Leader talk
'Năm nay sẽ là một năm rất khó khăn'
Khủng hoảng địa chính trị lan rộng trên thế giới, cộng với Covid-19 kéo dài đã khiến thói quen của người tiêu dùng thay đổi và tác động đến hoạt động của doanh nghiệp cũng như cơ hội việc làm của người lao động cả trên thế giới và tại Việt Nam.
Nền kinh tế thế giới thời gian qua có những biến động mạnh do tác động của cuộc chiến giữa Nga và Ukraine, cùng với lạm phát cao khiến cho các ngân hàng trung ương của nhiều quốc gia liên tục tăng lãi suất. TheLEADER.vn đã có cuộc trao đổi với tiến sĩ Nguyễn Công Ái, Phó tổng giám đốc, Bộ phận tư vấn thương vụ KPMG Việt Nam về những biến động đó tác động thế nào đến hoạt động của các doanh nghiệp tại Việt Nam.
Doanh nghiệp khó, người lao động mất việc
Sau giai đoạn Covid-19, đặc biệt là những biến động địa chính trị thế giới thời gian gần đây đã khiến nền kinh tế thay đổi như thế nào thưa ông?
TS Nguyễn Công Ái: Covid-19 không chỉ thay đổi nền kinh tế Việt Nam mà thay đổi cả kinh tế thế giới. Nền kinh tế thay đổi theo hướng hoạt động online nhiều hơn, kinh tế số phát triển mạnh hơn.
Nhiều thói quen của người tiêu dùng đã thay đổi, chẳng hạn như trước đây muốn mua đồ gì đó phải tới cửa hàng để nhìn ngắm, sờ tận tay nhưng nay chuyển qua mua online.
Đối với nền kinh tế Việt Nam, lúc đầu người ta chờ đợi sau Covid-19 nền kinh tế sẽ phát triển nhanh, mạnh trở lại. Tuy nhiên, mọi thứ không diễn ra thuận lợi như những gì các nhà đầu tư, doanh nghiệp kỳ vọng.
Cụ thể, do tác động của địa chính trị thế giới và một số vấn đề nội tại nên nền kinh tế nước ta xuất hiện nhiều khó khăn. Tôi cho rằng năm nay sẽ là một năm rất khó khăn của nền kinh tế Việt Nam trong một thập kỷ trở lại đây.
Theo ông, ngành nào đang chịu tác động mạnh nhất?
TS Nguyễn Công Ái: Quý 1 vừa qua, cả nước chỉ tăng trưởng 3,1%. Để đạt được kế hoạch tăng trưởng cả năm là 6,5% thì các quý sau sẽ phải phát triển với tốc độ 7,5 – 8% mới có thể đạt mục tiêu. Tuy nhiên, ngay trong các quý tới nền kinh tế Việt Nam cũng đối diện nhiều thách thức.
Trước hết là việc TP. HCM với hơn 10 triệu dân, được coi là đầu tàu kinh tế của cả nước nhưng chỉ tăng trưởng 0,7% trong quý 1, thấp hơn tất cả các dự báo. Điều này chứng tỏ nền kinh nước ta nói chung và TP. HCM đang rất khó khăn.
Tại TP. HCM, lĩnh vực bất động sản tăng trưởng âm 14,8%. Bất động sản đang là ngành chịu tác động lớn nhất. Cụ thể, theo Hiệp hội bất động sản TP. HCM, ngành bất động sản đang gặp khó khăn cả về thanh khoản, nguồn vốn và các vấn đề pháp lý…
Do ngành này đóng góp đến 11% vào GDP của cả nước nên khi rơi vào khó khăn sẽ ảnh hưởng đến tất cả các doanh nghiệp khác trong hệ sinh thái như ngành xây dựng, sản xuất vật liệu xây dựng.
Lĩnh vực thứ hai chịu nhiều ảnh hưởng trong quý 1 là xuất khẩu và các ngành liên quan đến xuất khẩu. Đơn cử như những ngành mũi nhọn xuất khẩu của Việt Nam như dệt may, chế biến thủy sản, chế biến đồ gỗ, kể cả máy tính, điện thoại di động.
Nguyên nhân là do thị trường châu Âu, Mỹ đang đối mặt với lạm phát cao và nguy cơ suy thoái dẫn đến giảm tiêu dùng. Do đó, nhiều công ty ở Việt Nam không có đơn hàng, buộc phải cắt giảm nhân sự, người lao động.
