Tài chính
MSB sẽ lãi nghìn tỷ nhờ bán công ty tài chính FCCOM
MSB sẽ bán toàn bộ cổ phần tại Công ty tài chính FCCOM để tập trung vào phát triển ngân hàng bán lẻ. Ngân hàng đồng thời tiếp tục tăng trưởng tín dụng, song hành cùng với kiểm soát chặt rủi ro nợ xấu.
Chiều 5/11, MSB đã tổ chức buổi gặp gỡ chuyên viên phân tích và nhà đầu tư để chia sẻ kết quả kinh doanh 9 tháng và kế hoạch dài hạn của ngân hàng.
Đáng chú ý, MSB cho biết sẽ bán toàn bộ 100% vốn Công ty Tài chính FCCOM. Ông Nguyễn Hoàng Linh, Tổng giám đốc MSB tiết lộ ngân hàng đang tiếp xúc với 2 - 3 nhà đầu tư và dự kiến ký hợp đồng chuyển nhượng trong tháng 11/2021.
"Nếu đạt kỳ vọng và không có gì thay đổi, ngân hàng sẽ hoàn tất chuyển nhượng trong năm sau và ghi nhận lợi nhuận", ông Linh nói. Giá trị thương vụ ước tính không thấp hơn 100 triệu USD và MSB có thể thu về 1.800 - 2.000 tỷ đồng lợi nhuận trong năm 2022.
Lãnh đạo MSB cho biết ngân hàng định hướng thoái vốn các công ty con và tập trung vào lĩnh vực chính, phát triển mảng bán lẻ, nhóm khách hàng cá nhân và doanh nghiệp vừa, nhỏ (SME).
Đề cập đến hoạt động kinh doanh, ông Linh cho biết đến hết tháng 10, lãi trước thuế 4.600 tỷ đồng, vượt 40% kế hoạch cả năm. Các chỉ số ROAA và ROAE lần lượt là 2,14% và 20,83%. Tỷ lệ biên lãi ròng NIM được đạt 3,72%, cao hơn mức 3,35% của năm 2020 và 2,51% của 2019. Dự kiến ngân hàng sẽ cán mốc trên 5.000 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế cho cả năm 2021.
Sau 9 tháng, tín dụng của MSB tăng gần 16%, cao hơn mức 10,6% cuối tháng 6. Ngân hàng vẫn kỳ vọng đạt hạn mức 25% cho cả năm. Theo vị CEO, MSB là ngân hàng có quản trị rủi ro tốt, tập trung giải ngân vào các ngành phát triển bền vững , tích cực tham gia các hoạt động và chính sách của Ngân hàng Nhà nước. Trong kỳ nới hạn mức tín dụng cuối năm, MSB kỳ vọng sẽ được nâng "room" tín dụng, dựa trên cân đối và phân bổ của cơ quan điều hành.
Luôn bám sát định hướng tăng trưởng bền vững, MSB cũng kiểm soát chặt chất lượng giải ngân tín dụng, từ đó kiểm soát nợ xấu hiệu quả dù chịu ảnh hưởng dịch bệnh. Đến cuối tháng 9, nợ xấu tính theo Thông tư 02/2013-TT-NHNN được kiểm soát ở mức 1,31%, giảm so với cuối quý trước (1,6%). Tổng nợ cơ cấu lại theo Thông tư 14/2021 của Ngân hàng Nhà nước đến hết quý III là 1.759 tỷ đồng, chỉ chiếm 1,8% tổng dư nợ. Bên cạnh đó, ngân hàng cũng thúc đẩy quá trình xử lý tài sản đảm bảo, bán nợ xấu.
Đến 30/9, tổng tài sản ngân hàng ở mức trên 195.500 tỷ đồng, tăng hơn 10% so với đầu năm, vượt kế hoạch 190.000 tỷ đồng được Đại hội cổ đông phê duyệt. Tiền gửi khách hàng tăng 9%, tiền gửi không kỳ hạn (CASA) tăng gần 14%. Nhờ tập trung phát triển mạnh dịch vụ ngân hàng điện tử từ năm 2020 đến nay, CASA của MSB tăng trưởng tốt, đạt hơn 29 nghìn tỷ đồng đến hết quý III, đứng thứ 4 trên thị trường tính theo tỷ lệ CASA/tổng tiền gửi và dự kiến đạt 32 nghìn tỷ đồng vào cuối năm 2021.
