Khởi nghiệp

Startup học cách đứng trên vai người khổng lồ

Việt Hưng Thứ năm, 31/10/2019 - 09:40

Từ góc độ startup, với nguồn lực hạn chế và nhiều thách thức trong giai đoạn đầu tăng trưởng, chiến lược bắt tay với các doanh nghiệp lớn hơn giúp startup tận dụng nguồn lực sẵn có của những "gã khổng lồ".

Theo báo cáo "Bức tranh khởi nghiệp sáng tạo ở Việt Nam 2019" được thống kê và công bố bởi Cơ quan Thương mại và Đầu tư của chính phủ Australia (Austrade), Việt Nam có số lượng công ty khởi nghiệp nhiều thứ 3 ở Đông Nam Á. Trong giai đoạn 2012-2017, số lượng startup tại Việt Nam tăng nhanh từ 400 lên hơn 3.000.

Thế nhưng, phần đông các startup lại chưa được trang bị các kỹ năng cần thiết để phát triển mô hình kinh doanh bền vững, hoặc phù hợp với các dự án. Khó khăn, thách thức, rủi ro là những yếu tố mà một startup không thể tránh khỏi. Số lượng doanh nghiệp startup tại Việt Nam duy trì hoạt động được đến năm thứ 3 là rất ít, thậm chí là khan hiếm. Và con số còn lại thường không duy trì nổi quá 2 năm.

Từ góc độ startup, với nguồn lực hạn chế và nhiều thách thức trong giai đoạn đầu tăng trưởng, chiến lược bắt tay với các doanh nghiệp lớn hơn giúp startup tận dụng nguồn lực sẵn có của những "gã khổng lồ".

Thực tế, chiến lược "đứng trên vai người khổng lồ" đã được các startup trên thế giới áp dụng từ lâu. Thậm chí, tại Trung Quốc, giới khởi nghiệp đã đúc rút ra được công thức nhằm giúp các startup nhanh chóng trở thành "kỳ lân" công nghệ.

Bytedance, công ty đứng sau ứng dụng Douyin tại Trung Quốc, hay còn được biết đến với cái tên Tik Tok trên thị trường quốc tế, là unicorn lớn thứ hai của nước này, khi được định giá 500 tỷ NDT. Didi Chuxing, dịch vụ taxi công nghệ lớn nhất Trung Quốc, đứng thứ ba với giá trị khoảng 300 tỷ NDT.

Trong đó, điểm chung của các kỳ lân Trung Quốc như Ant Financial Services, hay Didi Chuxing đó là đều nhận được sự hậu thuẫn lớn từ các đại gia hàng đầu như Alibaba, Tencent hay Baidu. Ant Financial Services là một thành viên trực thuộc tập đoàn Alibaba. Didi Chuxing thì được hậu thuẫn bởi cả Alibaba và Tencent. 

Ở Việt Nam, những cái bắt tay như vậy không nhiều. Bởi không dễ để các startup Việt Nam lọt vào mắt xanh của các ông lớn như câu chuyện tại Trung Quốc.

Cú hích từ nền kinh tế số

Mặc dù còn nhiều hạn chế về tầm nhìn khởi nghiệp, vấn đề xây dựng, vận hành sản phẩm chưa thực sự tốt, nhưng startup Việt Nam vẫn hưởng lợi từ sự phát triển của nền kinh tế số. Cụ thể, Việt Nam đang là nền kinh tế số lớn thứ 3 ở Đông Nam Á, chỉ xếp sau Indonesia và Thái Lan.

Ước tính, quy mô thị trường Việt Nam hiện đạt 12 tỷ USD bao gồm 5 lĩnh vực chính là du lịch trực tuyến, truyền thông - quảng cáo, gọi xe, thương mại điện tử, và các dịch vụ tài chính số. Dự kiến, tới năm 2025, nền kinh tế Internet của Việt Nam sẽ chạm ngưỡng 43 tỷ USD, tăng trưởng 29%/năm, vươn lên vị trí thứ 2 tại khu vực Đông Nam Á.

Tại Việt Nam, lĩnh vực thương mại điện tử và gọi xe đang rất hấp dẫn. Theo Google và Temasek, tốc độ tăng trưởng của thương mại điện tử Việt Nam nhanh thứ 2 tại Đông Nam Á. Trong khi quy mô của thị trường gọi xe Việt Nam đã lên tới 1 tỷ USD, tốc độ tăng trưởng trung bình 57% - cao nhất ở Đông Nam Á.

