Tiêu điểm
'Không thể vượt khỏi bẫy thu nhập trung bình với chất lượng thể chế trung bình'
Theo Chủ tịch VCCI Vũ Tiến Lộc, chỉ các nước có năng lực cạnh tranh vượt trội mới vượt qua bẫy thu nhập trung bình. Trong khi đó, năng lực cạnh tranh của nền kinh tế phụ thuộc rất lớn vào năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp bởi nó là tấm gương phản chiếu của thể chế.

Nền kinh tế vĩ mô của Việt Nam đang được đánh giá tăng trưởng ổn định và bền vững với việc hoàn thành 12/12 chỉ tiêu Quốc hội giao. Trong đó, dự kiến có 8 chỉ tiêu vượt và 4 chỉ tiêu đạt kế hoạch, góp phần thực hiện thắng lợi các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội 5 năm đã đề ra.
Ông Vũ Tiến Lộc, Chủ tịch Phòng Thương mại và công nghiệp Việt Nam (VCCI) đánh giá, nhìn tổng thể, sức khoẻ của nền kinh tế Việt Nam đã tốt hơn. Tuy nhiên, ông cũng nhìn nhận, năng lực cạnh tranh của nền kinh tế Việt Nam dù tiến bộ với chính mình nhưng đang tụt hẳn trong cuộc đua toàn cầu.
“Cụ thể, Ngân hàng thế giới đánh giá năng lực cạnh tranh thể chế của Việt Nam tụt 1 hạng còn Diễn dàn Kinh tế Thế giới hạ 4 bậc trong xếp hạng năng lực cạnh tranh của Việt Nam. Đặc biệt, khoảng cách về năng lực công tranh của Việt Nam so với các nền kinh tế hàng đầu trong ASEAN ngày càng lớn”, ông Lộc nhấn mạnh.
Do đó, Chủ tịch VCCI cho rằng cần có những giải pháp thực hiện nghiêm túc nếu Việt Nam muốn trở thành một trong bốn nền kinh tế hàng đầu ASEAN bởi lẽ hiện nay, khoảng cách của Việt Nam với nền kinh tế đứng thứ 4 trong Asean là 27 bậc.
"Không thể vượt khỏi bẫy thu nhập trung bình với chất lượng thể chế trung bình. Chúng ta phải nỗ lực từ những người bình thường trong cuộc đua trở thành người xuất sắc", ông Lộc khẳng định.
Năng lực cạnh tranh của nền kinh tế phụ thuộc rất lớn vào năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp bởi nó là tấm gương phản chiếu của thể chế. Trong đó, chỉ số thể hiện năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp một cách rõ nét nhất chính là chỉ số tài chính.
Ông Lộc cũng cho biết, gần 60% doanh nghiệp Việt vẫn còn trong tình trạng kinh doanh không có lãi, không phát sinh thu nhập doanh nghiệp, trong khi thông thường phải là ngược lại. Điều đó cho thấy bức tranh về tài chính của doanh nghiệp Việt chưa được cải thiện nhiều bởi lợi nhuận thấp thì không thể nói doanh nghiệp có sức cạnh tranh cao.
Mặc dù vượt kế hoạch vốn hoá thị trường chứng khoán đạt 70% GDP vào năm 2020 trước 3 năm với nhiều doanh nghiệp vốn hoá trên 1 tỷ USD, thậm chí có một nhóm doanh nghiệp hàng đầu đã vượt và chạm ngưỡng 10 tỷ USD như PV GAS, Vinamilk, Vietcombank, Vingroup... nhưng vốn hóa có khả năng chuyển nhượng chỉ chiếm 1/3 do do tỷ lệ vốn Nhà nước trong các doanh nghiệp niêm yết lớn còn quá cao.
