Một doanh nghiệp Malaysia muốn đầu tư cảng biển, hệ thống logistic tại Quảng Ninh
Tiêu Phong
Thứ bảy, 07/10/2017 - 21:56
Ông Sze Eam Leong, đại diện Công ty R&L Telecommunications (Malaysia) mong muốn được đầu tư lĩnh vực cảng biển và hệ thống logistics tại KCN Đầm Nhà Mạc (TX. Quảng Yên, Quảng Ninh).
Phối cảnh một phần trong dự án KCN Đầm Nhà Mạc. Ảnh Báo Xây dựng
Theo thông tin từ Cổng thông tin tỉnh Quảng Ninh cho biết, đoàn các nhà đầu tư Malaysia vừa có chương trình làm việc và tìm hiểu cơ hội hợp tác đầu tư dự án cảng biển, kho bãi và dịch vụ logistic tại khu vực Đầm Nhà Mạc, TX. Quảng Yên.
Hiện tỉnh Quảng Ninh đang hoàn thiện hồ sơ trình Thủ tướng Chính phủ xem xét chủ trương đầu tư một loạt dự án hạ tầng, logistic quy mô lớn.
Cụ thể, dự án xây dựng hạ tầng KCN Sông Khoai (TX Quảng Yên) vốn đầu tư dự kiến 155,68 triệu USD; dự án đầu tư kinh doanh cơ sở hạ tầng KCN, cảng tổng hợp và dịch vụ kho bãi Bạch Đằng, khu vực Đầm Nhà Mạc 994,29 tỷ đồng; dự án đầu tư Cảng tổng hợp và khu liên hiệp thu mua, chế biến bảo quản tiêu thụ nông thủy sản tại khu vực Đầm Nhà Mạc vốn đầu tư 1.431,63 tỷ đồng...
Trước đó, Thủ tướng Chính phủ cũng đồng ý cho Quảng Ninh triển khai đầu tư khu kinh tế tại TX. Quảng Yên gồm Đầm Nhà Mạc, Sông Khoai kết nối với Hải Phòng.
Trong quy hoạch phát triển hệ thống logistics Việt Nam, Quảng Ninh đã chọn được địa điểm phát triển Trung tâm logictics tại TX. Quảng Yên. Để thực hiện được chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về việc đẩy mạnh liên kết phát triển, phấn đấu Quảng Ninh trở thành trung tâm logistics, trung tâm dịch vụ phục vụ đắc lực cho phát triển kinh tế của cả vùng.
Theo ông Sze Eam Leong, đại diện Công ty R&L Telecommunications, Trưởng đoàn, đoàn các nhà đầu tư Malaysia mong muốn được đầu tư lĩnh vực cảng biển và hệ thống logistics tại KCN Đầm Nhà Mạc (TX. Quảng Yên) vì nơi đây có vị trí rất thuận lợi về giao thông thủy bộ và trên địa bàn cũng đã hình thành các cảng, kho, bãi.
Đoàn các nhà đầu tư Malaysia cũng đã lên kế hoạch khảo sát thực tế tại khu vực TX. Quảng Yên trước khi đưa ra quyết định chính thức về việc đầu tư cảng và hệ thống logistics tại Quảng Ninh.
Theo quy hoạch tổng thể đã được Thủ tướng phê duyệt, khu kinh tế Vân Đồn sẽ trở thành một trong những vùng động lực phát triển kinh tế của Việt Nam, nằm trong nhóm dẫn đầu về thành phố đáng sống của khu vực Châu Á – Thái Bình Dương.
Các dự án đầu tư theo hình thức hợp đồng BT được ký trước ngày 1/1/2018 chưa hoàn thành việc thanh toán sẽ tiếp tục được thực hiện thanh toán theo nội dung hợp đồng đã ký kết.
Theo tiết lộ của lãnh đạo Tập đoàn Nguyễn Hoàng, ngoài Quảng Ngãi, sắp tới sẽ tiếp tục xây dựng thêm nhiều Thành phố giáo dục quốc tế ở các thành phố khác tại Việt Nam.
Theo báo cáo của Cục Đầu tư nước ngoài, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, năm 2018 ước tính các dự án FDI đã giải ngân 19,1 tỷ USD, tăng 9,1% so với cùng kỳ năm 2017.
Câu chuyện tuân thủ bền vững đang "sôi sục" thời gian gần đây bởi những thay đổi tại thị trường EU, gây ảnh hưởng trực tiếp đến các doanh nghiệp Việt Nam.
Công trình xanh ngoài việc được thiết kế, xây dựng thân thiện với môi trường, thì còn cần sử dụng cả những vật liệu xanh vốn đang là bài toán khó trong doanh nghiệp.
Dù dự kiến đến quý III/2025 mới chính thức khai trương nhưng Vincom Mega Mall Vũ Yên đang tiếp tục “khuấy đảo” thị trường khi hé lộ thông tin AEON Beta Cinema.
Tổ chức tài chính phát triển của Pháp (Proparco) và Ngân hàng phát triển doanh nghiệp Hà Lan (FMO) đã ký kết hợp tác đầu tư 80 triệu USD cho SeABank nhằm bổ sung nguồn vốn hỗ trợ các doanh nghiệp vừa và nhỏ, doanh nghiệp do phụ nữ làm chủ, biến đổi khí hậu