Năm 2019, Việt Nam chứng kiến nhiều hơn những cái bắt tay giữa "tí hon" và "người khổng lồ". Swift247 - một startup non trẻ trong lĩnh vực logistics đã kết hợp cùng Vietjet và Grab nhằm cung cấp dịch vụ giao nhận hàng hóa siêu hỏa tốc tại Việt Nam. Trong tương lai, các bên sẽ hướng đến khả năng tích hợp dịch vụ Swift247 vào nền tảng Grab.

Gần đây, Tiki công bố mua lại 100% vốn Ticketbox - nền tảng phân phối vé và quản lý sự kiện trực tuyến hàng đầu tại Việt Nam. Đáng chú ý, hậu sáp nhập TicketBox vẫn hoạt động độc lập, Tiki hỗ trợ về con người và nguồn vốn. Hai bên kỳ vọng có được 10% thị trường quy mô 200 triệu USD.

FastGo cũng vừa có hợp tác quan trọng với Tập đoàn Vingroup, nhằm đưa các xe VinFast Fadil và VinFast Lux vào dịch vụ gọi xe của FastGo. Đây là một mô hình hợp tác kinh doanh đầu tiên trên thế giới, giữa một đơn vị sản xuất xe ô tô trực tiếp với một startup về công nghệ. Cú bắt tay giữa Vingroup và FastGo được kì vọng tạo ra sự khác biệt trên thị trường gọi xe.

Startup Việt khai phá thị trường mua hàng xuyên biên giới

Startup Việt khai phá thị trường mua hàng xuyên biên giới

Khởi nghiệp -  5 năm
Thương mại điện tử xuyên biên giới tại Việt Nam còn rất nhiều tiềm năng chưa được khai phá, như chưa có định hướng rõ ràng, người tiêu dùng vẫn còn nghi ngại, các mặt hàng về Việt Nam vẫn còn hạn chế chưa được đa dạng...
Startup Việt khai phá thị trường mua hàng xuyên biên giới

Startup Việt khai phá thị trường mua hàng xuyên biên giới

Khởi nghiệp -  5 năm
Thương mại điện tử xuyên biên giới tại Việt Nam còn rất nhiều tiềm năng chưa được khai phá, như chưa có định hướng rõ ràng, người tiêu dùng vẫn còn nghi ngại, các mặt hàng về Việt Nam vẫn còn hạn chế chưa được đa dạng...
Startup giáo dục MindX nhận vốn 500.000 USD

Startup giáo dục MindX nhận vốn 500.000 USD

Khởi nghiệp -  5 năm

Được thành lập từ năm 2015 đến nay, MindX đã có 5 trung tâm tại Hà Nội và TP HCM, đào tạo hơn 8.500 học sinh, sinh viên và người đã đi làm.

Startup VietFuture vươn lên trong lĩnh vực giáo dục ngoài trường học

Startup VietFuture vươn lên trong lĩnh vực giáo dục ngoài trường học

Khởi nghiệp -  5 năm

Được ấp ủ từ năm 2014, chính thức phát triển từ năm 2015, startup giáo dục VietFuture ra đời với sứ mệnh bổ sung kiến thức, kĩ năng sống cho con trẻ - đặc biệt là trẻ em tại các thành phố lớn, dựa trên nền tảng đạo đức, thái độ và trách nhiệm.

Startup bất động sản Rever nhận vốn 2,3 triệu USD từ quỹ ngoại

Startup bất động sản Rever nhận vốn 2,3 triệu USD từ quỹ ngoại

Khởi nghiệp -  5 năm

Trước đó, Rever đã gọi vốn thành công từ ông Lê Hồng Minh - nhà sáng lập VNG, ông Phan Minh Tân - nhà sáng lập Tập đoàn 24H và 4 triệu USD từ Quỹ VinaCapital.

Số lượng startup của Việt Nam nhiều thứ 3 ở Đông Nam Á

Số lượng startup của Việt Nam nhiều thứ 3 ở Đông Nam Á

Khởi nghiệp -  5 năm

Tuy nhiên, phần đông các doanh nghiệp, startup lại chưa được trang bị các kỹ năng cần thiết để phát triển mô hình kinh doanh bền vững, hoặc phù hợp với các dự án.

Startup đồ chơi giáo dục Việt kiếm triệu USD trên đất Mỹ

Startup đồ chơi giáo dục Việt kiếm triệu USD trên đất Mỹ

Khởi nghiệp -  8 tháng

Bắt đầu kinh doanh từ năm 2020 thông qua website công ty và các nền tảng thương mại điện tử như Amazon, Etsy với thị trường chính là Mỹ, Úc và Canada, đến năm 2023, doanh thu Kalotoys là 95 tỷ đồng.