Trong kế hoạch từ nay đến năm 2023, ngân hàng đặt mục tiêu duy trì tăng trưởng trung bình tín dụng 25 - 30%, tổng tài sản 17%/năm và huy động vốn 16%/năm, CASA hướng đến mốc 40.000 tỷ đồng. Hiện nay, MSB đã ghi nhận một số chỉ tiêu hoàn thành sớm, vượt so với kế hoạch đề ra khi làm việc với tư vấn McKinsey.
Riêng trong năm 2022, MSB đặt mục tiêu tăng trưởng doanh thu và lợi nhuận trước thuế 30%, quy mô tài sản 10 -15%. Ngân hàng dự kiến tiếp tục chia cổ tức 2021 với tỷ lệ 30%, tăng cường nguồn lực cho hoạt động kinh doanh và đảm bảo quyền lợi cổ đông.
Vừa qua, MSB đã hoàn thành việc tăng vốn điều lệ lên 15.275 tỷ đồng thông qua việc phát hành cổ phiếu để trả cổ tức 2020 với tỷ lệ 30%. Trung tâm Lưu ký Chứng khoán Việt Nam (VSD) đã cấp giấy chứng nhận đăng ký chứng khoán, lưu ký bổ sung 352,5 triệu cổ phiếu từ ngày 9/11.
Việc tăng vốn sẽ giúp ngân hàng đảm bảo các tỷ lệ an toàn về vốn, quản trị rủi ro đáp ứng các chuẩn quốc tế Basel II, hướng tới Basel III. Từ đó, ngân hàng có thêm nguồn lực đầu tư vào các dự án chiến lược, mở rộng phát triển hoạt động kinh doanh trong giai đoạn 2021 – 2023 như xây dựng ngân hàng số, đầu tư vào số hóa và đầu tư hệ thống core-banking mới...
MSB đạt 4.128 tỷ đồng lợi nhuận sau 9 tháng
MSB đạt 4.128 tỷ đồng lợi nhuận sau 9 tháng
Ngân hàng MSB vừa công bố báo cáo tài chính III/2021 với nhiều chỉ tiêu hoàn thành và vượt mục tiêu đề ra cho cả năm. Hoạt động ngân hàng được điều hành linh hoạt giúp vượt qua làn sóng thứ 4 của đại dịch.
MSB hoàn thành sớm nhiều cam kết với cổ đông
Kết quả kinh doanh quý III của MSB cho thấy ngân hàng đã hoàn thành và vượt nhiều mục tiêu đề ra cho cả năm 2021 dù gặp nhiều thách thức do tác động của đại dịch Covid-19.
MSB miễn phí hoàn toàn dịch vụ chuyển tiền quốc tế
Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (MSB) triển khai chương trình ưu đãi dịch vụ chuyển tiền quốc tế với 0 đồng phí và nhận tiền siêu tốc trong vòng 24 giờ với một số quốc gia.
MSB tiếp tục nâng cao sức khỏe tài chính để phát triển bền vững
Ngân hàng siết chất lượng giải ngân tín dụng và chất lượng dư nợ cho vay, bên cạnh trích lập dự phòng để ứng phó nợ xấu. Mặt khác, MSB liên tục nâng cao chất lượng nguồn vốn, tiếp cận các chuẩn mực an toàn quốc tế, tạo nền tảng phát triển bền vững.
VietinBank tăng trưởng tín dụng 10% trong nửa đầu năm
Đại diện VietinBank cho biết nhà băng đã đạt được những kết quả kinh doanh tích cực trong 6 tháng đầu năm.