Cũng chính vì những bất cập này, VCCI đã đưa ra bộ chỉ số đánh giá năng lực quản trị tài chính nhằm phản ánh chân thực sức khỏe của doanh nghiệp để từ đó, các nhà hoạch định chính sách sẽ tìm kiếm được những thông số khiến chính sách ngày một tiệm cận hơn nữa với tốc độ phát triển như vũ bão của môi trường kinh doanh.
Chủ tịch VCCI cho biết sẽ định hướng và chỉ đạo các đơn vị tổ chức chương trình mở rộng và đa dạng hóa loại hình khảo sát đánh giá để có cái nhìn sát thực hơn đối với năng lực doanh nghiệp.
Cũng dựa trên bộ chỉ số này, 100 doanh nghiệp có chỉ số quản trị tài chính tốt nhất năm đã được tôn vinh trong Chương trình “Đánh giá năng lực hoạt động doanh nghiệp" do Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), Báo Diễn đàn doanh nghiệp và Viện Nghiên cứu và phát triển doanh nghiệp tổ chức.

Các doanh nghiệp được vinh danh đã được sàng lọc, đánh giá qua 21 tiêu chí tài chính liên quan đến mọi mặt hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp niêm yết trên sàn chứng khoán Việt Nam.
Các doanh nghiệp này thuộc 32 lĩnh vực kinh tế, và được đánh giá thông qua bản cáo bạch hàng năm với phương pháp đánh giá toàn diện, đảm bảo kết quả chính xác, khách quan.
Trong số 100 doanh nghiệp được tôn vinh, đứng đầu là tập đoàn Vingroup, tiếp đến là Công ty CP Sữa Việt Nam, Công ty CP xây dựng Cotecons, Công ty CP Chứng khoán Sài Gòn- Hà Nội, Công ty CP Viettronics Tân Bình, Tổng Công ty khí Việt Nam, Công ty CP Bóng đèn phích nước Rạng Đông, Văn phòng phẩm Hồng Hà...
12 doanh nghiệp 3 năm liên tiếp có mặt trong top đầu có chỉ số tài chính tốt nhất trongCPiai đoạn 2016 – 2018 cũng được vinh danh với những cái tên như Vingroup, Công ty CP Sữa Việt Nam, Công ty cổ phần tập đoàn Hoà Phát...
Ứng viên Phó chủ tịch Tài chính VFF Nguyễn Hoài Nam: Việt Nam và đường đến 'Giấc mơ World Cup'
Chân dung giám đốc tài chính trong kỷ nguyên số
Kỹ thuật số, robot, phân tích tự động hóa sẽ giúp chúng ta thấu hiểu dữ liệu một cách sâu sắc hơn. Al và Blockchain hoàn toàn có thể thay thế vai trò của CFO trong doanh nghiệp.
Làm thế nào để mở rộng không gian tài chính cho phát triển bền vững của Việt Nam?
Việc gia tăng tiềm năng chi tiêu cho phát triển mà không làm tổn hại đến sự bền vững của hệ thống tài chính công cũng như nền kinh tế sẽ giúp Việt Nam đạt được các mục tiêu về phát triển bền vững.
Căng thẳng thương mại có thể đưa đến khủng tài chính toàn cầu
Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) trong báo cáo mới đây nhận định rủi ro tích tụ trong hệ thống tài chính cùng với sự leo thang của căng thẳng thương mại có thể đẩy tới sự đổ vỡ.
Giám đốc tài chính trong kỷ nguyên số
Theo Chủ tịch Hiệp hội Quốc tế các Nhà quản trị tài chính cấp cao (IAFEI) Fausto Cosi, nếu chỉ biết cố chấp với những quy tắc đã lỗi thời hoặc giữ mãi cái nhìn tiêu cực về công nghệ, các giám đốc tài chính và doanh nghiệp sẽ khó có thể theo kịp được xu thế mới đang không ngừng thay đổi.
