Miễn thuế nhập nước sát trùng, khẩu trang và nguyên liệu sản xuất
Nhật Hạ
Thứ năm, 06/02/2020 - 09:09
Khẩu trang y tế, nước sát khuẩn và nguyên liệu sản xuất các mặt hàng này chuẩn bị được miễn thuế nhập khẩu trong bối cảnh dịch Corona bùng phát.
Cùng với dịch nCoV bùng phát nhanh chóng, nhu cầu khẩu trang y tế, nước sát trùng tăng mạnh.
Tại cuộc họp báo Chính phủ chiều ngày 5/2, ông Mai Tiến Dũng, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ cho biết, Chính phủ quyết định miễn thuế với nguyên liệu sản xuất khẩu trang, nước sát trùng cũng như hoá chất phục vụ sản xuất các sản phẩm chống dịch.
Cụ thể, bà Vũ Thị Mai, Thứ trưởng Bộ Tài chính cho biết, mặt hàng khẩu trang, nước khử trùng đang khan hiếm so với nhu cầu thực tế. Vừa qua, Chính phủ đã yêu cầu Bộ Tài chính phối hợp các bộ trình phương án miễn thuế nhập khẩu với khẩu trang y tế, nguyên liệu sản xuất khẩu trang và các loại nước sát trùng phòng chống dịch,
Bà Mai cho biết, "Bộ Tài chính sẽ phối hợp với các bộ, ngành liên quan như Bộ Công Thương, Bộ Y tế cụ thể hóa các mã hàng sẽ được miễn thuế, sớm trình Thủ tướng quyết định".
Cùng với dịch Corona (nCoV) bùng phát nhanh chóng, nhu cầu khẩu trang y tế, nước sát trùng tăng mạnh. Giá mặt hàng này trong 2 tuần qua đã bị đẩy lên cao do khan hàng. Tại một số chợ thuốc, cửa hàng thuốc vào tuần trước còn diễn ra hiện tượng đồng loạt treo biển "không bán khẩu trang, nước sát trùng".
Vừa qua, Bộ Y tế đã công bố danh sách 22 doanh nghiệp trên cả nước sản xuất khẩu trang y tế 3 lớp, 4 lớp với tổng công suất sản xuất dự kiến 2.107.000 chiếc/ngày. Ngoài ra, 2 doanh nghiệp khác có khả năng sản xuất 82.000 chiếc khẩu trang N95/ ngày (lọc 95% các hạt siêu nhỏ có kích thước đến 0,3μm). Tuy nhiên, nhiều doanh nghiệp đang sản xuất dưới công suất bởi không có nguyên liệu.
Theo thông tin từ Bộ Công thương, 2 loại nguyên liệu chính để sản xuất khẩu trang y tế là vải không dệt và màng lọc kháng khuẩn. Trong đó, trong nước đã sản xuất được vải không dệt và thời gian tới có thể tăng cường sản lượng nhưng không nhiều.
Riêng màng lọc kháng khuẩn, Việt Nam hiện phải nhập khẩu từ Trung Quốc đến khoảng 70%; 30% còn lại nhập từ Ấn Độ, Malaysia, Indonesia, Ai Cập, Hàn Quốc, Nhật Bản, Châu Âu.
Tuy nhiên, hiện nguồn nguyên liệu từ Trung Quốc không thể nhập do quốc gia này cấm xuất khẩu cả sản phẩm, nguyên liệu và máy móc sản xuất khẩu trang. Hàn Quốc và Nhật Bản rơi vào tình trạng khan hàng, không có nguồn cung để xuất khẩu; còn nhập từ châu Âu thì giá rất cao.
Do đó, nhiều doanh nghiệp đang liên hệ nhập khẩu nguyên liệu từ Ấn Độ nhưng cũng đang gặp khó khăn trong giao dịch và giá cũng tăng rất mạnh.
Áp dụng các biện pháp hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn như cơ cấu lại thời hạn trả nợ, xem xét miễn giảm lãi vay, …cho khách hàng thuộc những ngành, lĩnh vực có thể bị ảnh hưởng nhiều như du lịch, nông nghiệp, xuất khẩu.
Hoạt động xuất nhập khẩu của Việt Nam đang đối mặt với nhiều khó khăn trong thời kỳ dịch Corona bùng phát, đặc biệt là mặt hàng nông sản với thời gian bảo quản rất ngắn.
Nông sản, đặc biệt thanh long và dưa hấu, sẽ là ngành chịu thiệt hại nặng nhất do sự bùng phát của dịch Corona và thậm chí mức ảnh hưởng kéo dài 6 – 8 tháng, theo Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường.
Ngành nhựa thành công chinh phục thị trường Hoa Kỳ nhưng sẽ phải đối diện với nhiều khó khăn để giữ và phát triển thị phần tại nền kinh tế hàng đầu thế giới.
Điện phân nhôm Đắk Nông, dự án sản xuất nhôm kim loại đầu tiên của Việt Nam với hàng loạt ưu đãi đang nhen hy vọng về đích trong năm tới, sau 10 năm chờ đợi tháo gỡ.
Ninh Bình tiếp tục xin bổ sung dự án điện linh hoạt trị giá 5.600 tỷ đồng vào Kế hoạch thực hiện quy hoạch điện quốc gia thời kỳ 2021-2030, đồng thời dừng này máy điện than hiện tại.
Không khí tại ba điểm cầu Hà Nội, Đà Nẵng, TP HCM trong ngày diễn ra “Ngày hội sáng tạo VF 3” càng về chiều càng trở nên sôi động. Theo ghi nhận, thời điểm hiện tại, ban giám khảo ở cả 3 miền đều đã có sơ bộ điểm số chấm cho những mẫu xe “độ” đẹp nhất.
Ưu đãi thuế xanh thúc đẩy doanh nghiệp chuyển đổi xanh, giảm thiểu tác động môi trường, nâng cao hiệu quả hoạt động và tạo lợi thế cạnh tranh bền vững.