Môi giới bất động sản kiệt quệ

An Chi Thứ năm, 11/05/2023 - 11:11

Các sàn giao dịch bất động sản đang chứng kiến làn sóng sa thải ngân viên lớn chưa từng có trong lịch sử do hoạt động kinh doanh ảm đạm trên thị trường.

Giao dịch bất động sản ảm đạm. Ảnh: Hoàng Anh

Khó khăn chưa từng có từ trước tới nay

Những khó khăn của các sàn giao dịch bất động sản được thể hiện rất rõ trên kết quả kinh doanh đầu năm 2023. Theo đó, nhiều doanh nghiệp trong ngành đều báo lỗ trong quý I. Không ít doanh nghiệp cho biết, kết quả kinh doanh ghi nhận của họ đang thấp nhất kể từ năm 2017 cho tới nay.

Cụ thể, kết quả kinh doanh hợp nhất trong quý I/2023 vừa công bố của CenLand cho thấy doanh thu thuần sụt giảm mạnh còn 53 tỷ đồng, trong khi cùng kỳ năm 2022, doanh nghiệp thu về 1.942 tỷ đồng. Các khoản thu từ hoạt động tài chính cũng giảm xuống chỉ còn 19 tỷ đồng.

Quý I/2023, CenLand ghi nhận khoản lỗ gần 9 tỷ đồng, dù có nhiều nỗ lực trong việc tối ưu hóa chi phí bán hàng, cắt giảm nhân sự. Theo doanh nghiệp này cho hay, đây cũng chính là khoản lỗ theo quý thứ hai của doanh nghiệp tính từ năm 2017.

Ba động lực giúp phục hồi thị trường bất động sản

Tương tự, Công ty CP Tập đoàn Danh Khôi cũng không ghi nhận doanh thu trong quý đầu năm nay. Theo báo cáo tài chính hợp nhất quý I/2023 vừa công bố, công ty không phát sinh doanh thu do tình hình khó khăn chung của thị trường bất động sản trầm lắng. 

Kết quả là Danh Khôi lỗ gần 17 tỷ đồng trong quý I/2023. Trong khi cùng kỳ năm ngoái doanh thu đạt hơn 51 tỷ đồng. Trước đó, trong quý IV/2022, Danh Khôi cũng chỉ ghi nhận 1 tỷ đồng doanh thu và báo lỗ 60 tỷ đồng.

Công ty Dịch vụ bất động sản Đất Xanh cũng vừa có báo cáo doanh thu quý đầu năm 2023 đạt 329 tỷ đồng, giảm 38% so với cùng kỳ năm trước. Công ty ghi nhận lỗ gần 44 tỷ đồng trong khi quý I/2022 lãi hơn 218 tỷ đồng. 

Kết quả kinh doanh với những con số tiêu cực của các doanh nghiệp môi giới được lý giải là do do thị trường bất động sản đang đối mặt với nhiều khó khăn và các yếu tố không thuận lợi xuất hiện từ năm ngoái. Theo đó, các vấn đề về nguồn vốn, lãi suất tăng cao đang gây áp lực lớn cho người mua nhà và nhà đầu tư. Điều này làm cho nhu cầu giao dịch bất động sản giảm mạnh kéo theo doanh thu và lợi nhuận của các doanh nghiệp suy giảm nhiều so với cùng kỳ.

Mặc dù, nhiều doanh nghiệp đã tích cực thực hiện cắt giảm mạnh các khoản chi phí, nhưng do tình hình khó khăn chung của thị trường bất động sản đã khiến doanh thu sụt giảm mạnh nên các doanh nghiệp không có dòng tiền để hoạt động.

Sự hoạt động kém hiệu của của các doanh nghiệp phân phối đã kéo theo tình hình khó khăn của môi giới bất động sản. Số liệu từ Hội Môi giới bất động sản Việt Nam (VARS) cho thấy, chỉ riêng trong quý I/2023, đã có thêm khoảng 50% sàn giao dịch phải đóng cửa hoặc tạm dừng hoạt động. với hàng nghìn lao động mất việc. 

Theo Hội Môi giới bất động sản Việt Nam, các sàn môi giới bất động sản đã và đang chứng kiến làn sóng sa thải nhân viên nhiều nhất từ trước tới nay với hàng nghìn nhân sự, trong đó nhiều nhất thuộc bộ phận kinh doanh. Phần lớn các doanh nghiệp môi giới có bộ phận bán hàng sa thải 50% nhân sự trở lên dưới nhiều hình thức như dừng ký hợp đồng tạm thời từ 3 - 6 tháng, cho thôi việc hoặc giữ chế độ cộng tác viên.