Thủ tướng: Thiết kế chính sách để phát triển kinh tế tư nhân là không giới hạn
Thủ tướng khẳng định phát triển kinh tế tư nhân là không giới hạn, yêu cầu khẩn trương hoàn thiện cơ chế, chính sách để tạo đà tăng trưởng bền vững.
Đàm phán thương mại với Mỹ về thuế đối ứng, Việt Nam cần lưu ý gì?
Ngoài vấn đề minh bạch nguồn gốc xuất xứ, Việt Nam cần tính đến khả năng những thỏa thuận trong đàm phán thương mại với Mỹ ảnh hưởng tới các cam kết với những nước khác.
Sumitomo đầu tư khu công nghiệp 2.900 tỷ đồng tại Thanh Hóa
UBND tỉnh Thanh Hóa vừa chấp thuận chủ trương đầu tư và chấp thuận nhà đầu tư cho dự án KCN Thăng Long Thanh Hóa.
Điều hành giá điện hợp lý: Bài toán khó bao giờ mới có lời giải?
Cân bằng giữa tính giá điện theo cơ chế thị trường và ổn định xã hội vẫn luôn là bài toán khó tồn tại nhiều năm qua, nhưng bắt buộc phải giải trong thời gian tới.
Doanh nghiệp điện tái tạo: 'Người vui, kẻ buồn' với khung giá điện 2025
Không ít doanh nghiệp đang trao gửi niềm tin vào việc tháo gỡ các dự án điện tái tạo gặp vướng mắc cũng như dư địa mở ra từ Quy hoạch điện VIII và khung giá điện 2025.
Hoàng Huy gọi vốn 2.000 tỷ cho loạt dự án bất động sản Hải Phòng
Công ty CP Đầu tư dịch vụ tài chính Hoàng Huy lên kế hoạch phát hành thêm hơn 200 triệu cổ phiếu trong năm 2025 để huy động vốn phát triển hai dự án bất động sản lớn tại Hải Phòng.
Thủ tướng: Thiết kế chính sách để phát triển kinh tế tư nhân là không giới hạn
Thủ tướng khẳng định phát triển kinh tế tư nhân là không giới hạn, yêu cầu khẩn trương hoàn thiện cơ chế, chính sách để tạo đà tăng trưởng bền vững.
Vì sao Đất Xanh Group cấp thiết tăng vốn lên 10.000 tỷ đồng?
Nhà sáng lập Đất Xanh Group, Lương Trí Thìn khẳng định tập đoàn sẽ tăng vốn điều lệ lên trên 10.000 tỷ đồng để trở thành công ty cấp trung và cỡ lớn.
BIM Land khởi động tổ hợp căn hộ phong cách khách sạn SkyM
BIM Land – thành viên BIM Group, khởi động tổ hợp căn hộ cao cấp phong cách khách sạn SkyM tại khu đô thị vịnh biển Halong Marina (Quảng Ninh). Dự án được kỳ vọng sẽ thiết lập chuẩn mực mới cho mô hình nghỉ dưỡng – lưu trú – đầu tư ngay tại trung tâm du lịch năng động bậc nhất miền Bắc.
Mùa đại hội chỉ tiến không lùi
Mùa đại hội năm nay chứng kiến các doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam thể hiện tinh thần "chỉ tiến không lùi", như lời khẳng định về nội lực quốc gia trước những bất ổn toàn cầu.
V-Green cùng 4 đối tác đầu tư 300 triệu USD làm 63.000 cổng sạc VinFast tại Indonesia
V-Green và các đối tác gồm Chargecore, Chargepoint, Amarta Group và CVS, cam kết đầu tư 300 triệu USD để phát triển hạ tầng trạm sạc tại Indonesia.
Hóa dầu Long Sơn tiếp tục thổi bay nghìn tỷ lợi nhuận của SCG
Được kỳ vọng là dự án chiến lược tại Việt Nam nhưng đến hiện tại, Tổ hợp hóa dầu Long Sơn đang gây áp lực tài chính lớn cho Tập đoàn SCG.