Giải pháp sắp tới để sản phẩm Việt dễ dàng bảo hộ kiểu dáng công nghiệp
An Nhiên
Thứ ba, 11/09/2018 - 13:45
Ngày càng nhiều sản phẩm của Việt Nam đã được đăng ký bảo hộ và được biết đến rộng rãi ở nước ngoài, nhưng cùng với đó là những bài học về việc mất các tài sản trí tuệ do chậm đăng ký, thủ tục rườm rà, nhiều hàng giả hàng nhái kiểu dáng tràn lan trên thị trường nước ngoài khiến sản phẩm Việt gặp rất nhiều khó khăn.
Đây là một trong những nhu cầu cần thiết đối với các doanh nghiệp trong và ngoài nước.
Trong bối cảnh hội nhập kinh tế và toàn cầu hóa hiện nay, việc đăng ký bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp, trong đó có kiểu dáng công nghiệp, đã trở thành một trong những nhu cầu cần thiết đối với các doanh nghiệp trong và ngoài nước.
Sự bảo vệ về mặt pháp lý đối với các tài sản trí tuệ như kiểu dáng của sản phẩm, sẽ giúp nâng cao khả năng cạnh tranh của các sản phẩm trên thị trường, ngăn chặn hành vi sao chép trái phép hoặc giả mạo, khuyến khích cạnh tranh lành mạnh và tạo khả năng sinh lời.
Tuy nhiên, hiện nay, các doanh nghiệp, cá nhân Việt Nam muốn bảo hộ kiểu dáng công nghiệp của mình ở nước ngoài chỉ có một hình thức duy nhất là nộp đơn đăng ký trực tiếp cho các cơ quan sở hữu trí tuệ của từng quốc gia riêng rẻ theo thủ tục của từng nước, dẫn đến nhiều khoản chi phí phát sinh. Đồng thời, các doanh nghiệp hay cá nhân nước ngoài cũng gặp không ít khó khăn tương tự khi muốn bảo hộ kiểu dáng của mình tại Việt Nam. Điều này đã trở thành một trong những ‘cục đá cản đường’ của các doanh nghiệp xuất khẩu muốn khẳng định thương hiệu sản phẩm trên trường quốc tế.
Trước thực tế đó, một trong những chính sách mà Bộ Khoa học và Công nghệ, đầu mối là Cục Sở hữu trí tuệ hướng đến là việc tham gia điều ước quốc tế với nội dung đơn giản hóa thủ tục xác lập quyền sở hữu trí tuệ, cụ thể là Thỏa ước Lahay về đăng ký quốc tế kiểu dáng công nghiệp, hiện do Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới (WIPO) quản lý.
Theo thông tin trên website của Bộ Khoa học Công nghệ, với đầu mối là Cục Sở hữu trí tuệ, hiện việc gia nhập Thỏa ước Lahay đang được tiến hành các thủ tục liên quan để trình Chính phủ.
Theo ông Lê Ngọc Lâm, Phó cục trưởng Cục Sở hữu trí tuệ, hệ thống Lahay được xây dựng nhằm tạo khả năng đăng ký bảo hộ KDCN tại nhiều nước thông qua một đơn đăng ký duy nhất nộp cho Văn phòng quốc tế của WIPO với một loại tiền tệ duy nhất, đồng thời giúp chủ sở hữu dễ dàng quản lý đăng ký quốc tế kiểu dáng công nghiệp của mình như gia hạn hiệu lực, chuyển giao quyền sở hữu, thay đổi tên, địa chỉ của chủ sở hữu thông qua một thủ tục đơn giản. Vì vậy, người nộp đơn không cần phải nộp các đơn quốc gia riêng biệt tại mỗi nước cần bảo hộ, do đó tránh được các thủ tục phức tạp và khác nhau của mỗi nước.
Hiện liên minh Lahay có 69 thành viên ký kết. Gần đây, hệ thống này đã ghi nhận thêm sự gia nhập của các thành viên có nền kinh tế phát triển như Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Nga và Canada.
Không chỉ là những con số đầu tư hay công suất sản xuất, thành quả lớn nhất mà TH mang đến chính là niềm tin và sinh kế cho hàng trăm người dân địa phương – những người đã cùng TH kiến tạo nên một phần mới mẻ, hiện đại hơn trong bức tranh chung của nền nông nghiệp Nga.
Bà Phan Thị Hồng Dung - Phó tổng GSM khẳng định, ESG hay bảo vệ môi trường không phải là những con số xa vời mà bắt nguồn từ chính con người trong mỗi tổ chức.
Trong bối cảnh Phả Lại 1 có nguy cơ ngừng hoạt động trước năm 2030 nếu tiếp tục sử dụng than để phát điện, Nhiệt điện Phả Lại đã thông qua kế hoạch đầu tư nhà máy LNG trị giá 35.000 tỷ đồng
"Địa cầu quê tôi" đã vang lên trong bối cảnh thế giới đang chứng kiến những xung đột không ngừng, với thông điệp mạnh mẽ: “Địa cầu là quê hương của tất cả chúng ta”.
Đảo châu Âu, Eco Central Park sở hữu cảnh quan đặc biệt với 10/33ha là mặt nước mềm mại chảy quanh, 90% biệt thự có tầm “view” mặt nước, 100% biệt thự khép kín được bảo vệ nghiệm ngặt bởi nhiều vòng an ninh...
Quá trình tổ chức lại địa giới hành chính, vận hành mô hình chính quyền địa phương hai cấp và cải cách thể chế đang tạo ra không gian phát triển chưa từng có cho đất nước. Tuy nhiên, cũng đặt ra không ít thách thức cho các doanh nghiệp bất động sản.
Chỉ sau ba năm kiến tạo, Ocean City đã lột xác thành đại đô thị ở, nghỉ dưỡng, điểm đến 5 sao quốc tế, thu hút gần 90.000 cư dân từ khắp trong và ngoài nước đến an cư, lập nghiệp, tạo nên một hình mẫu đô thị sống, nghỉ dưỡng và đầu tư hiếm có tại Việt Nam.
Thay vì tập trung tuyển dụng công nhân để đáp ứng nhu cầu mở rộng, VNPT Technology đầu tư vào tự động hóa, công nghệ số, đẩy mạnh nghiên cứu và phát triển.
Từ bảng đa dạng sinh học giữa công viên đến “túi mù hạt giống” gửi tận tay nhân viên và cư dân, Gamuda Land đang kiên trì tạo nên một cách sống mới - nơi mỗi hành động nhỏ đều góp phần làm nên đô thị bền vững.