Áp lực đằng sau đà bơm tiền của ngân hàng vào nền kinh tế
Tín dụng từ đầu năm đến nay tăng cao so với cùng kỳ, với định hướng kéo GDP đạt mục tiêu tăng trưởng. Mặc dù vậy, việc phụ thuộc quá lớn vào dòng vốn ngân hàng cũng mang lại nhiều rủi ro.
Ngân hàng Nhà nước tổ chức tinh gọn hệ thống chi nhánh khu vực
Các Ngân hàng Nhà nước khu vực chính thức đi vào hoạt động từ ngày 1/7, đồng bộ với hệ thống chính quyền địa phương mới.
Ngân hàng nào hưởng lợi lớn khi luật hóa Nghị quyết 42?
Những ngân hàng tập trung cho vay bán lẻ như MB, HDBank, VPBank hay VIB được kỳ vọng hưởng lợi lớn nhờ khả năng xử lý nhanh các khoản vay nhỏ.
Thanh toán không tiền mặt phủ sóng mọi thế hệ nhờ bộ ba 'vũ khí' này
Tốc độ, tiện lợi, an toàn là những yếu tố giúp thanh toán không tiền mặt chinh phục người tiêu dùng từ thành thị đến nông thôn, từ Gen Z đến thế hệ trung niên.
Bộ Tài chính cảnh báo lỗ hổng giúp doanh nghiệp FDI trốn thuế
Doanh nghiệp FDI có trường hợp ghi nhận tổng vốn đầu tư hàng tỷ USD nhưng vốn góp thực tế từ chủ sở hữu rất thấp, gây ra rủi ro chuyển giá, trốn thuế.
Vincom Retail nhận chuyển nhượng một phần siêu dự án Cần Giờ
Vincom Retail vừa công bố thông tin sẽ nhận chuyển nhượng một phần siêu dự án Khu đô thị du lịch lấn biển Cần Giờ (Vinhomes Green Paradise) của Vingroup.
'Bí quyết' đằng sau sự tự tin trước bão thuế quan của Gemadept
Ban lãnh đạo Gemadept cho biết, từ khi có thông tin thuế đối ứng thì doanh nghiệp đã chuẩn bị các kịch bản đối phó, đảm bảo ảnh hưởng tối thiểu kể cả trong kịch bản xấu.
Xác định đối tượng thụ hưởng tín chỉ carbon rừng
Nguồn thu từ trao đổi tín chỉ carbon rừng là nguồn thu của chủ rừng, theo dự thảo nghị định của Bộ Nông nghiệp và môi trường.
Bảo hành điện tử: Nâng tầm dịch vụ, củng cố niềm tin vào thương hiệu lớn
Trong bối cảnh thị trường ngày càng cạnh tranh, dịch vụ hậu mãi, đặc biệt là trải nghiệm bảo hành cũng đã trở thành một yếu tố đóng vai trò then chốt góp phần xây dựng uy tín thương hiệu. Tập đoàn Tân Á Đại Thành, với tầm nhìn chiến lược, đã triển khai hệ thống bảo hành điện tử, khẳng định cam kết nâng cao chất lượng chăm sóc khách hàng một cách toàn diện và chuyên nghiệp
Vietjet khai trương loạt đường bay thẳng đầu tiên kết nối Việt Nam – Nga
Hãng hàng không Vietjet vừa chính thức khai trương các đường bay thẳng đầu tiên giữa Việt Nam và Nga.
Vinhomes Royal Island nhận giải Vàng VUPA: Đô thị đảo kiểu mẫu cho cộng đồng tinh hoa toàn cầu
Vinhomes Royal Island (Vũ Yên, Hải Phòng) vừa được vinh danh với giải Vàng tại giải thưởng Quy hoạch đô thị quốc gia lần thứ IV - cột mốc quan trọng tiếp theo khẳng định tầm vóc của dự án và tầm nhìn chiến lược của Vinhomes. Giải thưởng góp phần gia tăng sức hút của đô thị đảo nghỉ dưỡng với giới đầu tư và cộng đồng quốc tế giữa thời điểm Hải Phòng đang trên hành trình vươn mình trở thành siêu đô thị hàng đầu khu vực.