Một quốc gia TPP 11 bất ngờ muốn đàm phán lại hiệp định
Đỗ Dung
Thứ hai, 11/06/2018 - 14:37
Thủ tướng Malaysia mới đây đưa ra đề nghị xem xét và đàm phán lại Hiệp định Toàn diện và Chiến lược Xuyên Thái Bình Dương (CPTPP).
Theo ông Mahathir Mohamad, các quốc gia đang phát triển như Malaysia cần có những biện pháp bảo hộ thương mại khác. Mặc dù quốc gia này không chống lại các hiệp định thương mại, ông đề nghị Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) với phiên bản mới là CPTPP cần được cân nhắc lại.
Trong một hội thảo quốc tế tại Tokyo mới đây, vị thủ tướng Malaysia cho rằng những nền kinh tế khác nhau cần những quy tắc khác nhau để có thể cạnh tranh công bằng với những nước khổng lồ như Mỹ hay Trung Quốc.
"Các quốc gia nhỏ không thể cạnh tranh được với các nước lớn hơn trong cùng một điều khoản. Chúng tôi không hoàn toàn chống lại TPP nhưng hiệp định này cần được đàm phán lại để những nước nhỏ hơn có cơ hội cạnh tranh", CNBC dẫn lời.
Trước đó trong cuộc phỏng vấn với Nikkei hôm 9/6, ông Mahathir Mohamad cũng cho rằng các điều khoản hiện nay đang gây bất lợi cho những nền kinh tế nhỏ. “Các quốc gia nhỏ và yếu hơn cần có cơ hội để bbaor vệ sản phẩm của mình”.
Động thái của Thủ tướng Malaysia được đánh giá là cú đánh bất ngờ đối với hiệp định vừa được ký kết ngày 8/3 vừa qua sau rất nhiều nỗ lực cứu vớt kể từ khi Mỹ tuyên bố rút khỏi.
Cho đến thời điểm này, ông Mahathir chưa có lời phủ nhận ý nghĩa của hiệp định thương mại và cũng chưa có dấu hiệu cho thấy Malaysia sẽ ra khỏi TPP. Dù vậy, khả năng Malaysia có tham gia hay không cũng sẽ không ảnh hưởng tới CPTPP do điều khoản hiệu lực. Cụ thể, hiệp định này vẫn sẽ hoạt động nếu ít nhất 6 trong số 11 quốc gia phê chuẩn.
Theo TS. Phạm Minh Đức, chuyên gia kinh tế cao cấp của Ngân hàng Thế giới, năng lực xử lý tranh chấp thương mại của một số cơ quan quản lý Nhà nước Việt Nam hiện còn rất hạn chế cần được khắc phục ngay trong quá trình thực thi CPTPP.
Bên cạnh việc có thêm “room” cho vay để đảm bảo mức trần quy định, hàng nghìn tỷ đồng từ các đợt tăng vốn cũng giúp các công ty gia tăng nội lực tài chính.
Dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam được kỳ vọng sẽ đảm bảo tiến độ, chất lượng và hiệu quả thông qua việc áp dụng các cơ chế đặc thù, tập trung huy động nguồn lực trong nước và chuyển giao công nghệ hiện đại.
Lựa chọn thuê môi trường rừng làm du lịch phù hợp với các dự án có quy mô lưu trú nhỏ, tập trung khai thác các hoạt động trải nghiệm trong rừng với vốn đầu tư không quá lớn.
Quản trị số sẽ không chỉ là một công cụ hỗ trợ, mà còn là "linh hồn" của nền kinh tế số Việt Nam, giúp đất nước chuyển mình mạnh mẽ trong bối cảnh mới.
Với chủ đề “Vật liệu cho tương lai bền vững”, tọa đàm của Quỹ VinFuture với các nhà khoa học hàng đầu thế giới, mang tới góc nhìn sâu sắc về vật liệu bền vững.