nhưng đến hiện tại, Tổ hợp hóa dầu Long Sơn đang gây áp lực tài chính lớn cho Tập đoàn SCG.
Làm sao thương hiệu ngân hàng nổi bật khi khách chỉ chọn gần nhất?
Các chuyên gia cho rằng, một thương hiệu ngân hàng tốt không chỉ nằm ở logo hay khẩu hiệu, mà là sự cam kết bền vững, được xây dựng từ niềm tin.
Công bố đường bay thẳng Hà Nội - Moscow
Ngày 9/5, dưới sự chứng kiến của Tổng bí thư Tô Lâm và lãnh đạo cấp cao 2 nước, Vietnam Airlines đã công bố đường bay thẳng từ thủ đô Hà Nội đến Moscow, Nga.
Giá vàng hôm nay 10/5: Bật tăng liên tiếp 4 nhịp
Giá vàng hôm nay 10/5 tăng 500 nghìn đồng ở cả hai chiều đối với vàng miếng và vàng nhẫn SJC ở thị trường trong nước.
Di sản của Warren Buffett và những bài học vượt thời gian
Warren Buffett không chỉ là một nhà đầu tư xuất sắc mà còn là một nhà tư tưởng tài chính với tầm ảnh hưởng vượt ra ngoài lĩnh vực đầu tư.
Nghị định 91 gỡ vướng dự án BT Thủ Thiêm của Đại Quang Minh, CII
Những vướng mắc về xác định giá đất để thanh toán cho nhà đầu tư đã bỏ vốn xây dựng hạ tầng cho khu đô thị mới Thủ Thiêm đã được tháo gỡ.
Hoàng Huy gọi vốn 2.000 tỷ cho loạt dự án bất động sản Hải Phòng
Công ty CP Đầu tư dịch vụ tài chính Hoàng Huy lên kế hoạch phát hành thêm hơn 200 triệu cổ phiếu trong năm 2025 để huy động vốn phát triển hai dự án bất động sản lớn tại Hải Phòng.
Thủ tướng: Thiết kế chính sách để phát triển kinh tế tư nhân là không giới hạn
Thủ tướng khẳng định phát triển kinh tế tư nhân là không giới hạn, yêu cầu khẩn trương hoàn thiện cơ chế, chính sách để tạo đà tăng trưởng bền vững.