Đáng chú ý, tình trạng sa thải nhân sự không chỉ riêng với các doanh nghiệp đầu ngành, mà thậm chí còn mạnh mẽ hơn với các doanh nghiệp quy mô nhỏ và vừa. Thực tế cho thấy, một số doanh nghiệp quy mô dưới 50 nhân viên còn chấm dứt hợp đồng với 70% người lao động do không còn nguồn lực "cầm cự". 

Dữ liệu của VARS cho thấy, ước lượng số môi giới đang hoạt động hiện nay chỉ còn khoảng 30-40% so với giai đoạn đầu năm 2022. Theo ông Nguyễn Hoàng Nam, Tổng giám đốc G-Homes, các môi giới bất động sản đang gặp phái khó khăn rất lớn. Chủ đầu tư không bán được hàng khiến thu nhập chủ yếu của môi giới viên từ hoa hồng bán sản phẩm bị ảnh hưởng nặng nề.

"Việc không có nguồn thu kéo dài, trong khi các chi phí vẫn phải chi trả đều đặn khiến nhiều sàn môi giới phải ngừng hoạt động, bởi không thể chịu đựng mãi", ông Nam nhận định.

Quá trình sàng lọc tự nhiên

Theo nhận định từ Hội Môi giới bất động sản Việt Nam, triển vọng nghề nghiệp của môi giới bất động sản vẫn còn là rất lớn. Bất động sản luôn là một trong những sản phẩm giúp nhà đầu tư kiếm lời nhiều nhất, đầu tư an toàn.

Tuy nhiên, đây cũng là một ngành nghề rất khó, nhiều thách thức do tính cạnh tranh cao. Điều này buộc các môi giới bất động sản phải luôn học hỏi, không ngừng nâng cao nghiệp vụ và giữ được đạo đức nghề nghiệp, uy tín với khách hàng. Chính vì vậy, nếu các nhân viên môi giới không đủ năng lực, sẽ không thể tồn tại với nghề.

Môi giới bất động sản suy kiệt vì Covid

Đây cũng là nguyên nhân khiến khiến làn sóng sa thải nhân viên môi giới vừa qua chủ yếu vẫn tập trung ở các nhân sự mới, chưa gắn bó lâu năm với nghề, còn đa phần các doanh nghiệp vẫn phải giữ lại nhân sự cứng, đủ năng lực. Các môi giới tay non, tay ngang sẽ khó cạnh tranh với những người có kinh nghiệm, đã được đào tạo bài bản và có uy tín trong các hoạt động môi giới của mình trong bối cảnh thị trường khó khăn.

Mặt khác, thời gian trước, việc quản lý lỏng lẻo, không kiểm soát được hoạt động của môi giới, nhiều địa phương có hàng nghìn, hàng vạn môi giới không có chứng chỉ vẫn hoạt động bình thường cũng gây ra nhiều hệ luỵ cho thị trường.

Chính vì vây, thời điểm hiện tại cũng được coi là giai đoạn “sàng lọc tự nhiên” của môi giới bất động sản để thị trường bình vận hành an toàn và minh bạch hơn. Đây là giai đoạn thách thức đối với những đơn vị môi giới và môi giới viên không đủ năng lực cạnh tranh để tồn tại nhưng cũng là cơ hội để các đơn vị chuyên nghiệp vượt lên và phát triển bền vững hơn. 

Về lâu dài, Hội Môi giới cho rằng, các cơ quan quản lý cần hiện đại hóa việc cấp chứng chỉ môi giới, xây dựng phương án Bộ Xây dựng sẽ cấp chứng chỉ hành nghề, tổ chức xã hội nghề nghiệp đứng ra quản lý ngành nghề, quy định khóa học đào tạo bồi dưỡng, cập nhật kiến thức định kỳ cho người môi giới. 

Tổ chức xã hội nghề nghiệp được giao phải thể chế hóa quy tắc, đạo đức hành nghề môi giới. Qua đó, nâng cao chất lượng hoạt động, sự chuyên nghiệp của các môi giới bất động sản và giúp quản lý được hoạt động của môi giới, giúp thị trường bất động sản phát triển lành mạnh, bền vững và hiệu quả hơn.

5 yếu tố giúp môi giới bất động sản vượt khó

5 yếu tố giúp môi giới bất động sản vượt khó

Bất động sản -  2 năm
Ông Lê Xuân Nga, Phó chủ tịch BHS Group cho rằng, tập trung vào thanh khoản, chấp nhận thay đổi và chọn bán sản phẩm phục vụ đúng nhu cầu của khách hàng là 3 trong 5 yếu tố giúp môi giới bất động sản vượt qua giai đoạn thị trường khó khăn hiện nay.
5 yếu tố giúp môi giới bất động sản vượt khó