Đơn cử, trong báo cáo quý 1 vừa qua nhiều doanh nghiệp bất động sản lớn ở TP. HCM phải sa thải công nhân, lao động như Đất Xanh giảm gần 1.400 người so với đầu năm.
Thống kê của Hiệp hội Xây dựng và Vật liệu xây dựng TP.HCM (SACA) cho thấy có tới 40% doanh nghiệp trong ngành gặp khó, nhiều doanh nghiệp đã phải ngừng hoạt động.
Theo Hiệp hội Gỗ và Lâm sản (Vifores), trong 3 tháng đầu năm 2023, kim ngạch xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ ước đạt 2,88 tỷ USD, giảm 28% so với cùng kỳ năm 2022.
Có rất nhiều lao động bị đơn phương cho nghỉ việc vì doanh nghiệp không có việc làm, không có đơn hàng. Ông có nghĩ những người này sẽ buộc phải tìm việc ở các lĩnh vực khác?
TS Nguyễn Công Ái: Khi bị mất việc, đương nhiên lao động phải tìm việc làm mới, kể cả trong lĩnh vực khác để nuôi sống bản thân và gia đình.
Tuy nhiên, qua trao đổi với một số lãnh đạo doanh nghiệp, tôi không nghĩ sẽ là thị trường việc làm sẽ thay đổi lớn đến mức có hàng loạt lao động phải thay đổi nghề nghiệp của mình. Còn việc một số cá nhân phải học thêm những cái kỹ năng mới để chuyển sang làm công việc khác là bình thường, thường xuyên xảy ra trong nền kinh tế.
Chẳng hạn với những người tốt nghiệp đại học ngành tài chính kế toán mà chưa có kinh nghiệm làm việc thì đôi khi sẽ khó tìm việc làm. Thế nên chọn đúng ngành nghề xã hôi đang cần là rất quan trọng đối với các bạn trẻ.
Nhưng về lâu dài thì thị trường luôn tuân theo quy luật cung cầu, và học ngành nào cũng sẽ có tương lai nếu thực sự giỏi. Tuy nhiên, cần chú ý đến những thay đổi công nghệ gần đây như ChatGPT, AI có thể thay thế cho nhiều loại công viêc trong một số ngành nhất định như thư ký, luật sư tập sự hay cả kế toán viên.
Cơ hội để thay đổi
Trong bối cảnh thị trường khó khăn như vậy, các khách hàng tìm đến KPMG Việt Nam để xin tư vấn về vấn đề gì?
TS Nguyễn Công Ái: Trước đây KPMG Việt Nam chủ yếu tư vấn cho các doanh nghiệp nước ngoài, tuy nhiên thời gian qua khách hàng là các doanh nghiệp trong nước đang tăng nhanh.
Các khách hàng nước ngoài khi đến với KPMG là họ muốn xâm nhập vào thị trường Việt Nam hoặc mở rông kinh doanh tại đây. Phương pháp xâm nhập thị trường rất phong phú, như kinh doanh thương mại, đầu tư hoặc mua các doanh nghiệp Việt để mở rộng nhanh chóng bắt đầu việc kinh doanh ở thị trường Việt Nam.
Gần đây KPMG nhận được nhiều sự quan tâm của khách hàng nước ngoài đến thị trường Việt Nam, đặc biệt là thông qua M&A.
Còn với khách hàng trong nước, họ cần nhất là tìm cách làm thế nào để giảm chi phí và tái cấu trúc doanh nghiệp.
Khi thị trường tương đối trầm lắng, nhiều doanh nghiệp tận dụng cơ hội này để tăng cường quản trị doanh nghiệp và chuyển đổi số, nhằm tăng cường năng lực cạnh tranh trong tương lai.
Chính trong Covid-19, nhiều doanh nghiệp đã chuyển đổi số thành công bởi họ tận dụng tố được thời gian quý báu này, khi hoạt đông kinh doanh không quá sôi động để tăng cường quản trị, chuyển đổi số, thay đổi cấu trúc hệ thống nhằm tối ưu hoá hiệu quả trong kinh doanh.
Một số doanh nghiệp đang có ý tưởng nâng cấp quản trị, thay đổi cấu trúc để tối ưu hoá hoạt động. Vậy theo ông họ nên tập trung vào mảng nào trước?
TS Nguyễn Công Ái: Theo tôi các doanh nghiệp phải tự thấy mình yếu khâu nào nhất thì nên tập trung vào đó. Chẳng hạn với việc quản trị, các lãnh đạo cao cấp giỏi rồi nhưng cấp dưới trình độ còn yếu nên không theo được ý tưởng của lãnh đạo cấp trên. Như vậy thì đào tạo những người đó, thiết lập một hệ thống để cùng nhau đi.