Tiến sĩ hóa học muốn tạo cuộc cách mạng về chất tẩy rửa

Tiến sĩ hóa học muốn tạo cuộc cách mạng về chất tẩy rửa

Khởi nghiệp -  8 tháng

Tiến sĩ hóa học Vũ Thị Tần hiện là giảng viên đại học Bách Khoa Hà Nội, đã sở hữu cho mình 17 sáng chế về vật liệu và xử lý bề mặt.

Startup bán mì ramen cấp đông gọi vốn 2,5 tỷ đồng

Startup bán mì ramen cấp đông gọi vốn 2,5 tỷ đồng

Khởi nghiệp -  8 tháng

Seichou Machi Ramen kêu gọi đầu tư 2,5 tỷ đồng cho 12,5% cổ phần, với hai mô hình kinh doanh là chuỗi bán lẻ và sản xuất sản phẩm đông lạnh.

Thị trường mua trước trả sau đón tay chơi lớn

Thị trường mua trước trả sau đón tay chơi lớn

Khởi nghiệp -  9 tháng

Thị trường mua trước trả sau đang trở nên "nóng" hơn cả, khi gần đây liên tục đón nhận sự tham gia của các tay chơi lớn.

Thị trường Fintech đã hết nóng?

Thị trường Fintech đã hết nóng?

Khởi nghiệp -  9 tháng

Thay vì dồn dập các thương vụ đầu tư góp vốn như vài năm trước, thị trường fintech Việt Nam giờ đây đang trở nên phân hóa, tập trung vào hai mảng sản phẩm đầu tư và mua trước trả sau.

22 quy luật bất biến trong xây dựng thương hiệu

22 quy luật bất biến trong xây dựng thương hiệu

Tủ sách quản trị -  1 giờ

Khám phá cách xây dựng thương hiệu bền vững trong kỷ nguyên số từ bài học 'co lại trước khi mở rộng' và 'toàn cầu hóa tên thương hiệu'.

Khi trung tâm dữ liệu thông minh dẫn lối AI tự động

Khi trung tâm dữ liệu thông minh dẫn lối AI tự động

Diễn đàn quản trị -  1 giờ

Trung tâm dữ liệu (Data Center) thông minh với khả năng tối ưu hóa nguồn lực, đang trở thành nền tảng then chốt thúc đẩy sự phát triển và ứng dụng của trí tuệ nhân tạo (AI) tự động.

Chuỗi khí điện lô B - Ô Môn và Cá Voi Xanh nguy cơ phải 'đứng ngoài' thị trường điện cạnh tranh?

Chuỗi khí điện lô B - Ô Môn và Cá Voi Xanh nguy cơ phải 'đứng ngoài' thị trường điện cạnh tranh?

Tiêu điểm -  3 giờ

Chuỗi dự án lô B – Ô Môn và Cá Voi Xanh nếu tham gia trực tiếp thị trường điện, sẽ khiến cả ngân sách nhà nước và Petrovietnam hụt thu nhiều tỷ USD.

Ngành nông nghiệp và môi trường lên kế hoạch hút vốn FDI

Ngành nông nghiệp và môi trường lên kế hoạch hút vốn FDI

Tiêu điểm -  4 giờ

Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) là chiến lược quan trọng để ngành nông nghiệp và môi trường thực hiện hóa dư địa tăng trưởng, kiến tạo giá trị bền vững.

Lựa chọn cân bằng giữa tăng trưởng kinh tế và phát triển bền vững

Lựa chọn cân bằng giữa tăng trưởng kinh tế và phát triển bền vững

Phát triển bền vững -  4 giờ

Cần một mẫu số chung và những giải pháp cụ thể đưa phát triển bền vững trở thành động lực tăng trưởng, qua đó thực hiện mục tiêu kép của đất nước.

Ngành gỗ Việt giải bài toán tìm cửa ngoài Mỹ để tránh rủi ro thuế quan

Ngành gỗ Việt giải bài toán tìm cửa ngoài Mỹ để tránh rủi ro thuế quan

Tiêu điểm -  4 giờ

Trong bối cảnh rủi ro thuế quan tăng cao, đa dạng hóa thị trường xuất khẩu được xem là một trong những cửa sáng với doanh nghiệp gỗ. Nhưng liệu có đáng để đánh đổi?

Vinamilk bình thản trước nguy cơ thuế nhập khẩu sữa giảm

Vinamilk bình thản trước nguy cơ thuế nhập khẩu sữa giảm

Doanh nghiệp -  4 giờ

Tổng giám đốc Mai Kiều Liên cho biết, trong trường hợp thuế sữa nhập khẩu từ Mỹ giảm về 0% cũng không ảnh hưởng lớn đến thị phần của Vinamilk.

Đọc nhiều