5 yếu tố giúp môi giới bất động sản vượt khó

Bất động sản -  2 năm
Ông Lê Xuân Nga, Phó chủ tịch BHS Group cho rằng, tập trung vào thanh khoản, chấp nhận thay đổi và chọn bán sản phẩm phục vụ đúng nhu cầu của khách hàng là 3 trong 5 yếu tố giúp môi giới bất động sản vượt qua giai đoạn thị trường khó khăn hiện nay.
Vướng mắc pháp lý dự án bất động sản chủ yếu ở các địa phương

Vướng mắc pháp lý dự án bất động sản chủ yếu ở các địa phương

Bất động sản -  1 năm

Trong khi ở trung ương, Chính phủ đang chỉ đạo rất quyết liệt trong việc tháo gỡ vướng mắc pháp lý cho các dự án bất động sản, nhằm sớm hồi phục thị trường, thì tại các địa phương, khâu tổ chức thực thi pháp luật lại vẫn đang gây ra những khó khăn rất lớn cho các dự án.

16 dự án bất động sản ở TP.HCM được gỡ vướng

16 dự án bất động sản ở TP.HCM được gỡ vướng

Bất động sản -  1 năm

32 dự án đang vướng mắc mà TP.HCM báo cáo với tổ công tác của Chính phủ thì đã có 16 dự án được tháo gỡ, 16 dự án còn lại tiếp tục xem xét.

Ba động lực giúp phục hồi thị trường bất động sản

Ba động lực giúp phục hồi thị trường bất động sản

Bất động sản -  1 năm

Sự tháo gỡ về pháp lý, nguồn vốn và sản phẩm phù hợp sẽ là ba yếu tố quyết định sự hồi phục của thị trường bất động sản.

Sẽ không xuất hiện làn sóng bán tháo bất động sản

Sẽ không xuất hiện làn sóng bán tháo bất động sản

Bất động sản -  1 năm

Ông Võ Huỳnh Tuấn Kiệt, Giám đốc bộ phận phát triển nhà ở CBRE cho rằng, mức giá nhà ở tại thị trường sơ cấp có thể sẽ biến động nhẹ vào giai đoạn cuối năm, song sẽ không tạo ra được làn sóng bán tháo hay giảm giá mạnh.

Hạnh phúc ở một doanh nghiệp tí hon vĩ đại

Hạnh phúc ở một doanh nghiệp tí hon vĩ đại

Diễn đàn quản trị -  1 giờ

LuxGroup không chỉ duy trì vị thế dẫn đầu trong lĩnh vực du lịch sang trọng mà còn xây dựng văn hóa doanh nghiệp mạnh mẽ, lấy khách hàng làm trung tâm.

SeABank lãi trước thuế 4.500 tỷ đồng sau 9 tháng

SeABank lãi trước thuế 4.500 tỷ đồng sau 9 tháng

Tài chính -  1 giờ

SeABank đạt lợi nhuận trước thuế 4.508 tỷ đồng, tăng 43% so với cùng kỳ năm trước với các chỉ số kinh doanh tích cực nhờ quản trị rủi ro hiệu quả.

Vàng ròng từ nông nghiệp bền vững

Vàng ròng từ nông nghiệp bền vững

Phát triển bền vững -  2 giờ

Định hướng phát triển nông nghiệp bền vững ngay từ những ngày đầu đã giúp Phúc Sinh trở thành một trong những người dẫn dầu xuất khẩu hồ tiêu và cà phê.

Kích hoạt dòng đầu tư xanh từ EU

Kích hoạt dòng đầu tư xanh từ EU

Phát triển bền vững -  2 giờ

Lãnh đạo Ủy ban châu Âu khẳng định, EU sẽ đem tới Việt Nam những khoản đầu tư xanh chất lượng, hướng đến mục tiêu phát thải ròng bằng 0.

Thách thức của nhà tái chế

Thách thức của nhà tái chế

Phát triển bền vững -  3 giờ

Phân loại rác thải tại nguồn và thiết kế sinh thái là giải pháp giúp nhà tái chế hoạt động hiệu quả, nâng cao tỷ lệ và chất lượng sản phẩm tái chế.

Điện mặt trời mái nhà được EVN mua lại không quá 20% công suất

Điện mặt trời mái nhà được EVN mua lại không quá 20% công suất

Tiêu điểm -  4 giờ

Điện mặt trời mái nhà tự sản, tự tiêu nối lưới nếu không dùng hết sẽ được bán lên hệ thống điện quốc gia không quá 20% công suất lắp đặt thực tế, từ 22/10/2024.

Thủ tướng phê bình các địa phương chậm hướng dẫn thi hành Luật Đất đai

Thủ tướng phê bình các địa phương chậm hướng dẫn thi hành Luật Đất đai

Bất động sản -  13 giờ

Thủ tướng Chính phủ phê bình nghiêm khắc lãnh đạo nhiều địa phương chậm ban hành các văn bản hướng dẫn thi hành Luật Đất đai, để đưa bộ luật này sớm đi vào thực tiễn.