Doanh nghiệp Việt Nam, đặc biệt là các doanh nghiệp gia đình thì mô hình hoạt động thường phụ thuộc vào một người. Do đó người này chỉ cần hắt hơi sổ mũi là doanh nghiệp có vấn đề.
Thế nên cần xây dựng hệ thống quản trị, sao cho chủ tịch hay tổng giám đốc đi vắng nhiều ngày công ty vẫn hoạt động bình thường. Ý tôi muốn nói là hệ thống quản trị cần được xây dựng tách bạch sao cho chủ tịch làm việc của chủ tịch, giám đốc tài chính làm việc của ông giám đốc tài chính, người nào việc nấy.
Nhiều doanh nghiệp cảm thấy bi quan trong bối cảnh kinh tế hiện nay. Với một người có kinh nghiệm lâu năm trong hoạt động tư vấn, ông đánh giá thế nào?
TS Nguyễn Công Ái: Tôi cho rằng đây chỉ là những khó khăn mang tính tạm thời. Có thể thấy vừa qua Chính phủ đã có nhiều quyết sách tháo gỡ cho ngành bất động sản và thực tế tại TP. HCM nhiều dự án đã được gỡ vướng pháp lý.
Còn về lâu dài tôi vẫn lạc quan với triển vọng nền kinh tế của Việt Nam. Đơn cử vừa qua có một phái đoàn các doanh nghiệp Mỹ sang Việt Nam tìm hiểu cơ hội đầu tư. Việc rất đông doanh nghiệp Mỹ qua thăm chứng tỏ họ đang quan tâm đến thị trường Việt Nam.
Còn để sự quan tâm ấy có tiến đến việc họ rót vốn đầu tư vào nước ta hay không còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Trong đó có việc Việt Nam có đưa ra những chính sách phù hợp và kịp thời hay không.
Đơn cử như hiện Quốc hội đang thảo luận ba luật quan trọng là Luật Đất đai, Luật Kinh doanh bất động sản và Luật Nhà ở. Việc các luật này được thông qua nhanh chóng, tạo nền tảng cho môi trường kinh doanh thông thoáng là rất quan trọng đối với các doanh nghiệp cả trong và ngoài nước.
Xin cảm ơn ông!
Hội nghị Luật Lao động 2023: Cơ hội để doanh nghiệp phát triển bền vững
Điểm mới của dự thảo Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp sửa đổi
Dự thảo Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp sửa đổi bổ sung quy định thuế tối thiểu toàn cầu, ưu đãi thuế mới, tạo tác động lớn đến doanh nghiệp.
Vingroup và PV Power hợp tác phát triển hạ tầng năng lượng xanh
Vingroup và PV Power ký thỏa thuận hợp tác nhằm phát triển hệ thống trạm sạc xe điện trên quy mô toàn quốc và thúc đẩy hệ thống điện mặt trời áp mái.
Sandoz khởi động chương trình cộng đồng phòng, chống đề kháng kháng sinh
Sáng ngày 22/11/2024, công ty Sandoz đã chính thức phát động chương trình cộng đồng về phòng, chống kháng kháng sinh (AMR) tại Việt Nam.
Chúng ta đã đi bao xa trên con đường phát triển bền vững
Có lẽ đã đến lúc thay đổi góc nhìn về triển vọng và thực tiễn của sự phát triển bền vững tại Việt Nam.
Giải mã sức hút của shophouse Nghi Sơn Central Park
Bên cạnh việc kiến tạo không gian sống văn minh, chủ đầu tư Taseco Land còn đặc biệt chú trọng tính thẩm mỹ tinh tế cho các shophouse tại Nghi Sơn Central Park.
PV Gas theo đuổi các dự án khí tại Bắc Bộ
PV Gas vừa có cuộc làm việc với lãnh đạo TP. Hải Phòng về các dự án khí, đánh dấu một bước tiến quan trọng trong chiến lược mở rộng hoạt động kinh doanh sản phẩm khí tại khu vực Bắc Bộ.
Phố đi bộ nơi 'tọa độ kim cương' của Phổ Yên chính thức lộ diện
Phố đi bộ bên cạnh quảng trường Vạn Xuân sẽ sớm trở thành biểu tượng giao thương và điểm đến sôi động bậc nhất, giúp gia tăng giá trị bất động sản cho khu vực